Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành In Thành phố trong

Một phần của tài liệu định hướng phát triển kinh doanh của ngành in thành phố hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 30)

phố trong những năm qua :

Từ năm 1996 trở đi, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chựng lại, tỉ lệ tăng trưởng GDP dưới 5%, khủng hoảng tài chính khu vực tác động xấu đến nền kinh tế, chỉ số giá đã ở mức âm, sức mua trong xã hội giảm mạnh, cạnh tranh trong ngành xảy ra rất gay gắt, tuy nhiên trong năm qua ngành In thành phố đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu của ngành In trên địa bàn TP

Năm Chỉ tiêu 95 96 97 98 99 GTSX (giá CĐ 94) (tr. đồng) 906.832 1.037.809 1.225.067 1.338.541 1.515.857 Sản phẩm chủ yếu (tr. trang) 58.859 76.104 86.316 89.072 96.797 Doanh thu (tr. đồng) 911.857 1.729.596 1.598.981 1.924.623 2.128.879 Lãi, lỗ (tr. đồng) 90.252 128.558 161.555 173.498 191.911 Nộp ngân sách (tr. đồng) 85.504 108.056 154.668 171.162 Đầu tư (tr. đồng) 89.152 128.525 135.667 109.885

Bảng 2.9 Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu Đơn vị tính : % Chỉ tiêu 96/95 97/96 98/97 99/98 GTSX (giá CĐ 94) 114 118 109 113 Sản phẩm chủ yếu 129 113 103 109 Doanh thu 190 92 120 111 Lãi, lỗ 142 126 107 111 Nộp ngân sách 126 143 111 - Đầu tư 144 106 81 -

Theo số liệu thống kê từ 1996 -1999. Sản lượng trang in , Giá trị sản xuất công nghiệp bao giờ năm sau cũng cao hơn năm trước và chiếm một tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất công nghiệp chế bản trên địa bàn Thành phố :

+ Năm 96 chiếm tỉ trọng 16%. + Năm 97 chiếm tỉ trọng 16%. + Năm 98 chiếm tỉ trọng 18%. + Năm 99 chiếm tỉ trọng 18%.

Về đội ngũ công nhân, hiện nay số lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ quản lý có trình độ đại học đang phục cho ngành và lực lượng công nhân có tay nghề cao phù hợp với công nghệ mới quá ít, nên chưa sử dụng hết tính năng thiết bị .

Vốn của ngành được hình thành bởi nhiều nguồn , bao gồm vốn ngân sách cấp , vốn tự bổ sung , vốn đi vay .Tốc độ tăng vốn cố định khá cao, tuy nhiên vốn lưu động trong các năm không đầu tư thêm mà có phần giảm, vì đặc điểm của ngành In là quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu thụ , sản xuất theo đơn đặt hàng , sau khi sản phẩm hoàn thành được thanh toán ngay hoặc các xí nghiệp cũng có thể tranh thủ nhận tiền công in khi ký kết hợp đồng đối với khách hàng

Bảng 2.10 Vốn kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh in tại Thành phố Hồ Chí Minh :

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu 95 96 97 98

Tổng số vốn kinh doanh của QD 1276157 1180142 1497438 1604512

+ Vốn cố định của QD 289919 354945 691676 907667

+ Vốn lưu động của QD 986238 825197 805762 696845

Bảng 2.11 Tốc độ phát triển vốn kinh doanh

Đơn vị tính : %

Chỉ tiêu 96/95 97/96 98/97

Tổng số vốn kinh doanh của QD 92 127 107

+ Vốn cố định của QD 122 195 131

+ Vốn lưu động của QD 84 98 86

Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định chủ yếu là bằng nguồn vốn tự có, từ khấu hao cơ bản và quỹ phát triển sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.12 Cơ cấu vốn đầu tư của ngành In Thành phố

Đơn vị tính : Triệu đồng So sánh (%) Năm Chỉ tiêu 95 96 97 98 96/95 97/96 98/97 Đầu tư 89.152 128.525 135.667 109.885 144 106 81 + TW 32.888 46.249 38.391 66.157 141 83 172 + Thành phố 53.656 79.367 90.770 42.109 148 114 46 111

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGAØNH IN THAØNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010

3.1 Căn cứ để định hướng phát triển ngành In Thành phố :

Để hoạch định chiến lược phát triển ngành In có tính khoa học và khả thi cần phải xuất phát từ những căn cứ sau:

3.1.1. Vị trí, nhiệm vụ của ngành In trong giai đoạn hiện nay

Vị trí, nhiệm vụ của hoạt động In đã được nhà nước khẳng định rõ qua những văn kiện của Đảng và nhà nước : Văn kiện ĐH VIII Đảng CSVN chỉ thị 08 ngày 31/03/92 cua ban bí thư Trung Ương Đảng (khóa 7), chỉ thị 22 ngày 17/10/97 của Bộ Chính Trị, luật xuất bản được Quốc Hội thông qua ngày 7/7/93 … Các văn kiện đã thể hiện rõ vị trí, nhiệm vụ của ngành , đó là :

Hoạt động xuất bản (bao gồm cả xuất bản, in và phát hành) là hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua sản xuất, phổ biến xuất bản phẩm đến nhiều người, nó không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần, lợi nhuận không phải là mục tiêu của hoạt động xuất bản.

Hoạt động xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật..

Nhiệm vụ của hoạt động xuất bản là ổn định chính trị, bảo đảm định hướng XHCN trong sự phát triển của xã hội, một mặt góp phần tuyên truyền, bảo vệ Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, mặt khác có nhiệm vụ đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình của thế lực đế quốc trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hoạt động xuất bản góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thông qua phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, giới thiệu những di sản văn hóa dân tộc, tinh thần văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân,

mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hoạt động văn hóa (trong đó có cả hoạt động của ngành In) phải nhằm xây dựng và phát triển nến văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam với tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.

Tuy nhiên trong hoạt động xuất bản thì ngành In cũng có đặc điểm riêng, đó là ngành sản xuất công nghiệp, có quy trình công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất như các ngành công nghiệp khác, song là ngành công nghiệp gia công thông tin, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, bảo đảm có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, làm nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Sản phẩm của ngành In được sản xuất theo đơn đặt hàng của các ngành khác như xuất bản, báo chí, công nghiệp tiêu dùng , do vậy ngành In không chủ động được về thị trường như các ngành công nghiệp khác. Ngành In là một thiết chế văn hóa - thông tin có liên quan mật thiết đến đời sống tư tưởng văn hóa của xã hội, đến an ninh quốc gia. Mặt khác ngành In là ngành công nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, nó gắn chặt với cơ chế thị trường, song kết quả hoạt động của nó không chỉ được thể hiện bằng hiệu quả kinh tế mà còn bằng hiệu quả chính trị – xã hội.

3.1.2. Căn cứ vào yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoạt động xuất bản là hoạt động văn hóa, tư tưởng . Các đơn vị hoạt động xuất bản là những binh chủng trong đội quân văn hóa, tư tưởng, hoạt động đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cho nên nó không thể tách khỏi đời sống kinh tế xã hội.

Đất nước ta sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội . Nhiệm vụ đề ra cho chặn đường đầu của thời kỳ quá độ đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà mục tiêu là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với hoạt động phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững mạnh, dân giàu, nước mạnh xã hội công

bằng văn minh. Để đạt được mục tiêu to lớn trên ngành in phải đáp ứng được các yêu cầu sau :

Thứ 1 : Công nghệ, khoa học kỹ thuật đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa cơ bản được thực hiện trong toàn ngành . Ngoài ra ngành in cần nắm bắt và áp dụng được những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn có thể làm cơ sở cho việc xây dựng hình thái ý thức xã hội. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ đề ra yêu cầu lớn về xuất bản phẩm mà còn đòi hỏi phải đổi mới tổ chức ngành xuất bản, ngành In, đào tạo đội ngũ cán bộ, xuất bản, đổi mới kỹ thuật và công nghệ xuất bản và In cho ngang tầm yêu cầu của đất nước và theo kịp hoạt động phát triển của thế giới. Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đối với ngành xuất bản-In-phát hành. Kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại ở những khâu quyết định và ở những lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chủ yếu hoặc sản phẩm xuất khẩu. Nắm được tính đặc thù của nghề in để kết hợp phát triển kinh tế với ổn định chính trị, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng nhanh năng lực thông tin của đất nước.

Thứ 2 : Quan hệ sản xuất sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của ngành . Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể, kinh tế tư bản nhà nước tồn tại phổ biến, phát huy nội lực, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định chiến lược phát triển, lựa chọn đầu tư và đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực hiện có.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành In là sự nghiệp của toàn ngành, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Vai trò của các cơ quan chủ quản của và cơ quan chức năng ở các cấp giữ một vai trò quan trọng. Đối với các cơ sở in mới, ưu tiên quy mô vừa, nhỏ, công nghệ tiên tiến, thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều việc làm. Đồng thời phải tập trung vốn xây dựng một số

trung tâm xuất bản In đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu xuất bản, In trọng yếu của xã hội. Chú ý tới quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo vùng và đặc điểm sản phẩm theo chuyên ngành đê xác định các trọng điểm xuất bản, In và phát hanh hợp lý. Tiến tới xây dựng một hành lang pháp lý để để hoạt động xuất bản có thể hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời thay nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có.

Thứ 3 : Về đời sống vật chất và văn hóa , nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá . Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc. Gắn tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống về mọi mặt cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và chú trọng bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn công nghệ tiên tiến nhưng ít tác động tiêu cực vào môi trường. Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động xuất bản, tăng nhanh số lượng các xuất bản phẩm có chất lượng cao về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật, tăng cường các biện pháp và phối hợp lực lượng của toàn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ văn hóa độc hại và các tệ nạn xã hội.

Đến năm 2000, theo dự tính, Việt Nam sẽ có khoảng 76.3 triệu dân, trong đó số người đến tuổi lao động là 54 triệu, năm 2000 tất cả những người ở lứa tuổi 15 – 35 đã biết đọc, biết viết, đã phổ cập giáo dục tiểu học và đến năm 2010 phổ cập giáo dục trung học cơ sở và năm 2020 phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Theo số liệu thống kê mới đây, số học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các trường trung học ngày càng tăng trưởng.

Bảng 3.1 Số giáo viên, cán bộ giảng dạy trên toàn quốc. Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 94/95 95/96 96/97 97/98 98/99 Tiểu học 288,2 298,9 311,0 333,1 336,3 Trung học cơ sở 142,2 154,4 167,0 184,2 195,1 P.T trung học 37,1 39,4 42,5 48,3 55,8 Trung học CN 9,6 9,4 9,3 9,8 - CĐ, Đại học 21,7 22,8 23,5 23,5 -

(Nguồn tư liệu của Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo Dục và đào tạo).

Bảng 3.2 Số giáo viên, cán bộ giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 97/98 98/99 99/2000 Tiểu học 12,630 12,873 13,089 Trung học cơ sở 10,281 11,062 11,435 P.T trung học 4,088 4,517 5,090 Trung học CN 1,236 1,047 0,826 CĐ, Đại học 4,955 5,546 5,914

Đến năm 2000 số người lao động được đào tạo chiếm 22 – 25% tổng số lao động. Tỷ lệ cán bộ khoa học – kỹ thuật trên số dân hiện nay là 70 người/ vạn dân, tốc độ đổi mới công nghệ là 15 – 20% năm, đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 4% GDP. Chúng ta phấn đấu đến năm 2000 đạt trình độ công nghệ trung bình trong khu vực ở những ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu. Đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm. Trong những năm qua và cả những năm tới thu nhập quốc dân không ngừng tăng lên (trong thời kỳ 1995-2000 mức tăng bình quân là 7%, 2000-2010 là 9%; mức tăng dân số 2000– 2005 là 1,6% và 2005 – 2010 là 1,5%). Vì vậy ngành xuất bản, ngành In và phát hành sách phải cung cấp đủ sách và văn hóa phẩm cho số dân tăng lên, số người biết đọc, biết viết, số cán bộ khoa học kỹ thuật tăng lên, nhất là khi thu nhập quốc dân tăng lên, đời sống được cải thiện thì nhu cầu về sách phải tăng lên.

Bảng 3.3 Số học sinh, sinh viên toàn quốc.

Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 94/95 95/96 96/97 97/98 98/99 Tiểu học 10.029,0 10.228,8 10.352,7 10.383,6 10.247,6 Trung học cơ sở 3.657,6 4.312,9 4.839,7 5.024,6 5.577,7 PTTH 843,2 1.019,5 1.155,6 1.382,0 1.653,0 Trung học CN 155,6 170,5 172,4 164,1 178,3 CĐ, Đại học 203,3 297,9 509,3 662,8 641,2

(Nguồn tư liệu của Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo Dục và đào tạo)

Bảng 3.4 Số học sinh, sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị tính : 1000 người Năm học Bậc học 96/97 97/98 98/99 99/2000 Tiểu học 421,281 428,072 422,359 423,502 Trung học cơ sở 299,315 286,156 287,463 286,565 PTTH 94,604 108,611 117,371 137,123 Trung học CN 32,569 29,811 39,743 41,558 CĐ, Đại học 195,761 221,791 241,452 261,149

( Nguồn số liệu của Niên Giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh ) So với thế giới, dân số Việt Nam tăng với tốc độ nhanh và phân bổ không đồng đều giữa các vùng, miền, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn. Do vậy việc định hình nhu cầu xuất bản phẩm cho các vùng, miền, các lĩnh vực có vị trí rất quan trọng. Đầu thế kỷ tới, ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có dân

Một phần của tài liệu định hướng phát triển kinh doanh của ngành in thành phố hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)