Hiện nay toàn ngành chỉ có 2 cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật là trường trung học kỹ thuật in ở Hà Nội và trường dạy nghề của công ty in Trần Phú ở Thành phố Hồ Chí Minh , trường sở khang trang nhưng trang thiết bị dạy và học còn quá nghèo nàn , học sinh không có điều kiện tiếp cận với với những thiết bị hiện đại . Việc tự đào tạo và nâng cao nghề , một phần do xí nghiệp thực hiện , nhìn chung là chưa chủ động xây dựng một kế hoạch đào tạo và sử dụng công nhân lành nghề nên không nâng cao được chất lượng sản phẩm . Việc đào tạo công nhân để sử dụng các thiết bị , công nghệ mới chủ yếu do các hãng sản xuất
và bán máy đảm nhiệm . Nhiều xí nghiệp in không có quỹ đào tạo , không mạnh dạn gởi người đi đào tạo . Việc đào tạo kỹ sư công nghệ in do đại học Bách khoa Hà Nội và đại học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức đảm nhận , chương trình đào tạo , giáo trình và cơ sỏ thực hành ở các cấp học là vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện mới có cơ hộiä nâng cao chất lượng đào tạo .Đội ngũ giáo viên chuyên ngành đã quá lâu không có điều kiện đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ nên hạn chế trong việc truyền thụ các kiến thức mới. Với môi trường đào tạo như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ và lao động của ngành In.
Bảng 2.5 Cơ cấu về lao động của ngành In
( Khu vực quốc doanh )
Đơn vị tính : Người So sánh (%) Năm Khu vực 96 97 98 99 97/ 96 98/ 97 99/ 98 Trung ương 1.636 1.809 1.989 1.854 111 110 93 Thành phố 4.570 4.611 4.978 5.173 101 108 104 Quận _ Huyện 358 361 390 405 101 108 104 Tổng cộng 6.564 6.781 7.357 7.432 103 108 101
2.3.4 . Cạnh tranh trong nội bộ ngành :
Những năm gần đây các Xí nghiệp, công ty in ở phía Bắc được trang bị nhiều máy móc thiết bị tốt , nên những công việc trước kia được thực hiện ở phía Nam nay được gia công ở phía Bắc, đã làm cho thị trường ngành In của Thành phố bị giảm sút. Bên cạnh đó sách giáo khoa chiếm tỉ trọng trang in rất lớn trong ngành In, nhưng trong những năm qua liên tục xuống giá do cạnh tranh gay gắt trong ngành, giá gia công in sách giáo khoa năm 98 so với 97 giảm 10,75% đã gây không ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Mặt khác nhiều xí nghiệp in để đảm bảo chỉ tiêu sản lượng và giá trị sản xuất dược giao đã phá giá in, chấp nhận lỗ. Điều này đã ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn ngành và cũng thể
Cạnh tranh là rất cần thiết , là điều tất yếu xảy xa , nhưng nếu cạnh tranh bằng chất xám , bằng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động , để hạ giá thành sản phẩm , đảm bảo hiệu quả sản xuất ngày càng cao, đời sống công nhân ổn định và phát triển thì đáng khuyến khích . Nhưng thực tế những năm qua cho thấy ngành ngành In đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không bình thường , bằng những điều kiện không bình đẳng (nghĩa vụ đối với nhà nước , chế độ chính sách đối với người lao động và các hoạt động xã hội ). Nếu như cạnh tranh nầy còn kéo dài sẽ dẫn đến sự thua lỗ của hàng loạt doanh nghiệp nhà nước , đời sống của hàng ngàn công nhân in sẽ hết sức khó khăn .
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài QD (giá cố định 94)
Năm
Chỉ tiêu 96 97 98 99
GTSX (Triệu đồng) 50.534 65.593 67.179 93.606
Tốc độ phát triển (%) 114 129,8 102,4 139,3
2.3.5. Cạnh tranh giữa các ngành :
Ngành in Thành phố không những chỉ cạnh tranh trong ngành mà còn phải cạnh tranh với nhiều ngành khác như mạng internet , băng đĩa từ , photocopy…
Trong giai đoạn hiện nay qua mạng internet con người có thể khai thác rất nhiều thông tin mà trước đây người ta chỉ có thể có qua các tài liệu sách báo , các sản phẩm của ngành in . Mạng internet ngày càng phổ biến với nhân dân ở thành phố do giá thuê bao và khai thác ngày càng rẻ sẽ đe dọa đối với ngành in Thành phố , mặc dầu không lớn lắm .
Băng đĩa từ với sức chứa lớn các thông tin cũng cạnh tranh không kém mạng internet . Các thông tin mà trước đây con người chỉ có thể lưu trữ bằng các kho sách báo vĩ đại thì hiện nay các thông tin nầy nằm gọn trong một số rất ít băng đĩa từ .
Ngoài ra Photocopy cũng cạnh tranh với ngành in rất đáng kể . Đặc biệt là sự phát triển không ngừng của photocopy với tốc độ ngày càng nhanh , giá thành photocopy ngày càng thấp đã làm cho nhiều người chấp nhận sử dụng các tài liệu photo chất lượng kém chất lượng in để làm tài liệu nghiên cứu và lưu trữ . Hơn nữa các tài liệu photo thường không phải trả tiền bản quyền nên giá thành lại càng thấp .
Bảng 2.7 Sản phẩm chủ yếu của các ngành
Sản phẩm Đơn vị
tính 96 97 98 99
Băng audio các loại Băng 1.580.000 1.093.000 1.688.089 1.575.000
Băng video Băng 1.098.000 992.000 1.065.541 741.800
Đĩa CD Đĩa 80.000 670.000 1.839.161 1.711.800
2.3.6. Chất lượng sản phẩm :
Sản phẩm ngành In của Thành phố chưa thể xuất khẩu ra nước ngoài, mà chỉ xuất khẩu tại chỗ (bao bì cho các mặt hàng tại chỗ ) . Bởi vì chất lượng của sản phẩm in chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế do các điều kiện sau đây :
Thứ nhất : Thiết bị nhập không đồng bộ , nguyên vật liệu không phù hợp với thiết bị , công nghệ .
Thứ hai : Khâu chế bản tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn khập khiểng vì phim sử dụng chụp không phải phim Slair mà là phim photo ; trình độ phơi kẽm chưa cao , tram không đen mịn ; chỉ mới giải quyết riêng lẻ những vấn đề quang cơ , điện từ, nếu trên một trang có cả chữ và ảnh thì chưa giải quyết được cùng một lúc mà phải tách riêng ; trên máy có thể làm ra một bản màu nhưng cuối cùng mongta vẫn thủ công, cho nên độ chính xác về màu không cao ; việc tạo mẫu còn yếu.
Thứ ba : Ở khâu in , máy móc thiết bị tuy có một số ít mới sản xuất ở thập niên 90, còn lại phần lớn hiện nay ở các thập kỷ 70 và 80 thậm chí có cả 50 và 60. Máy cũ nên ảnh hưởng khá nhiều đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, tiêu
chuẩn bọc ống dẫn còn kém , chưa có đồng bộ trong kỹ thuật lọc ống với giấy mực và chưa áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật viên quản lý kỹ thuật còn lỏng lẻo . Ngoài ra công nhân in tuy có kinh nghiệm nhưng ỏ trình độ cơ giới, chưa có kiến thức điện tử . tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân chưa có .
Thứ tư : Về gia công thành phẩm ít được chú ý, trình độ thủ công là chính, nếu có, thiết bị lại riêng lẻ , chưa có dây chuyền liên hợp . do đó năng suất ngành In thấp chủ yếu từ khâu này.
2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành In Thành phố trong những năm qua : phố trong những năm qua :
Từ năm 1996 trở đi, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chựng lại, tỉ lệ tăng trưởng GDP dưới 5%, khủng hoảng tài chính khu vực tác động xấu đến nền kinh tế, chỉ số giá đã ở mức âm, sức mua trong xã hội giảm mạnh, cạnh tranh trong ngành xảy ra rất gay gắt, tuy nhiên trong năm qua ngành In thành phố đã đạt được một số kết quả đáng kể.
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu của ngành In trên địa bàn TP
Năm Chỉ tiêu 95 96 97 98 99 GTSX (giá CĐ 94) (tr. đồng) 906.832 1.037.809 1.225.067 1.338.541 1.515.857 Sản phẩm chủ yếu (tr. trang) 58.859 76.104 86.316 89.072 96.797 Doanh thu (tr. đồng) 911.857 1.729.596 1.598.981 1.924.623 2.128.879 Lãi, lỗ (tr. đồng) 90.252 128.558 161.555 173.498 191.911 Nộp ngân sách (tr. đồng) 85.504 108.056 154.668 171.162 Đầu tư (tr. đồng) 89.152 128.525 135.667 109.885
Bảng 2.9 Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu Đơn vị tính : % Chỉ tiêu 96/95 97/96 98/97 99/98 GTSX (giá CĐ 94) 114 118 109 113 Sản phẩm chủ yếu 129 113 103 109 Doanh thu 190 92 120 111 Lãi, lỗ 142 126 107 111 Nộp ngân sách 126 143 111 - Đầu tư 144 106 81 -
Theo số liệu thống kê từ 1996 -1999. Sản lượng trang in , Giá trị sản xuất công nghiệp bao giờ năm sau cũng cao hơn năm trước và chiếm một tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất công nghiệp chế bản trên địa bàn Thành phố :
+ Năm 96 chiếm tỉ trọng 16%. + Năm 97 chiếm tỉ trọng 16%. + Năm 98 chiếm tỉ trọng 18%. + Năm 99 chiếm tỉ trọng 18%.
Về đội ngũ công nhân, hiện nay số lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ quản lý có trình độ đại học đang phục cho ngành và lực lượng công nhân có tay nghề cao phù hợp với công nghệ mới quá ít, nên chưa sử dụng hết tính năng thiết bị .
Vốn của ngành được hình thành bởi nhiều nguồn , bao gồm vốn ngân sách cấp , vốn tự bổ sung , vốn đi vay .Tốc độ tăng vốn cố định khá cao, tuy nhiên vốn lưu động trong các năm không đầu tư thêm mà có phần giảm, vì đặc điểm của ngành In là quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu thụ , sản xuất theo đơn đặt hàng , sau khi sản phẩm hoàn thành được thanh toán ngay hoặc các xí nghiệp cũng có thể tranh thủ nhận tiền công in khi ký kết hợp đồng đối với khách hàng
Bảng 2.10 Vốn kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh in tại Thành phố Hồ Chí Minh :
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu 95 96 97 98
Tổng số vốn kinh doanh của QD 1276157 1180142 1497438 1604512
+ Vốn cố định của QD 289919 354945 691676 907667
+ Vốn lưu động của QD 986238 825197 805762 696845
Bảng 2.11 Tốc độ phát triển vốn kinh doanh
Đơn vị tính : %
Chỉ tiêu 96/95 97/96 98/97
Tổng số vốn kinh doanh của QD 92 127 107
+ Vốn cố định của QD 122 195 131
+ Vốn lưu động của QD 84 98 86
Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định chủ yếu là bằng nguồn vốn tự có, từ khấu hao cơ bản và quỹ phát triển sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.12 Cơ cấu vốn đầu tư của ngành In Thành phố
Đơn vị tính : Triệu đồng So sánh (%) Năm Chỉ tiêu 95 96 97 98 96/95 97/96 98/97 Đầu tư 89.152 128.525 135.667 109.885 144 106 81 + TW 32.888 46.249 38.391 66.157 141 83 172 + Thành phố 53.656 79.367 90.770 42.109 148 114 46 111
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGAØNH IN THAØNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010
3.1 Căn cứ để định hướng phát triển ngành In Thành phố :
Để hoạch định chiến lược phát triển ngành In có tính khoa học và khả thi cần phải xuất phát từ những căn cứ sau:
3.1.1. Vị trí, nhiệm vụ của ngành In trong giai đoạn hiện nay
Vị trí, nhiệm vụ của hoạt động In đã được nhà nước khẳng định rõ qua những văn kiện của Đảng và nhà nước : Văn kiện ĐH VIII Đảng CSVN chỉ thị 08 ngày 31/03/92 cua ban bí thư Trung Ương Đảng (khóa 7), chỉ thị 22 ngày 17/10/97 của Bộ Chính Trị, luật xuất bản được Quốc Hội thông qua ngày 7/7/93 … Các văn kiện đã thể hiện rõ vị trí, nhiệm vụ của ngành , đó là :
Hoạt động xuất bản (bao gồm cả xuất bản, in và phát hành) là hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua sản xuất, phổ biến xuất bản phẩm đến nhiều người, nó không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần, lợi nhuận không phải là mục tiêu của hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật..
Nhiệm vụ của hoạt động xuất bản là ổn định chính trị, bảo đảm định hướng XHCN trong sự phát triển của xã hội, một mặt góp phần tuyên truyền, bảo vệ Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, mặt khác có nhiệm vụ đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình của thế lực đế quốc trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hoạt động xuất bản góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thông qua phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, giới thiệu những di sản văn hóa dân tộc, tinh thần văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân,
mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hoạt động văn hóa (trong đó có cả hoạt động của ngành In) phải nhằm xây dựng và phát triển nến văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam với tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.
Tuy nhiên trong hoạt động xuất bản thì ngành In cũng có đặc điểm riêng, đó là ngành sản xuất công nghiệp, có quy trình công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất như các ngành công nghiệp khác, song là ngành công nghiệp gia công thông tin, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, bảo đảm có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, làm nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Sản phẩm của ngành In được sản xuất theo đơn đặt hàng của các ngành khác như xuất bản, báo chí, công nghiệp tiêu dùng , do vậy ngành In không chủ động được về thị trường như các ngành công nghiệp khác. Ngành In là một thiết chế văn hóa - thông tin có liên quan mật thiết đến đời sống tư tưởng văn hóa của xã hội, đến an ninh quốc gia. Mặt khác ngành In là ngành công nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, nó gắn chặt với cơ chế thị trường, song kết quả hoạt động của nó không chỉ được thể hiện bằng hiệu quả kinh tế mà còn bằng hiệu quả chính trị – xã hội.
3.1.2. Căn cứ vào yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hoạt động xuất bản là hoạt động văn hóa, tư tưởng . Các đơn vị hoạt động xuất bản là những binh chủng trong đội quân văn hóa, tư tưởng, hoạt động đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cho nên nó không thể tách khỏi đời sống kinh tế xã hội.
Đất nước ta sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội . Nhiệm vụ đề ra cho chặn đường đầu của thời kỳ quá độ đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà mục tiêu là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với hoạt động phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững mạnh, dân giàu, nước mạnh xã hội công
bằng văn minh. Để đạt được mục tiêu to lớn trên ngành in phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
Thứ 1 : Công nghệ, khoa học kỹ thuật đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa cơ bản được thực hiện trong toàn ngành . Ngoài ra ngành in cần nắm bắt và áp dụng được những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn có thể làm cơ sở cho việc xây dựng hình thái ý thức xã hội. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ đề ra yêu cầu