ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 49)

GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Sacombank cũng như Sacombank Cần Thơ là tiếp tục kiên trì mục tiêu Tăng trưởng an toàn – Hiệu quả bền vững.

Theo đó, Ngân hàng thực hiện các chương trình trọng yếu, tập trung nâng cao hơn nữa về chất lượng hoạt động như:

o Ổn định nguồn vốn bằng chiến lược huy động phân tán kết hợp với chính sách khách hàng, chương trình khuyến mãi và kích thích kinh doanh.

o Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tiếp tục đẩy mạnh cho vay phân tán, nhỏ lẻ và có trọng điểm theo đặc thù từng vùng, miền.

- Chú trọng cho vay phân tán: thực hiện tiếp thị để tăng cường dư nợ cho vay nông nghiệp, tiểu thương chợ, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng, mua bất động sản, mua xe ô tô,…

- Tiếp tục phát triển hệ khách hàng cán bộ công nhân viên: khai thác “dư địa” từ các Đơn vị hiện hữu và mở rộng với các Đơn vị liên kết mới.

o Tăng cường xử lý nợ xấu, nợ cơ cấu và đẩy mạnh công tác ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.

o Gia tăng hoạt động dịch vụ và các chương trình định hướng để tạo nền tảng thu nhập ổn định.

o Mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tại PGD.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐNCỦA SACOMBANK CẦN THƠ

Bảng 4.1: Tình hình tổng nguồn vốntại Sacombank Cần Thơ (2011-2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011/2012 So sánh 2012/2013 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.203.431 1.057.369 1.340.333 (146.062) (12,14) 282.964 26,76 Vốn điều chuyển 262.212 386.599 37.937 124.387 47,44 (348.662) (90,19) Vốn khác 29.630 26.510 34.386 (3.120) (10,53) 7.876 29,71 Tổng cộng 1.495.273 1.470.478 1.412.656 (24.795) (1,66) (57.822) (3,93)

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Bảng 4.2: Tình hình tổng nguồn vốntại Sacombank Cần Thơ (6T.2013- 6T.2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T.2013 6T.2014 So sánh 6T.2013/6T.2014 Số tiền % Vốn huy động 1.371.265 1.269.813 (101.452) (7,40) Vốn điều chuyển 99.550 79.002 (20.548) (20,64) Vốn khác 31.937 44.602 12.665 39,66 Tổng cộng 1.502.752 1.393.417 (109.335) (7,28)

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Với quan điểm điều hành kinh doanh An toàn – Hiệu quả, không áp lực về chỉ số tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, vì trong thời kì khó khăn Ngân hàng nên giảm lượng tín dụng cho vay vì vậy tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm không đáng kể nên hầu như không ảnh hưởng đếnhoạt độngkinh doanh của Ngân hàng.

Năm 2011 1,98 % 80,4 8 % 17,5 4% Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn khác Năm 2012 26,29 % 71,91 % 1,80% Năm 2013 94,88 % 2,43 % 2,69 % 6T.2013 2,13% 91,25 % 6,6 2% 6T.2014 5 ,67 % 91,13 % 3,20 %

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Hình 4.1: Cơ cấu tổng nguồn vốntại Sacombank Cần Thơ (2011-6T.2014) Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì huy động vốn và cho vay là hai khâu quan trọng nhất. Do đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ, Chi nhánh đang từng bước cố gắng khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và dân cư, đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định và bền vững.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Sacombank Cần Thơ có nhiều biến động. Tuy nhiên, nguồn vốn này có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do lãi suất huy động vốn giảm nhẹ trong những tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, nhờ các chương trình kích thích kinh doanh nhắm đến các đối tượng khách hàng cá nhân đa dạng, đặc biệt vừa qua, Sacombank đưa ra chương trình tiết kiệm “Trung niên phúc lộc”, dành cho khách hàng cá nhân từ 40 tuổi trở lên, với lãi suất hấp dẫn và kèm theo một số ưu đãi, đây là phân khúc khách hàng tiềm năng đối với việc gửi tiền tiết kiệm, nhất là các cán bộ hưu trí, do đó huy động

vốn tiếp tục tăng trưởng khả quan, nên tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ cũng không bị ảnh hưởngnhiều.

Cụ thể, năm 2011, nguồn vốn huy động là 1.203.431 triệu đồng đến năm 2012, nguồn vốn huy động là 1.057.369 triệu đồng giảm 146.062 triệu đồng hay giảm 12,14% so với năm 2011. Nguyên nhân là do những khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao (CPI tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng 11/2012 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011, CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011), hầu hết các ngành, các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, kèm theo đó là số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhiều, cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các Ngân hàng diễn ra quyết liệt đã ảnh hưởng đến nguồn huy động vốn của Ngân hàng. Nhưng đến cuối năm 2013, nguồn vốn huy động tăng nhanh đáng kể đạt 1.340.333 triệu đồng tăng 282.964 triệu đồng hay tăng 26,8% so với cuối năm 2012. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng khác trên địa bàn tuy nhiên nguồn vốn huy động của Sacombank Cần Thơ tăng nhanh so với năm 2012 một phần là do Ngân hàng có ưu thế về mạng lưới, thuận lợi trong việc giành thị phần, mặt khác Ngân hàng đã chứng tỏ được uy tín và sự phát triển của Ngân hàng, điều này cho thấy niềm tin khách hàng vào Sacombank Cần Thơ là rất tốt và khẳng định sự bền vững trong hoạt động do Ngân hàng có những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế, bên cạnh đó Ngân hàng cũng thường xuyên tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị để quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh của Ngân hàng đến với khách hàng.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2014, tình hình vốn huy động là 1.269.813 triệu đồng, giảm 101.452 triệu đồng hay giảm 7,4% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do thời gian này lạm phát thấp (chỉ 1,38%) khiến cho Ngân hàng tính toán lại chi phí, giảm lãi suất huy động.

Vốn điều chuyển của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau nguồn vốn huy động nhưng ngày càng giảm, nguyên nhân là do công tác huy động vốn của Chi nhánh khá tốt nên Ngân hàng đã giảm mạnh nguồn vốn vay từ Hội sở, điều này cũng góp phần làm giảm chi phí gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng do vốn điều chuyển thườngcó lãi suất cao hơn lãi suất huy động.

Ngoài vốn huy động và vốn điều chuyển thì Ngân hàng còn có nguồn vốn khác, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng, các khoản phải trả khác….

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.2.1 Doanh số cho vay

337.639 1.866.942 1.005.845 807.701 388.283 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 2.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T.2013 6T.2014

triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Hình 4.2: Doanh số cho vay các DNNVV tại Sacombank Cần Thơ (2011-6T.2014)

Năm 2011, doanh số cho vaylà 1.866.942 triệu đồng thì đến năm 2012 là 1.005.845 triệu đồng giảm 861.097 triệu đồng hay giảm 46,12% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay là 807.701 triệu đồng giảm 198.144 triệu đồng hay giảm 19,70% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các DNNVV không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định, đặc biệt là tài sản thế chấp. Ngoài ra, tài sản đảm bảo của các DNNVV tại Ngân hàng phần lớn là bất động sản, máy móc, nhà xưởng đang bị giảm giá mạnhdo hao mòn theo thời gian, nên Ngân hàng buộc khách hàng phải bổ sung tài sản đảm bảo để duy trì hạn mức cho vay hay vay mới nên các DNNVV ngày càng khó khăn trong việc tiếp cận với vốn vay mới. Một nguyên nhân khác là hiện nay nợ xấu của các DNNVV vẫn ở mức cao và năng lực cạnh tranh của các DNNVV còn yếu kém, báo cáo tài chính thiếu minh bạch nên Chi nhánh ngại rủi ro, chưa mạnh dạn tăng trưởng tín dụng với tất cả các DNNVV mà chỉ tập trung với một số doanh nghiệp tốt.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay là 388.283 triệu đồng tăng 50.644 triệu đồng hay tăng 15,00% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay giảm nhẹ trong những tháng đầu năm và tình hình kinh tế trong thời gian này đang có những dấu hiệu khởi sắc rõ nét (GDP 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,18% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013). Ngoài ra, đây cũng là một điều đáng mừng cho thấycác DNNVVđang từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, tình hình sản xuất kinh

doanh dần được cải thiện đủ để đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng.

4.2.1.1 Doanh số cho vay DNNVVtheo thời hạn

Bảng 4.3: Tình hình doanh số cho vay các DNNVV theo thời hạn tại Sacombank Cần Thơ (2011-2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011/2012 So sánh 2012/2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 966.142 578.562 438.097 (387.580) (40,12) (140.465) (24,28) Trung và dài hạn 900.800 427.283 369.604 (473.517) (52,57) (57.679) (13,50) Tổng cộng 1.866.942 1.005.845 807.701 (861.097) (46,12) (198.144) (19,70)

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Bảng 4.4: Tình hình doanh số cho vay các DNNVV theo thời hạn tại Sacombank Cần Thơ (6T.2013-6T.2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T.2013 6T.2014 So sánh 6T.2013/6T.2014 Số tiền % Ngắn hạn 138.466 200.665 62.199 44,92 Trung và dài hạn 199.173 187.618 (11.555) (5,80) Tổng cộng 337.639 388.283 50.644 15,00

51,75% 57,52% 54,24% 41,01% 51,68% 48,25% 42,48% 45,76% 58,99% 48,32% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T.2013 6T.2014

ngắn hạn trung và dài hạn

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay các DNNVV theo thời hạn tại Sacombank Cần Thơ (2011-6T.2014)

Doanh số cho vay ngắn hạn tại Sacombank Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn không chênh lệch nhiều. Cụ thể, năm 2011 là 51,75%, sang năm 2012 là 57,52%, đến năm 2013 là 54,24%. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 41,01% thấp hơn tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn thì đến 6 tháng đầu năm 2014 lại trở lại bình thường, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 51,68% tổng doanh số cho vay.

Sacombank Cần Thơ tập trung cho vay ngắn hạn đối với các DNNVV vì thời hạn cho vay này phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệpnày, thường là vay để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt. Cho vay ngắn hạn làm cho đồng vốn của Ngân hàng được quay nhanh hơn trong khi cho vay trung và dài hạn sẽ làm đồng vốn bị đóng băng. Mặt khác, nguồn vốn huy động của Sacombank Cần Thơ phần lớn là nguồn vốn huy động ngắn hạn, nên việc Ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho các DNNVV vay ngắn hạnsẽ hạn chế được rủi rocho Ngân hàng.

Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian qua diễn biến phức tạp mà thời gian cho vay lại tỷ lệ thuận với rủi ro nên Ngân hàng thường rất thận trọng trongcông tác kiểm định và xét duyệt cho vay nên khi DNNVV có nhu cầu vay trung và dài hạn, Ngân hàng phải cân nhắc và thẩm định rất kĩ, điều này cũng góp phần làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ hạn chế tăng trưởng.

4.2.1.2 Doanh số cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế

Bảng 4.5: Tình hình doanh số cho vay các DNNVV theo thành phần kinh tế tại Sacombank Cần Thơ (2011-2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011/2012 So sánh 2012/2013 Số tiền % Số tiền % DN Nhà nước 419.819 166.952 115.136 (252.867) (60,23) (51.816) (31,04) Công ty TNHH, CP 900.889 569.498 471.407 (331.391) (36,78) (98.091) (17,22) DN tư nhân 546.234 269.394 221.157 (276.839) (50,68) (48.237) (17,91) Tổng cộng 1.866.942 1.005.845 807.701 (861.097) (46,12) (198.144) (19,70)

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Bảng 4.6: Tình hình doanh số cho vaycác DNNVV theo thành phần kinh tế tại Sacombank Cần Thơ (6T.2013-6T.2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T.2013 6T.2014 So sánh 6T.2013/6T.2014 Số tiền % DNNhà nước 66.008 59.291 (6.718) (10,18) Công ty TNHH, CP 199.646 214.332 14.686 7,36 DNtư nhân 71.985 114.660 42.675 59,28 Tổng cộng 337.639 388.283 50.644 15,00

15,27% 14,25% 16,60% 22,49% 19,55% 58,36% 59,13% 48,25% 56,62% 55,20% 29,26% 26,78% 27,38% 21,32% 29,53% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T.2013 6T.2014

DN Nhà nước Cty TNHH, CP DN tư nhân

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ _ Sacombank Cần Thơ.

Hình 4.4: Cơ cấu doanh số cho vay các DNNVV theo thành phần kinh tế tại Sacombank Cần Thơ (2011-6T.2014)

Nhìn chung, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc (Công ty TNHH, CP và DN tư nhân) chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh số cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh (DN Nhà nước). Mặt khác, trong tương lai doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế do vậy việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chiến lược phát triển của Sacombank Cần Thơ.

Năm 2011, doanh số cho vay đối với DN Nhà nước chiếm tỷ trọng là 22,49%, đến năm 2012 là 16,60%, sang năm 2013 là 14,25%. Doanh số cho vay đối với các DN Nhà nước giảm dần tỷ trọng nguyên nhân chủ yếu là do các DN Nhà nước có tình hình tài chính rất phức tạp, được nhiều ưu đãi về tín dụng nên không chú trọng đúng mức với đồng vốn vay được từ Ngân hàng, mặt khác các DN Nhà nước hoạt động ngày càng kém hiệu quả, một số DN Nhà nước đang lâm vào tình trạng nợ nần, thậm chí thua lỗ kéo dài nên Sacombank Cần Thơ đang từng bước hạn chế cho các DN Nhà nước vay vốn. Mặt khác xu hướng hiện nay của Chính phủ là cổ phần hóa tất cả các DNNhà nướcchỉ trừ những ngành kinh tế mũi nhọn, điều đó dẫn đến số lượng các DN Nhà nướcgiảm nên cũng kéo theo doanh số cho vay giảm xuống. Tương tự, doanh số cho vay đối với DN Nhà nước 6 tháng đầu năm 2014 chiếm tỷ trọng là 15,27% giảm so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể tỷ trọng6 tháng đầu năm 2013 là 19,55%.

Doanh số cho vay đối với công ty TNHH và công ty CP chiếm lớn nhất cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Sacombank Cần Thơ. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay chiếm tỷ trọng là 48,25%, đến năm 2012 là 56,62%, sang năm 2013 là 58,36%. Doanh số cho vay đối vớicông ty TNHH và công ty CP chiếmtỷ trọng ngày càng cao là do việc cổ phần hóa được đẩy mạnh và các công ty TNHH và công ty CP ra đời ngày càng nhiều. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay chiếm tỷ trọng là 59,13% thì đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng doanh số cho vay là 55,20%. Tỷ trọng giảm nhẹ là do Sacombank Cần Thơ tăng mạnh tỷ trọng cho vay đối với các DN tư nhân.

Doanh số cho vay đối với DN tư nhân cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2011, doanh số cho vay chiếm tỷ trọng là 29,26%, đến năm 2012 là 26,78%, sang năm 2013 là 27,38%. 6 tháng đầu năm 2013 là 21,32% đến 6 tháng đầu năm 2014 là 29,53%. Tỷ trọng cho vay đối với DN tư nhân có xu hướng tăng lên là do các DN tư nhân này có ý nghĩa xã hội lớn là tạo doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)