Một số giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn, chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Từ việc đưa ra các thuận lợi, hạn chế và những việc cần phát huy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp giúp NH phát triển hoạt động tín dụng cá nhân như sau:

- NH có thể xem xét phát triển sản phẩm cho vay tín chấp hướng tới đối tượng là cán bộ làm việc tại chính ngân hàng và người thân của họ hoặc nhân viên đang làm việc tại các đơn vị có liên kết với NH với hạn mức phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.

- Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, NH có thể cung cấp thêm dịch vụ tư vấn cho các khách hàng sửa đổi phương án sản xuất kinh doanh hợp lý để tiếp cận vốn vay.

- Cán bộ tín dụng cần giải thích các điều khoản trong hợp đồng cho khách hàng một cách rõ ràng, nhất là về phí phạt trước hạn. Hiện nay, ngân hàng tính phí phạt đối với những khoản vay trả trước hạn theo công thức:

Để tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng có thể xem xét không phạt trả trước hạn.

- Tăng cường hơn nữa các công tác quảng cáo, hoạt động từ thiện, nhân đạo nhằm đưa tên tuổi NH đến gần với người dân hơn.

ST phạt = LS phạt x HĐV LS x trả trước ST x Số ngày trả trước (5.1) 360

60 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Sau sự kiện sáp nhập vào cuối năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ bắt đầu tiến trình ổn định lại hoạt động của mình. Mặc dù còn những khó khăn nhất định nhưng ngân hàng không ngừng cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong đó, góp phần mang lại hiệu quả lớn cho ngân hàng chính là nguồn lợi nhuận mang lợi từ hoạt động tín dụng cá nhân.

Hoạt động tín dụng cá nhân luôn có sự tăng trưởng, đến tháng 6 năm 2014 doanh số cho vay cá nhân đã chiếm hơn 89% tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Hơn 70% các khoản cho vay là cho vay tiêu dùng, vay bổ sung vốn lưu động có kỳ hạn ngắn, phổ biến nhất là từ 3 – 6 tháng. Mặc dù tín dụng tăng trưởng tốt nhưng ngân hàng không phải e ngại về rủi ro tín dụng, nợ xấu của ngân hàng chỉ phát sinh từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh và luôn ở mức thấp, dưới 1%. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chi nhánh cũng còn có một vài hạn chế. Dư nợ cho vay còn khá thấp so với nguồn vốn huy động, NH chưa phát huy được hết khả năng của mình. Thêm vào đó, ngân hàng cũng đang trên đà chuyển đổi cơ cấu cho vay từ trung – dài hạn sang ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp, tốc độ luân chuyển vốn của NH chưa cao.

Do tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt cùng với tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động bất ổn nên để ngày càng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, chi nhánh cần giữ gìn những thành quả đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục phát huy hơn nữa những điểm mạnh đồng thời tìm cách khắc phục những hạn chế. Với phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”, Ngân hàng Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới và trở thành ngân hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ tốt nhất đến các khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn thành phố.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN Việt Nam cần tiếp tục các biện pháp để bình ổn tỷ giá, thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất vay VND và vay ngoại tệ để giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ.

61

- Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), cập nhật thường xuyên, liên tục nhằm cung cấp thông tin được chính xác và nhanh chóng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Việt Nam

- Thường xuyên cập nhật thông tin về các đối thủ cạnh tranh như các gói cho vay, chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng.

- Tiếp thu kịp thời những ý kiến đóng góp của các chi nhánh để có những chính sách phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh tại từng địa phương.

- Hoàn thiện hơn trang web của hệ thống để khách hàng có thể tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ của NH, đồng thời củng cố niềm tin nơi khách hàng.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Huệ (2014). Vì sao ngân hàng muốn bán nợ xấu cho VAMC.

<http://sbvamc.com.vn/tin-tuc/-vi-sao-ngan-hang-muon-ban-no-xau-cho-

vamc-/37330/038.html > [ngày truy cập 19/8/2014]

2. Minh Ngọc (15/02/2014). Bức tranh Ngân hàng Việt Nam năm 2014.

<http://www.vcci.com.vn/dau-tu-tai-chinh/20140214022225727/buc-tranh-

ngan-hang-viet-nam-nam-2014.htm > [ngày truy cập 20/8/2014]

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Hà Nội, tháng 12 năm 2001.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng. Hà Nội, tháng 4 năm 2005.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ – NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng. Hà Nội, tháng 4 năm 2007. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 02/2011/TT – NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam. Hà Nội, tháng 3 năm 2011.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư 14/2012/TT – NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Hà Nội, tháng 5 năm 2012.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013/TT – NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 1 năm 2013.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư 09/2014/TT – NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 02/2013/TT – NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 3 năm 2014.

10. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB

Thống Kê.

11. Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011). Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Viêt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học

Kinh tế TP. HCM.

12. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật.

13. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Tủ

63

14. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Đại học Cần Thơ.

15. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Tủ sách Đại

học Cần Thơ.

16. Thời báo ngân hàng (16/01/2013). Lãnh đạo các ngân hàng nhận định tình hình năm 2013 <http://www.msb.com.vn/g-tin-tuc-su-kien/b-tai-chinh- ngan-hang/lanh-111ao-cac-ngan-hang-nhan-111inh-tinh-hinh-nam-

2013/newsitem_view?b_start:int=20&-C= > [ngày truy cập 01/09/2014]

17. Trần Bá Trí, 2012. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Tủ sách

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn, chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)