Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn, chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Theo Luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

Huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ bao gồm: phát hành GTCG, tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của tổ chức kinh tế. Ở mỗi hình thức huy động sẽ có những kỳ hạn khác nhau tương ứng với các mức lãi suất khác nhau, cụ thể: tiền gửi của cá nhân bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn; tiền gửi của tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Mục đích của sự phân loại này nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn được hình thức gửi tiền thích hợp với mình. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ tăng trưởng khá tốt qua các năm, đạt mốc 1.371.841 triệu đồng vào năm 2013.

Sau đây là bảng tình hình huy động vốn của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013:

32

Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ từ 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Tiền gửi cá nhân 489.940 55,19 925.963 79,03 1.366.325 99,60 436.023 89,00 440.362 32,23

1. TGTT 2.928 0,33 1.504 0,13 3.221 0,23 (1.424) (48,63) 1.717 114,16

2. TK KKH 0 0,00 1 0,00 15 0,00 1 x 14 1400,00

3. TK CKH 487.012 54,86 924.458 78,90 1.363.089 99,36 437.446 89,82 438.631 47,45 II. Tiền gửi TCKT 3.648 0,41 11.349 0,97 5.516 0,40 7.701 211,10 (5.833) (51,40)

1. TGTT 644 0,07 2.007 0,17 588 0,04 1.363 211,65 (1.419) (70,70)

2. TG CKH 3.004 0,34 9.342 0,80 4.928 0,36 6.338 210,99 (4.414) (47,25)

III. GTCG 394.150 44,40 234.328 20,00 0 0,00 (159.822) (40,55) (234.328) (100,00) Vốn huy động 887.738 100,00 1.171.640 100,00 1.371.841 100,00 283.902 31,98 200.201 17,09

33

Thông qua bảng tổng kết tình hình huy động vốn của NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ, có thể thấy rằng vốn huy động của NH tăng liên tục qua các năm, với mức tăng 283.902 triệu đồng, tương ứng 31,98% vào năm 2012 so với năm 2011. Vào năm 2013, khoản mục này đã tăng thêm 200.201 triệu đồng, tương ứng 17,09% so với năm 2012. Sự gia tăng này chủ yếu là kết quả của khoản mục tiền gửi cá nhân, tiền gửi của TCKT chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, gần như không đáng kể.

 Tiền gửi cá nhân

Năm 2012, tiền gửi cá nhân là 925.963 triệu đồng, tăng 89% so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng tiền gửi cá nhân đã đạt đến con số 1.366.325 triệu đồng, với mức tăng tuyệt đối 440.362 triệu đồng so với năm trước. Sự tăng trưởng dương liên tục qua các năm của khoản mục tiền gửi cá nhân xuất phát từ sự tăng trưởng của tiết kiệm có kỳ hạn, bởi khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao, trên 90% trong tổng lượng tiền gửi cá nhân. Nguyên nhân tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng này là do trong giai đoạn 2011 – 2012, nền kinh tế nước ta nói chung vẫn còn chịu sự ảnh hưởng không tốt và liên tục biến động của nền kinh tế thế giới, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng bấp bênh, rất khó sinh lời và ẩn chứa nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại NH – một kênh đầu tư ổn định và ít rủi ro nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy sự kiện sáp nhập cuối năm 2011 có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của NH nhưng sang đến năm 2012, thị trường NH xảy ra nhiều biến cố như ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên thành viên Hội đồng sáng lập, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB), bị bắt để điều tra về một số sai phạm trong hoạt động kinh tế; NHNN công bố sẽ cho hợp nhất, mua bán lại khoảng 5 đến 8 NH ngay trong quý 1 gây ra nhiều hoang mang, lo sợ cho người dân. Chính vì vậy, NH Sài Gòn, khi đó đã dần ổn định và lấy lại uy tín, trở thành sự lựa chọn của khách hàng.

Ngược lại, tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân từ năm 2011 sang năm 2012 đã sụt giảm gần 50%. Nguyên nhân chính là từ sau sự kiện sáp nhập, đồng nghĩa với việc hệ thống NH Sài Gòn phải hợp nhất toàn bộ trụ sở, máy ATM, thay đổi các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Chính điều đó gây ra những ảnh hưởng không tốt cho khách hàng của NH khi họ không biết thẻ họ đang sử dụng có còn sử dụng được không hay máy ATM ở địa điểm thường rút có còn giao dịch như bình thường. Phần lớn lượng khách hàng chuyển sang sử dụng thẻ của những NH khác để thuận tiện hơn và tránh gặp phải sự cố. NH Sài Gòn khi đó cũng không có chương trình thẻ đồng thương hiệu, ưu đãi mua sắm và sử dụng dịch vụ như các loại thẻ của Vietinbank (ưu đãi cùng

34

Citimart) hay Sacombank (ưu đãi một số chuỗi café và spa) nên rất khó thu hút nhóm khách hàng cá nhân quay lại sử dụng dịch vụ này.

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì người dân chủ yếu gửi tiền vào NH nhằm mục đích hưởng lãi và xem đây là một kênh đầu tư khá hiệu quả trong điều kiện kinh tế nước nhà và thế giới liên tục rơi vào tình trạng bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ một số ít người dân gửi tiền vào NH nhằm mục đích cất trữ chứ không phải để hưởng lãi nên tỷ trọng loại tiền gửi này cũng rất nhỏ, gần như không đáng kể (năm 2012 chỉ có 1 triệu đồng, năm 2013 đạt 15 triệu đồng).

 Tiền gửi của TCKT

Trong khi lượng tiền gửi cá nhân liên tục tăng qua các năm thì lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại biến động phức tạp. Đáng chú ý nhất là năm 2012, lượng tiền gửi của tổ chức tăng gần gấp 4 lần so với năm 2011, đạt mốc 11.349 triệu đồng. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán đều tăng gấp 3 lần so với năm 2011. Điều này xuất phát từ chính sách miễn phí nhiều loại hình dịch vụ của NH, điển hình như chương trình “Chi lương nhanh, ưu đãi kép”, “Thanh toán đa lợi”, “Tài khoản SCB 100+”, “Đón lễ vàng, ngàn lợi ích”…

 Phát hành GTCG

Ngoài huy động vốn từ tiền gửi thì NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ còn phát hành GTCG trong hai năm 2011 và 2012 với số tiền thu về lần lượt là 394.150 triệu đồng và 234.328 triệu đồng. Việc phát hành GTCG giúp NH chủ động tìm kiếm được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn. Hơn nữa, NH không thể dựa vào nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình để đầu tư trung – dài hạn, do đó, phát hành GTCG giúp NH có nguồn vốn ổn định để đầu tư vào các khoản mục này.

Qua bảng cơ cấu huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ trong ba năm 2011, 2012 và 2013, có thể nhận ra một số điểm quan trọng. Cụ thể, khoản mục tiền gửi cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn huy động (luôn trên 50%) và liên tục tăng qua ba năm, kết quả này cho thấy vốn huy động cá nhân là nguồn vốn lớn và quan trọng đối với NH. Lượng tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn do các doanh nghiệp ở Cần Thơ phần lớn vẫn đến giao dịch ở các NH lớn, có uy tín. Bên cạnh đó, NH còn phát hành các loại GTCG trong hai năm 2011, 2012 để bổ sung vốn huy động của mình.

35

Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 6T,2013 6T,2014 6T,2013/6T,2014

Số tiền Số tiền Số tiền % I. Tiền gửi cá nhân 1.099.607 1.432.957 333.350 30,32

1. TGTT 2.648 3.144 496 18,73

2. TK KKH 227 192 (35) (15,42)

3. TK CKH 1.096.732 1.429.621 332.889 30,35

II. Tiền gửi TCKT 5.236 7.911 2.675 51,09

1. TGTT 481 962 481 100

2. TG CKH 4.755 6.949 2.194 46,14

III. Vốn huy động 1.104.843 1.440.868 336.025 30,41

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ

Tình hình kinh tế bắt đầu ổn định hơn vào thời điểm sáu tháng đầu năm, đặc biệt là ngành NH đã có những khởi sắc về năng lực tài chính, nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị, công nghệ; chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá, chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng…diễn biến thuận lợi hơn so với quý 4 năm 2013 và sẽ tiếp tục có xu hướng cải thiện trong năm nay.

Đối với NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ, tình hình huy động vốn trong sáu tháng đầu năm có sự tăng trưởng khá tốt, tổng vốn huy động tăng 336.025 triệu đồng, tương ứng mức tăng 30,41% so với sáu tháng đầu năm 2013. Thành tích này là kết quả của cả hai khoản tiền gửi cá nhân và tiền gửi của TCKT. Trong đó, tiền gửi cá nhân tăng 30,32%, với mức tăng tuyệt đối 333.350 triệu đồng, khoản mục tiền gửi của TCKT cũng tăng 2.675 triệu đồng, tương ứng 51,09% so với cùng kỳ. Có thể thấy rằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tiền gửi của khách hàng cá nhân, sự tăng trưởng của các khoản mục tiền gửi thanh toán, gần 19%, phần nào phản ánh kết quả phát triển mảng dịch vụ của NH với các tiện ích mới như ưu đãi thẻ Mastercard, thanh toán điện, nước, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền online, các chương trình “Chi 1 triệu, nhận 2 triệu”, “Chuyển tiền nhanh – ưu đãi lớn”,….

Đối với các TCKT, trong năm 2014, NH tiếp tục có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác, miễn phí hàng loạt các dịch vụ nộp và rút tiền mặt từ tài khoản, chuyển tiền và gửi chứng từ, cung cấp sao kê, xác nhận số dư, cung ứng séc trắng theo chương trình “69 năm tự hào – 10000 niềm vui”, chính

36

sách khách hàng tổ chức VIP giảm từ 10 – 30% tất cả các loại phí dịch vụ. Đặc biệt, sự thành công của chương trình “Đắc lộc – Đắc tài” với gói ưu đãi lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lên đến 8%/ năm kèm theo quà tặng tương ứng với số tiền gửi mỗi kỳ đã giúp NH thu về 6.949 triệu đồng tiền gửi có kỳ hạn, tăng 2.194 triệu đồng so với cùng kỳ.

Thông qua bảng cơ cấu vốn huy động cá nhân của NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ thời điểm sáu tháng năm 2014 so với sáu tháng năm 2013, có thể dễ dàng nhận ra rằng tiền gửi cá nhân tiếp tục chiếm ưu thế hơn hẳn. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn là khoản mục trọng yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng tiền gửi của cá nhân, tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động nói chung và vốn huy động cá nhân nói riêng.

4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Mặc dù, NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ đang thực hiện theo định hướng của hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiến hành phát triển hoạt động thanh toán, dịch vụ hướng tới thành NH bán lẻ đa năng hiện đại nhưng là NH có quy mô nhỏ hơn so với các NH khác trên cùng địa bàn, mạng lưới tương đối hẹp, ít kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ và các loại dịch vụ khác nên nghiệp vụ cho vay truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo đem lại nguồn thu nhập chính và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của NH. Vì vậy, việc phân tích tình hình tín dụng chung của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu rất quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng vốn của NH. Hoạt động tín dụng của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ chủ yếu hướng đến đối tượng là các khách hàng cá nhân và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Cụ thể, tình hình hoạt động tín dụng của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện trong các bảng bên dưới:

37

Bảng 4.5 Tình hình tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ từ 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. DSCV 244.224 100,00 207.202 100,00 217.853 100,00 (37.022) (15,16) 10.651 5,14 1. Cá nhân 126.410 51,76 153.951 74,30 180.010 82,63 27.541 21,79 26.059 16,93 2. Tổ chức 117.814 48,24 53.251 25,70 37.843 17,37 (64.563) (54,80) (15.408) (28,93) II. DSTN 361.626 100,00 324.614 100,00 538.000 100,00 (37.012) (10,23) 213.386 65,74 1. Cá nhân 282.502 78,12 226.580 69,80 196.121 36,45 (55.922) (19,80) (30.459) (13,44) 2. Tổ chức 79.124 21,88 98.034 30,20 341.879 63,55 18.910 23,90 243.845 248,74 III. Dư nợ 697.786 100,00 580.374 100,00 260.227 100,00 (117.412) (16,83) (320.147) (55,16) 1. Cá nhân 279.321 40,03 206.692 35,61 190.581 73,24 (72.629) (26,00) (16.111) (7,79) 2. Tổ chức 418.465 59,97 373.682 64,39 69.646 26,76 (44.783) (10,70) (304.036) (81,36) IV. Nợ xấu 11.075 100,00 11.608 100,00 970 0,00 533 4,81 (10.638) (91,64) 1. Cá nhân 1.635 14,76 972 8,37 512 52,78 (663) (40,54) (460) (47,33) 2. Tổ chức 9.440 85,24 10.636 91,63 458 47,22 1.196 12,67 (10.178) (95,69)

38

Thông qua bảng thống kê tình hình cho vay của NH có thể thấy rằng cả ba khoản mục doanh số cho vay, doanh số thu nợ hay dư nợ đều tăng giảm không ổn định.

 Doanh số cho vay

Bước sang thời kỳ kinh tế khó khăn năm 2012, doanh số cho vay của NH nằm ở mức 207.202 triệu đồng, giảm 37.022 triệu đồng so với năm 2011. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ giai đoạn trước, hệ thống NH Sài Gòn đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả kéo dài, doanh số thu nợ doanh nghiệp năm 2011 chỉ có 79.124 triệu đồng. Nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nhưng được dùng để đáp ứng các khoản vay trung – dài hạn làm hệ thống NH lâm vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời và buộc phải sáp nhập vào cuối năm 2011.

Năm 2012, rút kinh nghiệm từ những năm trước cộng thêm tình hình kinh tế càng thêm khó khăn, NH siết chặt hoạt động cho vay của mình làm cho doanh số cho vay sụt giảm. Trong đó, cho vay đối với tổ chức chỉ chiếm tỷ trọng 25,70%, tương ứng với 53.251 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình ở các doanh nghiệp không có dấu hiệu cải thiện, hàng hóa ế ẩm không bán được, hàng tồn kho tăng cao, các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, nhu cầu vay vốn thấp. Thêm vào đó, nợ cũ chưa thu được, khả năng mất cả vốn lẫn lãi luôn rình rập nên NH rất dè dặt trong việc cho vay doanh nghiệp mà chuyển hướng sang phân khúc khách hàng cá nhân, những người có nhu cầu vay tiêu dùng. Cụ thể, trong năm 2012, tỷ trọng cho vay cá nhân chiếm 74,30% doanh số cho vay, đạt mốc 153.951 triệu đồng, tăng gần 22% so với năm trước. Đó chủ yếu là các khoản cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay sửa chữa nhà cửa, đặc biệt là mua nhà, mua xe trả góp có tài sản thế chấp cũng như phương án trả nợ, nên đối với NH đây là những khoản vay an toàn, dễ thu hồi nợ.

Sang đến năm 2013, doanh số cho vay tăng 10.651 triệu đồng so với năm 2012. Đây chính là kết quả của sự gia tăng nhanh chóng các khoản cho vay từ phân khúc cá nhân. Đối với nhóm khách hàng này, NH còn ưu tiên xem xét hồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn, chi nhánh cần thơ (Trang 41)