Thực trạng kê đơn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang năm 2014 (Trang 61)

Nhìn chung, công tác kê đơn điều trị ngoại trú tại BV đa khoa huyện Vĩnh Thuận đã được thực hiện tốt theo quy chế kê đơn, 100% đơn ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, liều dùng và các thủ tục hành chánh khác. Trong đó, địa chỉ của bệnh nhân được ghi đến phường hoặc xã. Với sự nổ lực áp dụng công nghệ thông tin vào trong y học đã giảm được tình trạng bỏ sót các thông tin bệnh nhân, thông tin về thuốc so với việc kê đơn bằng viết tay trước kia. Chẳng hạn BV Tim Hà Nội năm 2010, trước khi áp dụng kê đơn điện tử, chỉ có 43.5% đơn ghi đầy

53

đủ thông tin bệnh nhân và 35.5% đơn có bác sĩ ký và ghi rõ họ tên [23], tại BV Nhân Dân 115 trước khi kê đơn điện tử, có đến 98% đơn ghi thiếu thông tin bệnh nhân, 100% đơn không ghi tên hoạt chất và 40.4% đơn ghi thiếu thông tin về thuốc (tên thuốc, hàm lượng, đơn vị tính) [29]. Chính tình trạng quá tải bệnh nhân nên các bác sĩ tiết kiệm thời gian và có tâm lý cho rằng những quy định về thủ tục hành chánh không ảnh hưởng gì đến kết quả khám bệnh là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Các thông tin của bệnh nhân mặc dù không có tác động trực tiếp đến việc sử dụng thuốc trong đơn nhưng có vai trò rất quan trọng khi cần cung cấp các thông tin về thuốc cho bệnh nhân và theo dõi hiệu quả điều trị sau kê đơn. Với việc thực hiện kê đơn điện tử đã khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời với việc đơn được in từ máy nên mọi thông tin đều rõ ràng, tránh được tình trạng không đọc được tên thuốc như trước kia, đồng thời giúp bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng bệnh, thu thập thêm thông tin và có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót trong kê đơn của bác sĩ như việc thu thập địa chỉ bệnh nhân chưa đầy đủ, chẩn đoán bệnh còn viết tắt. Do đó, để bệnh nhân có thể tuân thủ đúng điều trị, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý thì bệnh viện cần có biện pháp tăng cường trong việc thực hiện theo quy chế kê đơn, đặc biệt trong việc viết tắt chẩn đoán bệnh, ghi cách dùng và thời điểm dùng thuốc.

Việc thực hiện quy định ghi cách sử dụng thuốc: Qua khảo sát ta thấy tất cả các đơn thuốc đều ghi đầy đủ liều dùng (số thuốc 01 lần, số lần trong một ngày). Tuy nhiên một vài đơn không ghi đường dùng (7/384 đơn thuốc) và không ghi thời điểm dùng thuốc (13/384 đơn thuốc). Nhưng việc ghi thời điểm dùng thuốc còn sơ sài: Chẳng hạn thuốc dùng 02 lần/ngày thì chỉ ghi sáng - chiều, không ghi rõ thời gian cụ thể vào giờ nào, thuốc dùng trước hay sau bữa ăn hoặc có đơn ghi 02 viên chia 02 lần trong ngày.

54

Qua khảo sát 384 đơn thuốc ngoại trú, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 4.52, số thuốc kê ít nhất là 02 thuốc và cao nhất là 07 thuốc. Điều này cũng có thể do việc áp giá trần BHYT trong kê đơn, tổng giá trị tiền thuốc trong một đơn không vượt quá quy định nên đã phần nào hạn chế số lượng thuốc trong một đơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đơn thuốc có sử dụng kháng sinh chiếm tỷ lệ 52,6%, cao hơn so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (20 - 30%) do tình hình thực tế của bệnh viện chưa trang bị được phòng làm kháng sinh đồ. Tuy nhiên, các tỷ lệ này ngang bằng tỷ lệ đơn có KS tại BV Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 (57.8% đơn có kê kháng sinh) [35], tỷ lệ đơn có KS tại BV đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011 (59.5% đơn có kê KS) [31]. Bên cạnh đó, khảo sát đơn thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận cũng như BV Sản - Nhi Vĩnh Phúc và BV Bạch Mai cho thấy việc sử dụng kháng sinh chủ yếu tập trung kháng sinh nhóm Beta - Lactam và hầu hết ở các nhóm bệnh lý về hô hấp, tai mũi họng.

Việc sử dụng KS trong kê đơn ngoại trú phụ thuộc nhiều vào trình độ chẩn đoán hay thói quen kê đơn của các bác sĩ. Chính việc quy định giá trần của một đơn thuốc BHYT đã phần nào hạn chế được việc sử dụng KS không cần thiết bên cạnh chi phí lớn cho các thuốc điều trị các bệnh mãn tính.

Phối hợp kháng sinh trong điều trị cũng là một vấn đề đang được quan tâm trong việc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ phối hợp kháng sinh chiếm tỷ lệ thấp 3,91% trong tổng số đơn có sử dụng kháng sinh, đa phần chỉ sử dụng 01 loại kháng sinh (chiếm 48,70%). So sánh với kết quả nghiên cứu tại BV Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ phối hợp kháng sinh chiếm khoảng 4% trong đó chủ yếu là phối hợp 02 loại KS [32], điều này chứng tỏ kết quả sử dụng kháng sinh tại BV đa khoa Vĩnh Thuận cũng gần bằng BV Trung ương Huế năm 2012.

55

Có 199 đơn có kê vitamin trong tổng số 384 đơn khảo sát, chiếm tỷ lệ 51,82%. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ 38% đơn có kê vitamin tại BV Nhân dân 115 năm 2008, 35% tại BV Tim Hà Nội năm 2010 và 46.3% [23], tại BV đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011 [31]. Do đó, bệnh viện cần tăng cường giám sát và hạn chế việc kê đơn các vitamin không cần thiết để nhằm tránh vượt quỹ BHYT, để sử dụng vitamin an toàn, hợp lý.

Có 77 đơn kê corticoid trong tổng số 384 đơn khảo sát, chiếm tỷ lệ 20,05%. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ 14,7% đơn có kê corticoid tại các tỉnh miền bắc [22].

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang năm 2014 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)