Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn, chi nhánh cần thơ (Trang 36)

3.5.1 Thuận lợi

- Các gói giải pháp kích cầu đồng bộ của Chính phủ đã ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, vượt qua khủng hoảng chung của kinh tế toàn cầu và kinh tế đất nước như: hỗ trợ lãi suất những tháng đầu năm đã tác động tích cực đối với hoạt động NH, nhất là hoạt động tín dụng;

- Nền kinh tế đã phục hồi sau ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới, quy mô thị trường xuất khẩu được mở rộng. Các chính sách đầu tư, kích cầu, hỗ trợ lãi suất,… của Chính phủ được tiến hành đồng bộ, thuận lợi và phát huy hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, duy trì sản xuất, kinh doanh;

- Chi nhánh nằm tại trung tâm Thành phố Cần Thơ, là trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, đầu mối giao thông quan trọng giúp NH phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới phong phú, đa dạng hơn;

- Uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao thông qua doanh số huy động ngày càng gia tăng, số lượng khách hàng đến vay vốn, giao dịch ngày càng nhiều;

- Chi nhánh luôn được sự quan tâm hỗ trợ của NH cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển giúp chi nhánh đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời;

- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết và ý thức cầu tiến, tương trợ lẫn nhau trong từng thao tác nghiệp vụ và am hiểu tình hình kinh tế xã hội địa phương;

- Cán bộ lãnh đạo được tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng, quản lý chặt chẽ hoạt động giữa các phòng ban, luôn quan tâm khích lệ, động viên nhân viên, tạo động lực cho nhân viên cấp dưới.

3.5.2 Khó khăn

- Thành phố Cần Thơ có mật độ NH hoạt động trên địa bàn cao nên sức cạnh tranh giữa các NH là rất cao;

- Các gói kích thích kinh tế đồng bộ của Chính phủ phần nào tháo gỡ được khó khăn cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho

27

người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp,… Tuy nhiên cũng đã tạo áp lực về vốn cho các NH trong cân đối vốn để cho vay, dư nợ tăng mạnh, môi trường kinh doanh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao;

- Giá vàng, ngoại tệ biến động liên tục và tăng mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động NH, nhất là công tác huy động vốn và kinh doanh ngoại tệ gặp nhiều khó khăn do hiện tượng đầu cơ ngoại tệ;

- Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cũng như công tác cho vay và thu hồi nợ;

- Trong quá trình mở cửa hội nhập, các NH nước ngoài chính là những đối thủ cạnh tranh không cân sức cả về năng lực tài chính lẫn kinh nghiệm.

3.5.3 Định hướng phát triển

Với phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”, NH TMCP Sài Gòn luôn đổi mới hoạt động: cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách dịch vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm NH hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến nhằm thực hiện mục tiêu là một trong những NH TMCP lớn mạnh hàng đầu Việt Nam.

Nằm trong hệ thống NH TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ quyết tâm:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận;

- Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, tăng chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu,…;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng và thẩm định;

- Trong quá trình quan hệ tín dụng với khách hàng, cung cấp và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ khác như thẻ Mastercard, SMS Banking thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại qua internet,… nhằm cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

28 CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN – CHI NHÁNH CẦN THƠ GÒN – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Ngân hàng thương mại xét về bản chất cũng chỉ là một doanh nghiệp trên thị trường, bởi nó cũng hoạt động kinh doanh như những doanh nghiệp bình thường, song hàng hóa nó kinh doanh là tiền tệ, vàng bạc, giấy tờ có giá, chứng khoán,…. Ngân hàng thương mại không trực tiếp sản xuất và lưu thông hàng hóa như những doanh nghiệp thông thường, nhưng nó góp phần phát triển kinh tế, xã hội qua ba chức năng cơ bản của nó: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, làm dịch vụ tiền tệ, tín dụng, chứng khoán cho khách hàng.

4.1.1 Tình hình nguồn vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM, vốn là một yếu tố hết sức quan trọng vì nó quyết định đến khả năng hoạt động và mở rộng kinh doanh. Với chức năng là trung gian tài chính, NHTM là nơi đi vay để cho vay hay nguồn vốn huy động được lại là nguồn để các DN, hộ kinh doanh đang thiếu vốn đi vay nhằm điều hòa hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động không những giúp cho NH bù đắp được những thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn để kinh doanh mà thông qua huy động vốn, NH có thể nắm bắt được điều kiện kinh tế của người dân, trên cơ sở đó có thể đưa ra các chiến lược cho vay thích hợp và cung cấp các dịch vụ tài chính ngược trở lại một cách có hiệu quả. Vì thế, huy động vốn không chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với bản thân NHTM mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng của NH. Mọi quyết định cho vay điều dựa trên nguồn vốn này. Ngoài nguồn vốn huy động thì NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển về từ hội sở để đáp ứng nhu cầu của mình.

Sau đây, để thấy rõ thực trạng huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ, ta có bảng tình hình nguồn vốn tại NH trong giai đoạn 2011 – 2013:

29

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ từ 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 887.738 94,30 1.171.640 93,03 1.371.841 97,96 283.902 31,98 200.201 17,09 Vốn điều chuyển 53.618 5,70 87.815 6,97 28.637 2,04 34.197 63,78 (59.178) (67,39) Tổng nguồn vốn 941.356 100,00 1.259.455 100,00 1.400.478 100,00 318.099 33,79 141.023 11,20

30

Nguồn vốn của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ bao gồm nguồn vốn từ huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Thông qua bảng trên có thể nhận thấy nguồn vốn của NH liên tục tăng qua các năm. Năm 2012, tổng nguồn vốn là 1.259.455 triệu đồng, tăng 33,79% so với năm 2011, tương đương với 318.099 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động tăng 31,98%, vốn điều chuyển tăng 63,78%. Sang năm 2013, trong khi vốn điều chuyển giảm 59.178 triệu đồng thì vốn huy động tăng thêm 141.023 triệu đồng đưa tổng nguồn vốn đạt mức 1.400.478 triệu đồng.

Do đặc điểm của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ có nghiệp vụ huy động vốn đặc biệt tốt, số tiền huy động được cao hơn rất nhiều so với cho vay, NH được xem là đầu mối huy động và thường xuyên phải điều chuyển tiền đi theo yêu cầu của Hội sở để phân phối lại cho các chi nhánh khác cho vay. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, khi đến hạn phải thanh toán những món tiền gửi lớn hay phát sinh các khoản cho vay dài hạn, NH phải xin vốn điều chuyển về từ Hội sở để chi trả hoặc cho vay (do nguồn vốn của NH chủ yếu là ngắn hạn). Đó là nguyên nhân vốn điều chuyển của NH có nhiều biến động, nhưng nhìn chung tỷ lệ vốn điều chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, đến năm 2013 chỉ còn 2,04%, tương đương 28.637 triệu đồng.

Nếu như nguồn vốn điều chuyển của NH có nhiều biến động qua các năm thì vốn huy động của NH liên tục tăng và chiếm vai trò quan trọng giúp NH nâng cao nguồn vốn của mình (nguồn vốn huy động luôn đóng góp trên 90% tổng nguồn vốn).

Sau khi đã tìm hiểu về tình hình nguồn vốn của NH giai đoạn 2011 – 2013, ta tiếp tục đi vào phân tích nguồn vốn của NH vào 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014:

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6T,2013 6T,2014 6T,2013/6T,2014

Số tiền Số tiền Số tiền %

Vốn huy động 1.104.843 1.440.868 336.025 30,41

Vốn điều chuyển 182.698 33.928 (148.770) (81,43) Tổng nguồn vốn 1.287.541 1.474.796 187.255 14,54

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ

So với 6 tháng đầu năm 2013, tồng nguồn vốn của NH vào 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn 187.255 triệu đồng, tương ứng 14,54%. Trong đó, vốn huy

31

động có sự tăng trưởng tương đối mạnh, đạt mức 1.440.868 triệu đồng. Ngược lại, vốn điều chuyển của NH giảm 81,43% so với cùng kỳ, chỉ còn 33.928 triệu đồng. Sở dĩ vốn điều chuyển trong 6 tháng năm 2013 chiếm đến 14,19% tổng nguồn vốn là vì 99% vốn huy động của NH trong năm 2013 là ngắn hạn nên NH cần sử dụng nguồn vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vay trung – dài hạn của khách hàng.

Nhìn chung, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ luôn có sự tăng trưởng. Nguồn vốn huy động của NH vẫn chiếm vai trò chủ đạo do NH không ngừng đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn để tăng cường thu hút nguồn vốn từ dân cư đáp ứng nhu cầu của mình.

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Theo Luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

Huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ bao gồm: phát hành GTCG, tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của tổ chức kinh tế. Ở mỗi hình thức huy động sẽ có những kỳ hạn khác nhau tương ứng với các mức lãi suất khác nhau, cụ thể: tiền gửi của cá nhân bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn; tiền gửi của tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Mục đích của sự phân loại này nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn được hình thức gửi tiền thích hợp với mình. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ tăng trưởng khá tốt qua các năm, đạt mốc 1.371.841 triệu đồng vào năm 2013.

Sau đây là bảng tình hình huy động vốn của NH Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013:

32

Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ từ 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Tiền gửi cá nhân 489.940 55,19 925.963 79,03 1.366.325 99,60 436.023 89,00 440.362 32,23

1. TGTT 2.928 0,33 1.504 0,13 3.221 0,23 (1.424) (48,63) 1.717 114,16

2. TK KKH 0 0,00 1 0,00 15 0,00 1 x 14 1400,00

3. TK CKH 487.012 54,86 924.458 78,90 1.363.089 99,36 437.446 89,82 438.631 47,45 II. Tiền gửi TCKT 3.648 0,41 11.349 0,97 5.516 0,40 7.701 211,10 (5.833) (51,40)

1. TGTT 644 0,07 2.007 0,17 588 0,04 1.363 211,65 (1.419) (70,70)

2. TG CKH 3.004 0,34 9.342 0,80 4.928 0,36 6.338 210,99 (4.414) (47,25)

III. GTCG 394.150 44,40 234.328 20,00 0 0,00 (159.822) (40,55) (234.328) (100,00) Vốn huy động 887.738 100,00 1.171.640 100,00 1.371.841 100,00 283.902 31,98 200.201 17,09

33

Thông qua bảng tổng kết tình hình huy động vốn của NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh Cần Thơ, có thể thấy rằng vốn huy động của NH tăng liên tục qua các năm, với mức tăng 283.902 triệu đồng, tương ứng 31,98% vào năm 2012 so với năm 2011. Vào năm 2013, khoản mục này đã tăng thêm 200.201 triệu đồng, tương ứng 17,09% so với năm 2012. Sự gia tăng này chủ yếu là kết quả của khoản mục tiền gửi cá nhân, tiền gửi của TCKT chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, gần như không đáng kể.

 Tiền gửi cá nhân

Năm 2012, tiền gửi cá nhân là 925.963 triệu đồng, tăng 89% so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng tiền gửi cá nhân đã đạt đến con số 1.366.325 triệu đồng, với mức tăng tuyệt đối 440.362 triệu đồng so với năm trước. Sự tăng trưởng dương liên tục qua các năm của khoản mục tiền gửi cá nhân xuất phát từ sự tăng trưởng của tiết kiệm có kỳ hạn, bởi khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao, trên 90% trong tổng lượng tiền gửi cá nhân. Nguyên nhân tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng này là do trong giai đoạn 2011 – 2012, nền kinh tế nước ta nói chung vẫn còn chịu sự ảnh hưởng không tốt và liên tục biến động của nền kinh tế thế giới, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng bấp bênh, rất khó sinh lời và ẩn chứa nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại NH – một kênh đầu tư ổn định và ít rủi ro nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy sự kiện sáp nhập cuối năm 2011 có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của NH nhưng sang đến năm 2012, thị trường NH xảy ra nhiều biến cố như ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên thành viên Hội đồng sáng lập, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB), bị bắt để điều tra về một số sai phạm trong hoạt động kinh tế; NHNN công bố sẽ cho hợp nhất, mua bán lại khoảng 5 đến 8 NH ngay trong quý 1 gây ra nhiều hoang mang, lo sợ cho người dân. Chính vì vậy, NH Sài Gòn, khi đó đã dần ổn định và lấy lại uy tín, trở thành sự lựa chọn của khách hàng.

Ngược lại, tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân từ năm 2011 sang năm 2012 đã sụt giảm gần 50%. Nguyên nhân chính là từ sau sự kiện sáp nhập, đồng nghĩa với việc hệ thống NH Sài Gòn phải hợp nhất toàn bộ trụ sở, máy ATM, thay đổi các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Chính điều đó gây ra những ảnh hưởng không tốt cho khách hàng của NH khi họ không biết thẻ họ đang sử dụng có còn sử dụng được không hay máy ATM ở địa điểm thường rút có còn giao dịch như bình thường. Phần lớn lượng khách hàng chuyển sang sử dụng thẻ của những NH khác để thuận tiện hơn và tránh gặp phải sự cố. NH Sài Gòn khi đó cũng không có chương trình thẻ đồng thương hiệu, ưu đãi mua sắm và sử dụng dịch vụ như các loại thẻ của Vietinbank (ưu đãi cùng

34

Citimart) hay Sacombank (ưu đãi một số chuỗi café và spa) nên rất khó thu hút nhóm khách hàng cá nhân quay lại sử dụng dịch vụ này.

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì người dân chủ yếu gửi tiền vào NH nhằm mục đích hưởng lãi và xem đây là một kênh đầu tư khá hiệu quả trong điều kiện kinh tế nước nhà và thế giới liên tục rơi vào tình trạng bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ một số ít người dân gửi tiền vào NH nhằm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn, chi nhánh cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)