Giải pháp

Một phần của tài liệu định hướng phát triển kinh doanh của ngành in thành phố hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 47)

1) Về đầu tư cho giai đoạn tới :

Căn cứ vào tình hình dự báo, đặc điểm và mục tiêu sản phẩm để đầu tư cho đúng hướng. Trong giai đoạn vừa qua, sau hơn chục năm chỉ sử dụng các thiết bị máy móc sẵn có sau ngày Miền Nam giải phóng, lại được bổ sung nhưng không đáng kể. Ngành In Việt Nam đã đề ra mục tiêu đầu tư theo chiều rộng, tức là chủ yếu nâng cao năng suất sản xuất. Do khó khăn về vốn đầu tư và cũng

do nhu cầu xã hội đối với chất lượng sản phẩm in lúc đó chưa cao nên chúng ta đã nhập ồ ạt những máy in và thiết bị in dưới dạng máy cũ, tân trang. Trong giai đoạn tới, mục tiêu chung của ngành In Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh là phải đầu tư theo chiều sâu bằng các thiết bị và công nghệ hiện đại của thế giới, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

2) Phương châm đầu tư :

Giai đoạn trước đây lấy phương châm Offset hóa để đầu tư thì giai đoạn mới phải điều chỉnh lại điều đó là đa dạng hóa các phương pháp công nghệ in. Phương pháp in Offset tờ rời vẫn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù nhãn hiệu bao bì ngày càng đa dạng về mẫu mã, tăng nhanh về sản lượng và với chất liệu in cũng phong phú, do đó công nghệ in ống đồng, in Typo và in lụa rất phù hợp, nhưng trong đó phương pháp in Offset tờ rời vẫn được chiếm tỷ trọng lớn.

3) Khối lượng đầu tư :

Để đạt được sản lượng 350 tỷ trang in vào năm 2010, ngành In việt Nam đầu tư từ 300 đến 350 tỷ đồng.

Để đạt được mức tăng trưởng 15% mỗi năm, 150 – 180 tỷ trang in, ngành in Thành phố cần phải đầu tư mỗi năm 180 - 200 tỷ đồng.

Việc cân đối cho nhu cầu đầu tư có thể dùng các nguồn vốn :

+ Vốn ngân sách cấp : Dùng để đầu tư trong trường hợp hổ trợ xây dựng chế bản hay việc đầu tư do di dời, hay cho các doanh nghiệp in nhà nước giữ lại một phần lợi nhuận để đầu tư, vốn khấu hao từ TSCĐ do vốn ngân sách cấp.

+ Vốn tự có : Đầu tư từ quỹ phát triển sản xuất của các xí nghiệp hoặc nguồn vốn nhàn rỗi chưa sử dụng.

+ Vốn huy động khác : Từ cán bộ - công nhân viên hoặc do bán cổ phiếu, vốn liên doanh, liên kết các đối tượng trong nước. Thực trạng hiện nay là có nhiều doanh nghiệp rất thiếu vốn, những tiềm lực trong nhân dân rất lớn và những khoản này được cất trữ, mua vàng hay ngoại tệ, mua nhà, đất, gởi tiết kiệm. Do vậy cần khai thác nguồn tiềm lực này bằng cách : phát hành cổ phiếu, thực hiện liên doanh liên kết, chủ yếu trong nước để tạo ra một lực

lượng vốn thực sự mạnh, sau đó mới liên doanh với nước ngoài. Như vậy phía đối tÿc Việt Nam có thể chiếm được tỷ lệ cổ phần khống chế từ 55 - 70% thì mới không bị lép vế trong các liên doanh. Tuy nhiên, chúng ta chỉ liên doanh khi có căn cứ xác thực về vốn, lấy hiệu quả kinh tế làm gốc, không nên gò ép về môi trường hành chính mà có nhu cầu thực sự ở hai phía, đặc biệt là phía nước ngoài có công nghệ tiên tiến và thị trường xuất khẩu vững chắc.

+ Hình thức thuê tài chính.

4) Tổ chức sắp xếp lại lực lượng sản xuất :

Xuất phát tù vị trí, nhiệm vụ của ngành In, do đó ngành In vẫn được gọi là ngành đặc doanh được quản lý chặt chẻ. Nhưng như thực trạng hiện nay, cơ sở in ở thành phố quá nhiều, lại không quản lý chặt chẻ, do đó nếu nhà nước vẫn độc quyền quản lý ngành thì không nên thành lập thêm các công ty In mà cần tập trung tổ chức thành các công ty lớn, mũi nhọn trong từng lĩnh vực in, chuyên môn hóa thật sâu cho từng ngành hàng, cũng như theo công đoạn in. như vậy cần thiết phải thành lập các tổ công ty in trên cơ sở sáp nhập các xí nghiệp in.

Nên cho phá sản, giải thể các xí nghiệp làm ăn không có hiệu quả, chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực chất sống dựa vào việc bán chức năng của mình qua việc liên kết với tư nhân, để tư nhân núp bóng doanh nghiệp nhà nước mà hoạt động, dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh, trốn thuế,… Quan tâm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để đổi mới công nghệ và hiện đại hóa.

Không nên sáp nhập các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần vào các doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, như vậy sẽ tăng thêm gánh nặng cho những đơn vị này. Khi củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp tất yếu dôi ra một số mặt bằng, nhà xưởng. Do vậy nếu thấy không còn phù hợp với tình hình mới thì cho phép thanh lý để tạo thêm nguồn vốn để cho những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và không lãng phí nguồn lực.

5) Đào tạo nguồn nhân lực : Muốn thực hiện chiến lược phát triển ngành, thì phải quan tâm hàng đầu việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật. Bởi vì, dù cho máy móc thiết bị hiện đại đến đâu, mức độ tự động hóa có cao đi chăng nữa cũng đều do con người tạo ra và thực hiện.

Trong đào tạo phải đảm bảo yêu cầu :

- Bổ sung, cập nhật hóa tri thức nghiệp vụ cho những cán bộ quản lý của ngành đang làm việc ở các đơn vị cơ sở In.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, có triển vọng phát triển lâu dài, để bổ sung, trẻ hóa đội ngũ cán bộ của ngành.

- Đổi mới, bổ sung và đa dạng hóa chương trình đào tạo theo hướng cập nhật với khoa học công nghệ tiên tiến.

Về phương thức đào tạo : kết hợp phương thức đào tạo với bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn theo chuyên đề thường xuyên cho cán bộ ngành.

Kết hợp đào tạo bồi dưỡng ở các trường đại học với tự đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở các doanh nghiệp.

Thực tế đang có hiện trạng công nghệ, thiết bị đổi mới đầu tư đã không được sử dụng hết công năng, không vận dụng hết khả năng kỹ thuật của thiết bị, do ta chưa chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tương ứng. Vì vậy, ở thành phố Hồ Chí Minh cần thiết phải xây dựng một trường hoặc một trung tâm đào tạo, đồng thời cũng là để hỗ trợ cho các tỉnh bạn.

Ngoài việc đào tạo trong nước, cần phải gởi người đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia vào giảng dạy, hướng dẫn, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, thuyết trình về công nghệ mới. Để tạo bước tiến quan trọng trong công tác đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành In cần gắn chặt với cơ sở đào tạo cấp đại học, không nên tách ra thành một cơ sở riêng hoặc giao chức năng này cho cơ sở đào tạo khác. Trước mắt đến năm 2005, cần duy trì các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân quản lý ngành In, giao cho trường Trung Học In đảm nhận.

Nhà nước cũng cần đầu tư cơ sở, trang thiết bị phù hợp với công nghệ đào tạo cho các trường. Bên cạnh đó Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần xây dựng sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho ngành In.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển kinh doanh của ngành in thành phố hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 47)