CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 26)

2.4.1 Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không kể đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.

2.4.2 Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

2.4.3 Dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

2.4.4 Nợxấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.

Là chỉ tiêu cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Hệ số này càng lớn cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang gánh chịu rủi ro cao, chất lượng tín dụng kém và ngược lại. Do đó, ngân hàng luôn cố gắng kéo tỷ lệ này xuống mức thấp nhất.

2.4.5 Dư nợ / Tổng vốn huy động

Là chỉ tiêu cho thấy sự cân bằng giữa huy động và cho vay, biết được hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu chỉ số này quá lớn so với 1 cho thấy khả năng tiếp cận và thu hút vốn của ngân hàng còn thấp, ngân hàng đang thiếu vốn. Ngược lại, nếu chỉ số này quá nhỏ so với 1 cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả, ngân hàng đang dư vốn, ngân hàng có thể bị lỗ. Do đó chỉ số này nên bằng hoặc gần bằng 1 là tốt nhất.

2.4.6 Dư nợ / Tổng nguồn vốn

Đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu quả của một đồng vốn hoạt động của ngân hàng, cho biết mức độ sử dụng vốn để đầu tư tín dụng. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp xác định quy mô của ngân hàng.

Nợ xấu Tổng dư nợ x 100% Tỷ lệ nợ xấu (%) = Dư nợ Tổng vốn huy động (lần) Dư nợ / Tổng vốn huy động = Dư nợ Tổng nguồn vốn (lần) Dư nợ / Tổng nguồn vốn =

2.4.7 Dư nợ / Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng xây dựng được cơ cấu cho vay hợp lý.

2.4.8 Vòng quay vốn tín dụng

Là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn thông qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

2.4.9 Nợ xấu / Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, cho thấy mức độ nguy hiểm mà ngân hàng phải đối mặt.

2.4.10 Hệ số thu nợ

Phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng trong một kì kinh doanh nhất định. Hệ số này càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại.

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

x 100% Hệ số thu nợ (%) = Dư nợ Tổng dư nợ (lần) Dư nợ / Tổng dư nợ =

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2 Dư nợ bình quân = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân (vòng) Vòng quay vốn tín dụng = Nợ xấu Tổng dư nợ x 100% Nợ xấu / Tổng dư nợ (%)=

2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ, cụ thể là:

o Số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toáncủa Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

o Bảng báo cáo về tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng qua các năm.

o Số liệu từ bảng báo cáo tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm.

Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ các giáo trình, các bài nghiên cứu trên sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

2.5.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: thông qua các số liệu thu thập được, tiến hành tính toán, trình bày số liệu và mô tả những đặc trưng bằng biểu bảng, biểu đồ nhằm phân tích một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, nhằm phản ánh sự biến động về quy mô, khối lượng của đối tượng phân tích được thể hiện bằng một đại lượng tuyệt đối.

Trong đó: Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y0: chỉ tiêu kỳ gốc.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là việc xác định phần trăm tăng (giảm) giữa thực tế so với kỳ gốc hoặc tỷ trọng của một hiện tượng trong tổng thể quy mô chung, cho thấy tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức độ phổ biến của hiện tượng.

Y = Y1– Y0

Y1– Y0 Y0

x 100%

Trong đó: Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUANVỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank. Tên giao dịch: Sacombank.

Số điện thoại: (+84 8) 38 469 516. Số fax: (+848) 39 320 424.

Website: www.sacombank.com.vn

Logo:

Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh.

Giấy phép hoạt động: Số0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam.

Giấy chứng nhận: Số 0301103908 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHồ Chí Minh cấp.

Đăng kí kinh doanh (ĐKKD): (đăng ký lần đầu ngày 31/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 34 ngày 22/06/2012).

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là Ngân hàng TMCP được thành lập vào ngày 21/12/1991.

Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2011-2020 tiếp tục kiên định với mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực” và theo định hướng hoạt động HIỆU QUẢ - AN TOÀN – BỀN VỮNG.

Tính đến ngày 05/09/2014, với mức vốn điều lệ vào khoảng 12.425 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu vào khoảng 17.137 tỷ đồng, Sacombank được đánh giá là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về vốn điều lệ, về

mạng lưới hoạt động cũng như về tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 266 – 268 Nam Kì Khởi Nghĩa, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và hoạt động đến nay Sacombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng bán lẻ với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước và mở rộng sang các nước Đông Dương bao gồm 428 điểm giao dịch, trong đó có 72 Chi nhánh / Sở giao dịch, 344 Phòng giao dịch (PGD), 1 Quỹ tiết kiệm trong nước. Tại khu vực Đông Dương có 11 điểm giao dịch trong đó tại Campuchia có 7 Chi nhánh và 1 Ngân hàng con, tại Lào có 1 Chi nhánh và 2 Quầygiao dịch.

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank

o Năm 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP Hồ Chí Minhtừ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.

o Năm 1993: mở chi nhánh Hà Nội, tạo bước tiến đột phá trên thị trường miền Bắc. Với vị thế là NHTM đầu tiên của TP Hồ Chí Minh có chi nhánh tại thủ đô, Sacombank tiên phong thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.

o Năm 1996: là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để huy động vốn.

o Năm 1997: tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Chi nhánh Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.

o Năm 2001: là ngân hàng đầu tiên tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài. Mở đầu là Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holding (Anh) tham gia góp 10% vốn điều lệ. Việc góp vốn này đã mở đường cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và ngân hàng ANZ, nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên 30% vốn điều lệ.

o Năm 2002: mở đầu chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói bằng việc đưa vào hoạt động Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (Sacombank-SBA). Tiếp sau đó, lần lượt các Công ty con trong lĩnh vực kiều hối (Sacombank-SBR), cho thuê tài chính (Sacombank-SBL) và vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ) được ra đời.

o Năm 2003: đẩy mạnh hợp tác quốc tế, Sacombank là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được phép thành lập công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund Management – VFM), là liên doanh giữa Sacombank và Dragon Capital.

o Năm 2004: triển khai hệ thống ngân hàng lõi (core banking) trên toàn hệ thống bằng việc hợp tác với Công ty Temonos (Thụy Sĩ). Sự kiện này là cam kết của Sacombank về việc nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử và sẵn sàng tiến đến công nghệ ngân hàng thế hệ mới nhằm tối ưu hóa hoạt động, tạo bước phát triển vượt bậc cho những năm tiếp theo.

o Năm 2005: khai trương mô hình ngân hàng dành cho phụ nữ. Đây là mô hình đặc thù dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam được Sacombank triển khai với sứ mệnh “Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại”.

o Năm 2006: là ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Sự tham gia của cổ phiếu Sacombank (mã chứng khoán STB) trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh là minh chứng cho triển vọng phát triển, sự tăng trưởng an toàn và bền vững của Sacombank.

o Năm 2008: khai trương hoạt động chi nhánh Lào, bước đầu chinh phục thị trường Đông Dương. Sacombank là ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Lào, góp phần vào việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt - Lào ngày một tốt đẹp hơn. Trên nền tảng thành công của chi nhánh Lào, ngày 23/06/2009, Sacombank tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang Campuchia, đánh dấu hoàn tất chiến lược tại thị trường Đông Dương.

o Năm 2009: hoàn tất nâng cấp hệthống ngân hàng lõi từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 trên toàn hệ thống cùng với việc khánh thành và đưa Trung tâm DữLiệu (Data Center) hiện đại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam vào hoạt động từ năm 2008.

o Năm 2011: Sacombank thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia. Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và tại khu vực Đông Dương nói chung. Qua đó, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giao thương tốt đẹp giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Campuchia.

o Năm 2012: thay đổi cơ cấu cổ đông và hội đồng quản trị, chuyển qua một giai đoạn phát triển mới trên cơ sởkếthừa chiến lược phát triển trước đây và bổsung các nhân tốmới phù hợp.

o Năm 2013: ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam và ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013 do tạp chí The Asset và Tạp chí International Finance Magazine (IFM) bình chọn. Các giải thưởng này đã khẳng định uy tín, sức cạnh tranh nổi bật của Sacombank và chiến lược hoạt động hiệu quả của Sacombank qua các thời kì. Ngoài ra, đây còn là năm Sacombank đưa vào sử dụng hệ thống Internet Banking phiên bản mới với nhiều tính năng hiện đại và vượt trội.

3.1.2 Các hoạt động của Sacombank

o Nhận tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

o Phát hành chứng chỉtiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

o Cấp tín dụng dưới các hình thức: ¯ Cho vay.

¯ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụchuyển nhượng và giấy tờcó giá khác.

¯ Bảo lãnh ngân hàng. ¯ Phát hành thẻtín dụng.

¯ Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế.

¯ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.

o Mởtài khoản thanh toán cho khách hàng.

o Cung ứng các phương tiện thanh toán.

o Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

¯ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờthu, ủy nhiệm thu,thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụthu hộ và chi hộ.

- Thực hiện dịch vụthanh toán quốc tếvà các dịch vụthanh toán khác sau khi được NHNN chấp thuận.

3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ

(SACOMBANK CẦN THƠ)

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank Cần

Thơ

Sacombank Cần Thơ được thành lập ngày 31/10/2001 là chi nhánh cấp 1 của Sacombank được thành lập đầu tiên tại ĐBSCL trên cơ sở sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng dựa vào một số công văn sau:

- Công văn số 2538/UB, ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp nhận cho Sacombank mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.

- Quyết định số 1325/QĐ, ngày 24/10/2001 của Thống Đốc NHNN chuẩn y cho việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng vào Sacombank.

- Quyết định số 208/2001/QĐ – Hội đồng quản trị ngày 25/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.

- Quyết định số 102/2002/QĐ – Hội đồng quản trị ngày 25/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank về việc dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ về số 34A2 Khu công nghiệp (KCN) Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Ngày 11/11/2011 Sacombank Cần Thơ tổ chức kỉ niệm 10 năm thành lập (31/10/2001 – 31/10/2011) và khánh thành trụ sở mới tại số 95-97-99 Võ Văn Tần, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Tel: (07103) 843 295 Fax: (07103) 843 289

Email: cantho@sacombank.com

Sacombank Cần Thơ là đơn vị tiên phong khai thác thị trường giàu tiềm năng tại khu vực Tây Nam Bộ, làm tiền đề cho chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank tại khu vực này.

Hiện tại Sacombank Cần Thơ có 8 phòng giao dịch trực thuộc như sau: - PGD Cái Răng: số 415 – 418 Quốc lộ 1A, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

- PGD Ninh Kiều: số 174B đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

- PGD An Phú: Số 228/1C – 228/1D đường Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

- PGD Cái Khế: số 81 –83 đường Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

- PGD Trà Nóc: số 34A2 KCN Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)