Quy trình cấp phát thuốc cho các bệnh nhân nội trú, ngoại trú của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận phù hợp với quy chế sử dụng thuốc, thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ Y tế về việc quy định tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện, Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, các thông tư hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc và các quy chế chuyên môn.
Hoạt động cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng và bệnh nhân ngoại trú được khoa dược thực hiện nghiêm túc và luôn đảm bảo phát đúng, đủ thuốc.
Theo hướng dẫn chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 06/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện đã chỉ thị "Tổ chức cấp phát thuốc tới các khoa lâm sàng" [2], bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận đã và đang thực hiện việc đưa thuốc tới 100% các khoa lâm sàng thông qua dược tiếp liệu lâm sàng. Bệnh viện luôn thực hiện phương châm lấy bệnh nhân làm trung tâm mọi hoạt động của bệnh viện đều xoay quanh mục đích không ngừng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân toàn diện. Bệnh viện đa
56
khoa huyện Vĩnh Thuận đã xây dựng cho mình một quy trình cấp phát thuốc phù hợp với tình hình nhân lực và cơ sở vật chất hiện có tại bệnh viện. Như dược tiếp liệu lâm sàng cùng điều dưỡng chia lẻ thuốc cho từng bệnh nhân.
Khảo sát sơ bộ 50 bệnh nhân lĩnh thuốc ngoại trú tại kho cho thấy: Thời gian cấp phát thuốc trung bình là 348,06 giây bao gồm cả thời gian giải đáp các thắc mắc về đơn thuốc, cách sử dụng cũng như liều lượng từng loại thuốc. Điều này cũng cho thấy đây cũng là thời gian hợp lý để đảm bảo cho nhân viên khoa dược cấp thuốc có đủ thời gian để trả lời các câu hỏi của người nhà cũng như của bệnh nhân về đơn thuốc, liều dùng, cách dùng của từng loại thuốc trong đơn.
Tỷ lệ thuốc bệnh nhân nhận được thực tế so với đơn thuốc là 100% do kho khoa dược làm tốt khâu dự trữ thuốc, lượng tồn kho được quản lý và bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Hiểu biết về liều đúng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận là 86% số bệnh nhân nhắc lại đúng liều dùng của tất cả các thuốc trong đơn. Điều này chứng tỏ trình độ nhận thức của người dân ngày càng cao.
Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 100% do số thuốc được cấp phát đều được dán nhãn đầy đủ trên từng vĩ thuốc, đối với trường hợp thuốc ra lẻ cũng được ghi đầy đủ: Tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng, cách dùng trước khi đưa bệnh nhân.
Qua khảo sát 50 đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú cho thấy số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 4,18 thuốc 1 đơn, đây là số thuốc hợp lý nằm trong giới hạn khuyến cáo số thuốc trung bình hợp lý trong một đơn (dưới 05 thuốc trong một đơn). Số thuốc trung bình kê đơn tại BVTW Quân Đội 108 năm 2007 là 4,5 thuốc/đơn [19], trong khi đó số thuốc trung bình trong một đơn trong khoảng 4,2 - 4,4 ở BV Bạch Mai, BV Trung ương
57
quân Đội 108, BV Tim Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc [30], [26], [23], [31] những đơn thuốc kê 3 hay 4 thuốc chiếm tỷ lệ cao, nhóm này chủ yếu là các bệnh nhận bệnh về đường hô hấp và bệnh tiêu hoá. Chỉ số này phản ánh mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận. Điều này giúp cho HĐT và Điều trị bệnh viện đánh giá sơ bộ được tình hình kê đơn thuốc, sự an toàn trong kê đơn thuốc vì càng có nhiều thuốc trong một đơn thì nguy cơ xảy ra tương tác của thuốc càng cao.
Mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân với hoạt động cấp phát tại bệnh viện là: 18% bệnh nhân rất hài lòng và 82% bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận. Điều này cho thấy khoa dược bệnh viện đã xây dựng quy trình cấp phát khoa học, hợp lý.
58
KẾT LUẬN
Cơ cấu thuốc sử dụng tại BVĐK Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2014.
Tỷ lệ giá trị tiền thuốc cấp cho ngoại trú chiếm 57,47%, tỷ lệ giá trị tiền thuốc cấp cho bệnh nhân điều trị nội trú chiếm 32,53%, thấp nhất là tỷ lệ giá trị tiền thuốc cấp cho tuyến xã và phòng khám khu vực Bình Minh chiếm 10%. Tỷ lệ tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc thanh toán cao nhất là nguồn BHYT chiếm 89,83%. Thấp nhất là nguồn thuốc sử dụng miễn phí chiếm 1,72%. Số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước được sử dụng là 305 mặt hàng (tương đương 74,94%) nhưng giá trị chiếm tới 81,14%. Số mặt hàng thuốc nhập khẩu là 102 mặt hàng (tương đương 25,06%) chiếm 18,86% về giá trị sử dụng. Tỷ lệ nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là nhóm kháng sinh chiếm 1,5% (mặt hàng) và 31,15% về giá trị, chiếm thứ hai là nhóm thuốc điều trị tiêu hoá chiếm 12.04% (mặt hàng) và 9.18 về giá trị, có tỷ lệ sử dụng ít nhất là nhóm thuốc cầm máu, thúc đẻ chiếm 1,47% mặt hàng và 0,60% về giá trị. Tỷ lệ sử dụng các thuốc nhập khẩu thì tỷ lệ thuốc sử dụng ở nước Ấn Độ chiếm tỷ lệ nhiều nhất 24,5% (mặt hàng) và 33,54% về giá trị, có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là nước Mỹ chiếm tỷ lệ 5,9% mặt hàng và 3,15% về giá trị.
Trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Thuận, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ thấp (tương đương 12,78% về khoản mục thuốc) thuốc đơn thành phần vẫn chiếm tỷ lệ cao (tương đương 87,22% về khoản mục thuốc). Thuốc mang tên gốc chiếm đa số trong danh mục thuốc của BVĐK huyện Vĩnh Thuận. Tỷ lệ thuốc có hoạt chất nằm trong DMTCY được quỹ BHYT thanh toán chiếm 100% kể cả về số lượng và giá trị sử dụng. Cơ cấu sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện thì khoa khám bệnh
59
sử dụng nhiều nhất chiếm 63,86% tổng kinh phí sử dụng, thấp nhất là khoa truyền nhiễm chiếm 1,77%.
Hoạt động kê đơn ngoại trú và cấp phát tại BVĐK Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang Năm 2014.
Hoạt động kê đơn:
Khoa khám bệnh thực hiện tốt quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú. Các chỉ số về kê đơn có giá trị cụ thể: Số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4.52 (thấp nhất là 02 thuốc và cao nhất là 07 thuốc) tỷ lệ đơn có kê kháng sinh là 52.6% (có 01 KS: 48.70%, có 02 KS: 3.91%), tỷ lệ đơn có vitamin là 51.82%, tỷ lệ đơn có kê corticoid là 20.05%.
Về cơ bản bệnh viện đã thực hiện tương đối đầy đủ theo quy chế kê đơn ngoại trú về các thủ tục hành chánh.
Hoạt động cấp phát thuốc:
Thời gian cấp phát thuốc trung bình là 348,06 giây bao gồm cả thời gian giải đáp các thắc mắc về đơn thuốc, cách sử dụng cũng như liều lượng từng loại thuốc. Tỷ lệ thuốc bệnh nhân nhận được thực tế so với đơn thuốc là 100%. Có 86% số bệnh nhân nhắc lại đúng liều dùng của tất cả các thuốc trong đơn. Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 100% Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 4,18 thuốc 1 đơn. Những đơn thuốc kê 3 hay 4 thuốc chiếm tỷ lệ cao. Mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân với hoạt động cấp phát tại bệnh viện là: 18% bệnh nhân rất hài lòng và 82% bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận.
60
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Vĩnh Thuận
Cần trang bị phòng làm kháng sinh đồ bệnh viện.
Thành lập tổ kháng sinh thuộc Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ theo dõi các vấn đề liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện và có những biện pháp xử lý kịp thời cũng như tư vấn cho Giám đốc bệnh Viện nếu như phát hiện có trình trạng lạm dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Bệnh viện cần tăng cường việc kiểm soát kê đơn để tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Tăng cường nhân lực dược cho khoa dược, xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển chuyên môn cho các dược sĩ làm công tác dược lâm sàng.
Tăng cường kiểm soát hoạt động cấp phát, kiểm tra công tác kê đơn thuốc tại Bệnh viện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2001), Quản lý Bệnh Viện, NXB Y học, trang 171 - 177, 295 - 300.
2. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, công văn của Vụ điều trị số 3483/YT - ĐTr ngày 16/04/2004.
3. Bộ Y tế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị.
4. Bộ Y tế (2005), Luật Dược, ban hành ngày 14/06/2005.
5. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược (2008), Dược xã hội học, trường Đại học Dược Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2008), Ban hành quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, ban hành kèm theo quyết định số: 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008.
7. Cao Minh Quang (2009), Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, một số định hướng phát triển ngành dược Việt Nam năm 2009 và những năm tiếp theo.
8. Bộ Y tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện. Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.
9. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.
10. Bộ Y tế (2011), Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011.
11. Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh (2011), thực trạng kháng thuốc và khung kế hoạch hành động Quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2012 - 2020, Hội nghị tư vấn xây dựng kế hoạch hành động chống kháng thuốc, Hà Nội ngày 26/11/2011.
12. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng và thông tin thuốc. Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 21/12/2012.
13. Bộ Y tế (2012), Phân tích tình hình sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú tại một số bệnh viện.
14. Bộ Y tế (2013), Ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI.
15. Bộ Y tế (2013), Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013.
16. Bộ Y tế (2013), Báo cáo Jahr 2013.
17. Cục quản lý dược (2012), Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012, Bộ Y tế.
18. Sở y tế An Giang ( 2011), Báo cáo kết quả sử dụng thuốc và cận lâm sàng tại các Bệnh viện tỉnh An Giang Năm 2011.
19. Nguyễn Trung Hà (2007), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại BV Trung Ương Quân đội 108 năm 2007, Luận văn tiến sĩ dược
20. Huỳnh Hiền Trung, Đoàn Minh Phúc, Nguyễn Thị Thuý Hà, Nguyễn Thanh Bình, Từ Minh Kóong (2009), Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Nhân dân 115, tạp chí dược học, số 393 tháng 01 /2009.
21. Nguyễn Trung Hà, Lê Viết Hùng, Nguyễn Sơn Nam, Đỗ Xuân Thắng (2009), Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2007 - 2008, tạp chí dược học, số 397 tháng 05 /2009.
22. Nguyễn Trần thị Giáng Hương (2010), nghiên cứu tính bất hợp lý trong chỉ định thuốc và đề xuất giải pháp nâng cao tính hợp lý trong sử dụng thuốc tại một số Bệnh viện Miền Bắc, Việt Nam.
23. Nguyễn Thị Song Hà, Nguyễn Thị phương Lan (2011), Nghiên cứu một số hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tim Hà Nội, giai đoạn 2008- 2010, Tạp chí dược học, số 426 tháng 10/2011.
24. Nguyễn Trung Hà, Nguyễn Sơn Nam (2011), Phân tích sử dụng kinh phí một số nhóm thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, trong hai năm 2008 - 2009, tạp chí Dược học, số 426 tháng 10/2011
25. Nguyễn Văn Dũng (2011), phân tích hoạt độngQuản lý sử dụng thuốc tại BVĐk Tỉnh Bắc giang năm 2011.
26. Nguyễn Thanh Mai (2011), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2010, Luận văn thạc sĩ dược học, trường Đại Học Dược Hà Nội
27. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2011), Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang năm 2009, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ.
28. Ngô Thuỳ Linh (2012), Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Đức giang năm 2012.
29. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115, Luận án tiến sĩ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
30. Trần Nhân Thắng (2012), khảo sát tình hình kê đơn sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011, Tạp chí y học thực hành, số 830 tháng 07/2012.
31. Trần Thị Hằng (2012), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và thông tin thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, luận văn thạc sĩ Dược học, trường Đại Học Dược Hà Nội.
32. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm (2012), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh Viện Trung Ương Huế năm 2012, Luận văn thạc sĩ Dược học, trường Đại Học Dược Hà Nội.
33. Trương Hữu Thọ, Tài liệu dành cho học viên. Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế.
34. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2013), Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại Bệnh Viện Đa khoa Huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2012.
35. Đào Thanh Phú (2014), Phân tích thực trạng kê đơn và tồn trữ cấp phát thuốc tại bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.
36. Bệnh Viện Đa khoa Huyện Vĩnh Thuận (2014). Báo cáo hoạt động Bệnh Viện năm 2014.