Hoạt động cấp phát thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang năm 2014 (Trang 50)

3.2.2.1. Quy trình cấp phát thuốc bệnh nhân điều trị nội trú:

Hình 3.8. Quy trình phát thuốc nội trú tại BVĐK – Vĩnh Thuận

Bệnh nhân được bác sĩ khám bệnh và ghi hồ sơ bệnh án. Điều dưỡng hành chánh tổng hợp y lệnh, nhập tên các loại thuốc mà được bác sĩ đã chỉ định vào phần mềm. Dược tiếp liệu lâm sàng lên phòng hành chánh khoa dược in phiếu lĩnh thuốc sau đó đưa cho trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa dược ký phiếu lĩnh tiếp theo dược tiếp liệu đến kho cấp phát nhận thuốc.

Dược tiếp liệu cùng điều dưỡng chia thuốc

cho bệnh nhân uống thuốc

DTL lên phòng hành chánh khoa dược in phiếu

lĩnh

Trưởng, Phó khoa dược ký duyệt phiếu lĩnh

thuốc

BS Trưởng, Phó khoa điều trị ký duyệt vào

phiếu lĩnh thuốc

Thủ kho phát thuốc cho dược tiếp liệu sau đó dược tiếp liệu đưa thuốc tới khoa lâm sàng (3 kiểm

tra, 3 đối chiếu) BS khám bệnh, kê đơn ghi y lệnh vào bệnh án ĐD hành chánh tổng hợp y lệnh nhập vào máy DTL lĩnh thuốc Bệnh nhân nội trú

42

Dược sĩ thủ kho cấp phát: Khi nhận được phiếu lĩnh thuốc đã có đủ chữ ký của trưởng khoa điều trị, trưởng khoa dược ký vào phiếu lĩnh thuốc, cấp phát thuốc cho dược tiếp liệu lâm sàng theo phiếu lĩnh. Trước khi cấp phát thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu:

* 3 kiểm tra:

+ Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng

+ Nhãn thuốc + Chất lượng thuốc * 3 đối chiếu:

+ Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn

+ Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số lượng thuốc sẽ giao

+ Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao

Dược tiếp liệu bàn giao thuốc cho điều dưỡng hành chánh tại khoa lâm sàng theo phiếu lĩnh thuốc. Điều dưỡng hành chánh kiểm tra tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, chất lượng thuốc bằng cảm quan, hạn sử dụng của thuốc, đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký nhận vào sổ bàn giao thuốc.

Sáng ngày hôm sau: Điều dưỡng hành chánh bàn giao thuốc cho điều dưỡng trực để thực hiện y lệnh.

Tại khoa điều trị có hộp chia thuốc bệnh nhân uống sáng, trưa, chiều, tối cho từng bệnh nhân, hộp có ghi tên, tuổi bệnh nhân.

43

Với thuốc cho bệnh nhân uống cấp cứu:

Thuốc tủ trực

Ngày hôm sau

Hình 3.9. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân cấp cứu

Bệnh nhân cấp cứu sẽ được sử dụng thuốc lấy từ tủ trực tại các khoa lâm sàng. Tất cả các thuốc này sẽ được điều dưỡng hành chánh vào sổ cộng thuốc hàng ngày, sau đó tổng hợp đánh thuốc vào chương trình phần mềm. Tiếp đến dược tiếp liệu lĩnh thuốc từ khoa dược về giao cho điều dưỡng hành chánh bổ sung vào tủ trực để đảm bảo đủ cơ số thuốc.

BS khám bệnh, kê đơn

Điều dưỡng trực thực hiện y lệnh

Điều dưỡng hành chánh đánh thuốc đã sử dụng bệnh nhân ban đêm vào máy sau đó dược tiếp liệu lĩnh thuốc về bổ

44

3.2.2.2. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú

Hình 3.10. Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú tại BVĐK-Vĩnh Thuận

Bệnh nhân bắt số, đưa sổ và thẻ BHYT vào điều dưỡng nhập thông tin tiếp đến chờ gọi tên theo thứ tự vào phòng khám. Sau đó BS khám và kê đơn thuốc dựa vào danh mục thuốc BHYT, điều dưỡng nhập thuốc vào máy, in đơn thuốc đưa cho bệnh nhân phiếu điều trị bệnh nhân ngoại trú mẫu 02/BV đến bộ phận tài vụ kế toán để đóng dấu và đóng tiền (nếu có) được đóng dấu “Đã thu tiền” tiếp đến bệnh nhân lấy lại thẻ BHYT. Cuối cùng bệnh nhân đem phiếu lĩnh thuốc đến phòng cấp phát thuốc để nhận thuốc trước khi phát thuốc cho bệnh nhân người phát thuốc kiểm tra theo

BN đến kho cấp phát BHYT: Ký nhận, lĩnh thuốc Hướng dẫn sử dụng thuốc BN đến phòng thu viện phí: Đóng tiền, đóng dấu Lấy lại thẻ BHYT

BS khám và kê đơn vào sổ khám bệnh Bệnh nhân ngoại trú Bàn hướng dẫn bắt số ĐD nhập máy: Thông tin BN Phân loại bệnh ĐD nhập máy: Nhập chẩn đoán bệnh Nhập thuốc In phiếu lĩnh thuốc Giao cho BN

45

đúng quy định sau đó đưa bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc.

Có bàn hướng dẫn cho bệnh nhân nhưng chỉ có một nhân viên phải hướng dẫn cùng lúc cho nhiều bệnh nhân nên không thể kịp và hiệu quả chưa cao.

Bệnh nhân đến lĩnh thuốc rất đông vào khoảng 10 giờ trở đi do khoa xét nghiệm trả kết quả cận lâm sàng.

46

Bệnh nhân chờ lĩnh thuốc không có ý thức xếp hàng theo thứ tự. Đã thực hiện việc nối mạng toàn bệnh viện, giải quyết phần nào sự ùn tắc nơi cấp phát thuốc ngoại trú nhưng bệnh ngày một đông.

Bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã thực hiện tốt quy chế kê đơn ngoại trú.

Một người giao thuốc một ngày vài trăm toa nên không thể hướng dẫn sử dụng thuốc chi tiết cho bệnh nhân được.

Do công nợ các công ty giao thuốc không kịp thời hoặc không giao nên ảnh hưởng đến việc cung ứng đủ thuốc cho bệnh nhân.

Do lượng bệnh đông, điều dưỡng tại phòng khám không thể kiểm tra kỹ các giấy tờ liên quan đến thanh quyết toán BHYT như: Giấy chuyển viện, các kết quả cận lâm sàng (Điện tim, chụp X – Quang, xét nghiệm,…)

Nhân viên khoa dược phải hỗ trợ công việc thêm này để tránh sai sót nên rất vất vả trong việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân.

3.2.2.3. Một số chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện

Chi phí trung bình một đơn thuốc

Bảng 3.17. Chi phí một đơn thuốc

TT Nội dung Giá trị (VNĐ)

1 Tổng chi phí 3.323.023

2 Chi phí trung bình một đơn thuốc 66.460

3 Chí phí 1 đơn thuốc cao nhất (max) 315.588

47

Chỉ số kê đơn ngoại trú tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận

Bảng 3.18. Một số chỉ số kê đơn cấp phát thuốc ngoại trú

STT (1) Chỉ số Giá trị

1 (2) Thời gian cấp phát thuốc trung bình (giây)

Thời gian cấp phát thuốc nhiều nhất (giây) Thời gian cấp phát thuốc ít nhất (giây)

348,06 425 250

2 (3) Số khoản thuốc được phát thực tế 209

3 (4) Tổng số khoản thuốc trong đơn 209

4 (5) Tỷ lệ thuốc được phát thực tế % (5)=(3)*100/(4) 100

Thời gian cấp phát thuốc trung bình là 348,06 giây bao gồm cả thời gian giải đáp các thắc mắc về đơn thuốc, cách sử dụng cũng như liều lượng từng loại thuốc.

Tỷ lệ thuốc bệnh nhân nhận được thực tế so với đơn thuốc là 100% do kho khoa dược làm tốt khâu dự trữ thuốc, lượng tồn kho được quản lý và bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.

Chỉ số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Bảng 3.19. Một số chỉ số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện

TT Chỉ số Giá trị

1 Số thuốc được dán nhãn đầy đủ 209

2 Tỷ lệ thuốc dán nhãn đầy đủ (%) (3)=(2)*100/

Tổng số khoản thuốc trong đơn

100

3 Số bệnh nhân hiểu biết về liều đúng 43

4 Tỷ lệ bệnh nhân được hiểu biết về liều đúng (%) (5)=(4)*100/50 bệnh nhân

86

5 Số người nhà bệnh nhân hài lòng với hoạt

động cấp phát

48

5.1 Tỷ lệ người nhà bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát (%) (7)=(6)*100/50 bệnh nhân

82

5.2 Số người nhà bệnh nhân rất hài lòng với hoạt

động cấp phát

09

5.3 Tỷ lệ người nhà bệnh nhân rất hài lòng với hoạt động cấp phát (%) (9)=(8)*100/50 bệnh nhân

18

6 Số thuốc trung bình trong một đơn (8) = Tổng

số khoản thuốc trong đơn/50 bệnh nhân

4,18

Hiểu biết của bệnh nhân về liều đúng: 86% số bệnh nhân nhắc lại đúng liều dùng của tất cả các thuốc trong đơn.

Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ là 100% do 100% số thuốc được cấp phát đều được dán nhãn đầy đủ trên từng vĩ thuốc, đối với trường hợp thuốc đếm lẻ cũng được ghi đầy đủ: Tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng, cách dùng trước khi đưa bệnh nhân.

49

Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 4,18 thuốc 1 đơn. Những đơn thuốc kê 3 hay 4 thuốc chiếm tỷ lệ cao, nhóm này chủ yếu là các bệnh nhân bệnh về đường hô hấp và bệnh tiêu hoá. Chỉ số này phản ánh mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa huyện vĩnh Thuận.

Mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân với hoạt động cấp phát tại bệnh viện là: 100% người nhà bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát, trong đó 18% bệnh nhân rất hài lòng và 82% bệnh nhân hài lòng với hoạt động cấp phát thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận.

50

Chƣơng 4. BÀN LUẬN

4.1. Cơ cấu sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2014

Tỷ lệ giá trị tiền thuốc cấp cho ngoại trú chiếm tương đối cao tới 57,47% tiền thuốc sử dụng của bệnh viện điều này chứng tỏ bệnh nhân khám bệnh ngoại trú rất cao. Tuy nhiên số tiền thuốc cấp cho các trạm y tế và phòng khám khu vực Bình Minh chiếm tỷ lệ tương đối thấp 10% điều này lý giải một phần là do trang thiết bị ở các trạm và phòng khám khu vực trang bị chưa đầy đủ, do ý thức của người dân nghĩ rằng khám ở trạm không có thuốc tốt, thuốc rẻ tiền.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2014 tỷ lệ tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc thanh toán cao nhất đa phần là nguồn BHYT chiếm 89,83%. Điều này cho thấy người dân huyện Vĩnh Thuận đã hiểu biết về quyền lợi người tham gia BHYT đồng thời nhằm hướng tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

Qua khảo sát về cơ cấu sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận thì cho thấy số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước được sử dụng là 305 mặt hàng (tương đương 74,94%) nhưng giá trị chiếm tới 81,14%. Điều này chứng tỏ bệnh viện đã thực hiện theo thông tư số 31/2011/TT-BYT hướng dẫn các bệnh viện trong việc xây dựng danh mục thuốc là ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh nghiệp dược (công ty Pymepharco, Domesco, Imexpharm...) đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) song song đó là trong việc xây dựng danh mục gửi Sở Y tế đấu thầu tập trung thì cũng hướng dẫn các đơn vị xây dựng danh mục thuốc nên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước. Công văn số: 1422/SYT-NVD về việc cung cấp kế hoạch sử dụng thuốc năm 2014

51

đối với thuốc tân dược, dự trù số lượng kế hoạch theo danh mục thuốc quy định cho bệnh viện. Đảm bảo đủ thuốc phục vụ bệnh nhân, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước trên tinh thần (70% thuốc nội, 30% thuốc ngoại) .

Qua kết quả cho thấy tỷ lệ nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là

nhóm kháng sinh chiếm 1,5% (mặt hàng) và 31,15% về giá trị, nhưng tỷ lệ này không quá cao, xấp xỉ giới hạn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (tỷ lệ kháng sinh từ 20% - 30%), tương đương với kết quả thống kê của Bộ

Y tế với 565 bệnh viện trong cả nước năm 2009 là 32,7% [7] và bệnh viện

đa khoa tỉnh Hà Giang là 36,55% [27] điều này cho thấy việc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh tại bệnh viện cũng hợp lý do mô hình bệnh tật, điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu đặc thù của địa phương.

Theo kết quả trên cho thấy tỷ lệ sử dụng các thuốc nhập khẩu thì tỷ lệ thuốc sử dụng ở nước Ấn Độ chiếm tỷ lệ nhiều nhất 24,5% (mặt hàng) và 33,54% về giá trị, có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là nước Mỹ chiếm tỷ lệ 5,9% mặt hàng và 3,15% về giá trị. Điều này lý giải phần nào Sở Y tế Kiên Giang áp dụng Thông tư liên tịch số: 01/2012/TTLT-BYT-BTC, về việc hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

Trong DMT của BVĐK huyện Vĩnh Thuận, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ thấp (tương đương 12,78% về khoản mục thuốc) và chủ yếu là những thuốc phối hợp của các vitamin và một vài thuốc kháng sinh dạng phối hợp, thuốc điều trị dạ dày dạng phối hợp theo công thức chuẩn và đã được chứng minh là có hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên thuốc đơn thành phần vẫn chiếm tỷ lệ cao (tương đương 87,22% về khoản mục thuốc). Điều này chứng tỏ bác sĩ quan tâm đến việc sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, hiệu quả - kinh tế. Bên cạnh đó để thực hiện việc quản lý, thanh toán các thuốc phối hợp dạng đa thành phần, BHXH Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế sớm chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị các bệnh viện xem xét, lựa chọn, sử dụng đối với thuốc đa thành phần đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

52

Qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, thuốc mang tên gốc chiếm đa số trong danh mục thuốc của BVĐK huyện Vĩnh Thuận. Điều này có thể phần nào được giải thích do BVĐK Vĩnh Thuận áp dụng công nghệ thông tin trong việc kê đơn thuốc đúng theo quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Do vậy tỷ lệ thuốc mang tên gốc sử dụng tương đối cao: Gấp 6,8 lần so với thuốc mang tên thương mại về giá trị sử dụng.

Theo kết quả về tỷ lệ thuốc có hoạt chất nằm trong DMTCY được Quỹ BHYT thanh toán chiếm 100% kể cả về số lượng và giá trị sử dụng. Điều này cho thấy BVĐK huyện Vĩnh Thuận thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. Mặt khác cũng lý giải các bác sĩ đã quan tâm đến tính hiệu quả và kinh tế cho bệnh nhân.

Qua bảng khảo sát trên cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện thì khoa khám bệnh sử dụng nhiều nhất chiếm 63,86% tổng kinh phí sử dụng. Điều này cũng rất hợp lý vì số lượng bệnh nhân đến khám bệnh ngoại trú rất đông.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang năm 2014 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)