Cơ cấu theo chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu định hướng phát triển kinh doanh của ngành in thành phố hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 42)

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo xu hướng chất lượng cao là xu thế phát triển của nền sản xuất các nước phát triển.

Đối với ngành In nước ta, trong các năm từ 92 - 95 chủ yếu trang bị bổ sung các máy móc thiết bị cũ, tân trang, chỉ một số ít cơ sở đủ điều kiện mạnh : các thiết bị hiện đại, nên sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế còn chưa nhiều chiếm tỷ trọng không đến 20% toàn ngành. Các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình đang trong tình trạng cung lớn hơn cầu dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh. Trong khi đó, mặt hàng chất lượng cao nhu cầu ngày 1 lớn, thậm chí có lúc vượt quá khả năng đÿp ứng của các nhà sản xuất dẫn đến quá tải cục bộ. Trong các năm tới, nhu cầu sản phẩm in chất lượng cao sẽ còn tiếp tục tăng nhanh chiếm tới 50% và đến năm 2010 sẽ chiếm tới 50 -> 55% sản lượng toàn ngành.

Sản phẩm chất lượng cao ở đây phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ít ra là trong khu vực, đó cũng là tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu tiếp theo sang in gia công và xuất khẩu.

Một số xí nghiệp trong ngành đang xúc tiến việc này và trong các năm tới. In gia công và in xuất khẩu sẽ trở thành một trong những lãnh vực rất đáng quan

tâm của ngành In Việt Nam, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều cơ sở in có tiền đề tốt cho công việc mới mẻ này.

Đến năm 2010, in gia công và in xuất khẩu nên đạt chỉ tiêu phấn đấu là 10-20% công suất toàn ngành, trong đó chủ yếu sẽ là các mặt hàng sách (Sách giáo khoa, sách niên giám, sách tra cứu, tự điển,…) văn hóa phẩm, nhãn và bao bì.

Bảng 3.5 Cơ cấu sản phẩm ngành In Việt Nam năm 2010 (dự báo)

Đơn vị tính : triệu trang (13x19)

Toàn ngành Trong đó Sản phẩm Trang in (13x19) Tỷ lệ % Chất lượng cao Tỷ trọng % Gia công và Xuất khẩu Tỷ trọng % 1. Sách 45.000 12,9 22.500 50 6.000 13,3 2. Báo-Tạp chí 75.000 21,4 45.000 60 3.000 4,0 3. Bao bì-nhãn hàng, VHP 200.000 57,1 110.000 50 35.000 17,5 4. Aán phẩm khác 30.000 8,6 15.000 50 2.500 8,33 Tổng cộng 350.000 100 192.500 55 46.500 13,28

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, đây là trung tâm lớn của cả nước, có năng suất chiếm gần 50% của toàn ngành. Dự báo sản phẩm ngành In của thành phố Hồ Chí Minh không thể tách rời dự báo của toàn ngành, bởi lẽ các xí nghiệp in thành phố không chỉ in các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu của thành phố mà còn In một phần lớn cho các nhà xuất bản, các báo tạp chí, các loại văn hóa phẩm và nhãn hàng bao bì của Trung ương và địa phương khác, kể cả gia công xuất khẩu.

Có hai loại mặt hàng thành phố Hồ Chí Minh có tỷ trọng đặc biệt cao so với cả nước là báo chí, văn hóa phẩm và nhãn hàng – bao bì (chiếm khoản 60% sản phẩm của cả nước), trong những năm tới tỷ trọng này vẫn khó có thể thay đổi.

Tỷ trọng các loại sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu của thành phố cũng cao hơn các địa phương khác và có vị trí lớn trong toàn ngành.

Dự báo sản lượng trang in của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 sẽ đạt khoản 190 – 200 tỷ trang in, tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm.

Bảng 3.6 Sản lượng và cơ cấu sản phẩm ngành In thành phố đến năm 2010 (dự báo)

Đơn vị tính : Triệu trang 13x19 cm.

Toàn ngành Trong đó Sản phẩm Trang in (13x19) Tỷ lệ % Chất lượng cao Tỷ trọng % Gia công và xuất khẩu Tỷ trọng % 1. Sách 20.000 10 12.000 60 6.000 30 2. Báo-Tạp chí 45.000 22,5 30.000 66,6 2.500 5,55 3. Bao bì-Nhãn hàng-VHP 120.000 60 80.000 66 24.000 20 4. Aán phẩm khác 15.000 7,5 9.000 60 1.500 10 Tổng cộng 200.000 100 131.000 65.5 34.000 17 3.3.3 Về công nghệ In : + Về phương pháp :

Trong các phương pháp in công nghiệp truyền thống như In Typo, In Offset, In ống đồng thì In Offset càng tỏ ra chiếm ưu thế hơn cả và được coi là phương pháp In chính hiện nay.

Do những ưu điểm về năng suất, chất lượng in và hiệu quả kinh tế nên phương pháp in Offset vẫn được thế giới đánh giá là phương pháp in chính của ít

nhất 2 thập kỷ đầu thế kỷ 21. Bên cạnh đó hai phương pháp in công nghiệp khác là in ống đồng và in Typo chiếm vị trí thứ 2 và 3. Thứ hạng này có thể thay đổi ở những nước khác nhau, ví dụ như : ở Mỹ và Nhật Bản in Typo để in báo hàng ngày, nhưng ở một số nước khác lại dùng phương pháp in Offset. In ống đồng bị hạn chế về mặt thời gian, chế phẩm in kéo dài nên chỉ dùng để in báo tuần, tạp chí có chất lượng cao và số lượng lớn.

Bên cạnh đó, hoạt động in công nghiệp bằng phương pháp in Offset, thì hoạt động in văn phòng để đáp ứng nhu cầu in nội bộ với số lượng ít, chất lượng không đòi hỏi cao được sử dụng bằng phương pháp công nghệ in laser và công nghệ in phun, và gần đây cũng đã xuất hiện máy photocopy cao tốc. Dự báo trong vòng 5 năm, các thiết bị in dùng cho văn phòng sẽ hoàn thiện về tính năng, nâng cao công suất và giá bán giảm, sẽ đáp ứng nhu cầu in nội bộ hoặc hoạt động có số lượng in thấp. Phương pháp in lụa trong vòng 5-6 năm tới vẫn tiếp tục là phương tiện sinh sống của những lao động in thủ công. Ơû thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số máy in hoa.

* Quá trình công nghệ trước In : Ngành In được ứng dụng công nghệ tiến bộ của ngành điện tử.

Công nghệ trước In đã ứng dụng ngành điện tử, tin học vào khâu đi sản xuất những thiết bị chế bản ở mức độ tự động hóa cao.

Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ phần mền máy tính, các thiết bị trước In đã có bước phát triển so với trước đây. Dự báo khoản 5-6 năm tới, quá trình công nghệ trước In sẽ được tiếp tực hoàn thiện ở các thiết bị kiểm tra và ổn định chất lượng sao truyền thông tin, hoàn thiện công nghệ chế khuôn In không dùng phim và công nghệ in không hiện bản thông thường.

* Quá trình In :

Trong dây chuyền sản xuất In thì quá trình in là quá trình chung nhất được tiến hành theo phương thức sản xuất hàng loạt. Vì vậy đây là khâu được tập trung để có thể tự động hóa tối đa nhằm tạo ra năng suất và công nghệ In cao nhất.

Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỉ trọng của các ấn phẩm, với chất lượng cao, kéo theo sự ra đời của các loại máy in để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Đối với nhóm ấn phẩm có số lượng thấp và tình hình như sách, tờ gấp thì in sẽ sử dụng trên máy in offset tờ rời.

Đối với nhóm sản phẩm có số lượng in lớn, nhiều màu, có đòi hỏi chất lượng cao như quảng cáo, tạp chí catalogue nhiều màu, sẻ được in trên máy in cuộn offset có sấy hoặc trên máy in ống đồng.

* Quá trình in gia công hoàn thiện sản phẩm (sau in).

Các xí nghiệp in có xu hướng muốn nâng cao tính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất đến sản phẩm hoàn chỉnh để đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng nhanh, không bị phụ thuộc như đưa gia công ở nơi khác; ngoài ra sẽ giảm số lượng in đối với một loại sản phẩm nhưng mở rộng mặt hàng. Do đó cần tổ chức gia công sau in tại chổ để tránh vận chuyển mất thời gian, nhất là đối với hợp đồng nhỏ. Ngoài ra xu hướng tập trung đầu tư những dây chuyền liên hợp để làm ra sản phẩm cuối cùng hơn là đầu tư các máy đơn lẻ để gia công từng công đoạn đã hình thành một cách rõ rệt.

3.4. Vận dụng công cụ để hoạch định chiến lược phát triển của ngành In: ngành In:

Qua nhận định và phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố môi trường dựa vào ma trận SWOT ta có thể xác định những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành In Thành phố như sau :

Các cơ hội - O - Nhu cầu trang in ngày

càng tăng.

- Được sự quan tâm của nhà nước.

- Các chính sách tài chính hổ trợ cho ngành.

Mối đe dọa – T - Cạnh tranh gay gắt

trong và ngoài ngành. - Nhiều cơ sở in ra đời.

Các điểm mạnh - S - Tạo uy tín đối với

khách hàng.

- Mạng lưới phân phối rộng lớn. Các chiến lược SO - Tăng trưởng, mở rộng thị trường. - Đa dạng hóa sản phẩm. Các chiến lược ST - Liên doanh, liên kết,

hội nhập. Các điểm yếu - W - Chất lượng sản phẩm kém. - Lao động tay nghề chưa cao - Tổ chức quản lý yếu kém, lỏng lẻo. - Hoạt động Marketing chưa quan tâm đúng mức.

Các chiến lược WO

- Tăng cường đầu tư

theo chiều sâu.

- Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động.

Các chiến lược WT

- Đổi mới cơ cấu tổ

chức.

3.5. Giải pháp :

1) Về đầu tư cho giai đoạn tới :

Căn cứ vào tình hình dự báo, đặc điểm và mục tiêu sản phẩm để đầu tư cho đúng hướng. Trong giai đoạn vừa qua, sau hơn chục năm chỉ sử dụng các thiết bị máy móc sẵn có sau ngày Miền Nam giải phóng, lại được bổ sung nhưng không đáng kể. Ngành In Việt Nam đã đề ra mục tiêu đầu tư theo chiều rộng, tức là chủ yếu nâng cao năng suất sản xuất. Do khó khăn về vốn đầu tư và cũng

do nhu cầu xã hội đối với chất lượng sản phẩm in lúc đó chưa cao nên chúng ta đã nhập ồ ạt những máy in và thiết bị in dưới dạng máy cũ, tân trang. Trong giai đoạn tới, mục tiêu chung của ngành In Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh là phải đầu tư theo chiều sâu bằng các thiết bị và công nghệ hiện đại của thế giới, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

2) Phương châm đầu tư :

Giai đoạn trước đây lấy phương châm Offset hóa để đầu tư thì giai đoạn mới phải điều chỉnh lại điều đó là đa dạng hóa các phương pháp công nghệ in. Phương pháp in Offset tờ rời vẫn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù nhãn hiệu bao bì ngày càng đa dạng về mẫu mã, tăng nhanh về sản lượng và với chất liệu in cũng phong phú, do đó công nghệ in ống đồng, in Typo và in lụa rất phù hợp, nhưng trong đó phương pháp in Offset tờ rời vẫn được chiếm tỷ trọng lớn.

3) Khối lượng đầu tư :

Để đạt được sản lượng 350 tỷ trang in vào năm 2010, ngành In việt Nam đầu tư từ 300 đến 350 tỷ đồng.

Để đạt được mức tăng trưởng 15% mỗi năm, 150 – 180 tỷ trang in, ngành in Thành phố cần phải đầu tư mỗi năm 180 - 200 tỷ đồng.

Việc cân đối cho nhu cầu đầu tư có thể dùng các nguồn vốn :

+ Vốn ngân sách cấp : Dùng để đầu tư trong trường hợp hổ trợ xây dựng chế bản hay việc đầu tư do di dời, hay cho các doanh nghiệp in nhà nước giữ lại một phần lợi nhuận để đầu tư, vốn khấu hao từ TSCĐ do vốn ngân sách cấp.

+ Vốn tự có : Đầu tư từ quỹ phát triển sản xuất của các xí nghiệp hoặc nguồn vốn nhàn rỗi chưa sử dụng.

+ Vốn huy động khác : Từ cán bộ - công nhân viên hoặc do bán cổ phiếu, vốn liên doanh, liên kết các đối tượng trong nước. Thực trạng hiện nay là có nhiều doanh nghiệp rất thiếu vốn, những tiềm lực trong nhân dân rất lớn và những khoản này được cất trữ, mua vàng hay ngoại tệ, mua nhà, đất, gởi tiết kiệm. Do vậy cần khai thác nguồn tiềm lực này bằng cách : phát hành cổ phiếu, thực hiện liên doanh liên kết, chủ yếu trong nước để tạo ra một lực

lượng vốn thực sự mạnh, sau đó mới liên doanh với nước ngoài. Như vậy phía đối tÿc Việt Nam có thể chiếm được tỷ lệ cổ phần khống chế từ 55 - 70% thì mới không bị lép vế trong các liên doanh. Tuy nhiên, chúng ta chỉ liên doanh khi có căn cứ xác thực về vốn, lấy hiệu quả kinh tế làm gốc, không nên gò ép về môi trường hành chính mà có nhu cầu thực sự ở hai phía, đặc biệt là phía nước ngoài có công nghệ tiên tiến và thị trường xuất khẩu vững chắc.

+ Hình thức thuê tài chính.

4) Tổ chức sắp xếp lại lực lượng sản xuất :

Xuất phát tù vị trí, nhiệm vụ của ngành In, do đó ngành In vẫn được gọi là ngành đặc doanh được quản lý chặt chẻ. Nhưng như thực trạng hiện nay, cơ sở in ở thành phố quá nhiều, lại không quản lý chặt chẻ, do đó nếu nhà nước vẫn độc quyền quản lý ngành thì không nên thành lập thêm các công ty In mà cần tập trung tổ chức thành các công ty lớn, mũi nhọn trong từng lĩnh vực in, chuyên môn hóa thật sâu cho từng ngành hàng, cũng như theo công đoạn in. như vậy cần thiết phải thành lập các tổ công ty in trên cơ sở sáp nhập các xí nghiệp in.

Nên cho phá sản, giải thể các xí nghiệp làm ăn không có hiệu quả, chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực chất sống dựa vào việc bán chức năng của mình qua việc liên kết với tư nhân, để tư nhân núp bóng doanh nghiệp nhà nước mà hoạt động, dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh, trốn thuế,… Quan tâm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để đổi mới công nghệ và hiện đại hóa.

Không nên sáp nhập các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần vào các doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, như vậy sẽ tăng thêm gánh nặng cho những đơn vị này. Khi củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp tất yếu dôi ra một số mặt bằng, nhà xưởng. Do vậy nếu thấy không còn phù hợp với tình hình mới thì cho phép thanh lý để tạo thêm nguồn vốn để cho những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và không lãng phí nguồn lực.

5) Đào tạo nguồn nhân lực : Muốn thực hiện chiến lược phát triển ngành, thì phải quan tâm hàng đầu việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật. Bởi vì, dù cho máy móc thiết bị hiện đại đến đâu, mức độ tự động hóa có cao đi chăng nữa cũng đều do con người tạo ra và thực hiện.

Trong đào tạo phải đảm bảo yêu cầu :

- Bổ sung, cập nhật hóa tri thức nghiệp vụ cho những cán bộ quản lý của ngành đang làm việc ở các đơn vị cơ sở In.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, có triển vọng phát triển lâu dài, để bổ sung, trẻ hóa đội ngũ cán bộ của ngành.

- Đổi mới, bổ sung và đa dạng hóa chương trình đào tạo theo hướng cập nhật với khoa học công nghệ tiên tiến.

Về phương thức đào tạo : kết hợp phương thức đào tạo với bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn theo chuyên đề thường xuyên cho cán bộ ngành.

Kết hợp đào tạo bồi dưỡng ở các trường đại học với tự đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở các doanh nghiệp.

Thực tế đang có hiện trạng công nghệ, thiết bị đổi mới đầu tư đã không được sử dụng hết công năng, không vận dụng hết khả năng kỹ thuật của thiết bị, do ta chưa chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tương ứng. Vì vậy, ở thành phố Hồ Chí Minh cần thiết phải xây dựng một trường hoặc một trung tâm đào tạo, đồng thời cũng là để hỗ trợ cho các tỉnh bạn.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển kinh doanh của ngành in thành phố hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)