Đánh giá hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thị xã hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 35)

4.2.1 Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải

Mức độ cần thiết trang bị MĐHH

Theo kết quả điều tra phỏng vấn được thể hiện ở Bảng 4.4 cho thấy rằng, đối với loại máy đàm thoại tỷ lệ người dân rất cần thiết trang bị máy là 56,1%, tỷ lệ cần thiết trang bị là 43,9%. Loại máy định vị có 62,1% tổng số người điều tra rất cần thiết trang bị máy trên tàu, số người cần thiết trang bị chiếm tỷ lệ 37,9%. Đối với máy dò cá chỉ có 3% tổng số ngư dân cho rằng cần thiết trang bị máy trên tàu lưới kéo, 97% không cần thiết vì hầu hết ngư dân khai thác thủy sản dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu. Đặc biệt, không người nào có ý kiến cần thiết trang bị ra đa và các loại máy khác, tỷ lệ người dân không cần thiết trang bị các loại máy này chiếm 100%. Sỡ dĩ như vậy là vì kỹ thuật sử dụng ra đa rất phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ khoa học kỹ thuật, không phù hợp với trình độ của ngư dân khai thác thủy sản nghề lưới kéo ở Thị xã Hà Tiên. Trong khi đó,

máy đàm thoại và máy định vị rất cần thiết trang bị trên tàu đi biển nói chung và tàu lưới kéo nói riêng. Nó được xem như người bạn đồng hành của người đi biển bởi vì nhu cầu liên lạc, xác định vị trí trên biển là cực kỳ quan trọng.

Bảng 4.4: Mức độ cần thiết trang bị các loại máy hàng hải

Loại máy Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%)

Đàm thoại 56,1 43,9 -

Định vị 62,1 37,9 -

Dò cá - 3,0 97,0

Ra đa - - 100,0

Máy khác - - 100,0

So sánh hiện trạng trang bị máy điện hàng hải giữa tàu có công suất trên 90 CV và tàu có công suất dưới 90 CV

Theo kết quả phân tích ở Hình 4.10 và Hình 4.11 cho thấy tàu có công suất từ 90 CV trở lên trang bị hệ thống máy hàng hải đầy đủ hơn các tàu có công suất dưới 90 CV. Tàu có công suất từ 90 CV trở lên có 100% tàu trang bị máy đàm thoại tầm gần và máy định vị, 24% trang bị máy đàm thoại tầm xa và 9% trang bị máy dò cá trên tàu. Đối với các tàu công suất dưới 90 CV thì chỉ trang bị máy đàm thoại tầm gần và máy định vị trên tàu, tỷ lệ này đạt 100%. Nguyên nhân các tàu công suất lớn (từ 90 CV trở lên) trang bị hệ thống máy hàng hải đầy đủ hơn so với các tàu có công suất nhỏ (dưới 90 CV) là vì ngư trường khai thác của các tàu lớn xa hơn và mở rộng hơn so với tàu nhỏ. Ngoài ra, thời gian đi một chuyến biển của các tàu lớn cũng dài ngày hơn so với tàu nhỏ. Thông thường, thời gian đi biển của các tàu có công suất trên 90 CV từ 12 – 23 ngày/tháng/chuyến. Trong khi đó tàu có công suất dưới 20 CV chỉ đi biển khoảng từ 7 – 10 ngày/ tháng/chuyến; tàu có công suất từ 20 – 50 CV đi biển khoảng 10 – 20 ngày/tháng/chuyến; tàu có công suất từ 50 – 90 CV đi biển khoảng 12 – 21 ngày/tháng/chuyến. Bên cạnh đó, đối với các tàu lớn khai thác xa bờ, Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 có quy định: ”Tổ chức cá nhân khai thác thủy sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải.” (Trích Khoản 3 Điều 12 Chương 3, Luật Thủy sản, 2005). Bởi vậy, các tàu lớn trang bị máy hàng hải đầy đủ hơn so với tàu nhỏ là hoàn toàn hợp lý.

100% 24% 100% 9% 0% 20% 40% 60% 80% 100% ĐTTG ĐTTX Định vị Dò cá Tỷ lệ

Hình 4.10: Hiện trạng trang bị máy hàng hải của tàu công suất lớn

0% 20% 40% 60% 80% 100% ĐTTG Định vị Loại máy Tỷ lệ

Hình 4.11: Hiện trạng trang bị máy hàng hải của tàu công suất nhỏ Qua Hình 4.12 cho thấy ngư trường khai thác thủy sản của các tàu có công suất trên 90 CV và tàu có công suất dưới 90 CV rất khác nhau. Đối với tàu công suất lớn thì ngư trường khai thác chủ yếu là vùng biển Cà Mau, có 79% tổng số tàu khai thác ở ngư trường này; ngư trường xung quanh đảo Phú Quốc có 55% tổng số tàu khai thác hoạt động theo các mùa vụ khác nhau; các tàu lớn không khai thác ở ngư trường Đồi Mồi do đây là vùng biển ven bờ, giới hạn tàu công suất lớn hoạt động. Đối với các tàu công suất nhỏ thì 100% tàu khai thác vùng ngư trường quanh đảo Phú Quốc nhưng theo các mùa vụ khác nhau, có 39% tổng số tàu khai thác ở ngư trường Đồi Mồi, không có tàu nào khai thác ở vùng ngư trường Cà Mau. Chính điều này phản ánh lực lượng tàu thuyền ở Thị xã Hà Tiên đa số là tàu công suất

nhỏ, chủ yếu khai thác vùng ven bờ. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản nhanh chóng. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Phú Quốc Đồi Mồi Cà Mau Ngư trường Tỷ lệ Tàu > 90CV Tàu < 90CV

Hình 4.12: Ngư trường khai thác thủy sản của tàu lưới kéo

Ngư dân sử dụng các loại máy điện hàng hải đạt hiệu quả trong sản lượng, hành trình và liên lạc. Có 68% tổng số ngư dân được điều tra sử dụng máy đàm thoại, 73% tổng số người sử dụng máy định vị và 3% sử dụng máy dò cá đạt hiệu quả trong sản lượng thủy sản khai thác. Về hiệu quả sử dụng máy hàng hải trong hành trình, có 71% tổng số người sử dụng máy đàm thoại và 100% người sử dụng máy định vị đạt hiệu quả. Trong liên lạc thì máy đàm thoại mang lại kết quả 100%. Qua kết quả điều tra phỏng vấn được thể hiện ở Hình 4.13 và Hình 4.14 cho thấy hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải giữa tàu công suất lớn và tàu công suất nhỏ có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Về sản lượng thủy sản khai thác, đối với tàu có công suất lớn, hiệu quả sử dụng máy đàm thoại đạt tỷ lệ 76%, hiệu quả sử dụng máy định vị chiếm 36%, hiệu quả sử dụng máy dò cá là 6%. Trong hành trình, máy đàm thoại mang lại hiệu quả 82%, máy định vịđạt tỷ lệ 100%. Đối với hiệu quả trong liên lạc thì máy đàm thoại mang lại hiệu quả 100% (Hình 4.13).

0% 20% 40% 60% 80% 100% Sản lượng Hành trình Liên lạc Hiệu quả Tỷ lệ Đàm thoại Định vị Máy dò cá

Hình 4.13: Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải của tàu công suất lớn

0% 20% 40% 60% 80% 100% Sản lượng Hành trình Liên lạc Hiệu quả Tỷ lệ Đàm thoại Định vị

Hình 4.14: Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải của tàu công suất nhỏ Đối với loại tàu có công suất nhỏ, hiệu quả sử dụng máy đàm thoại trong sản lượng đạt tỷ lệ 61%, hiệu quả sử dụng máy định vị chiếm 18%. Trong hành trình, máy đàm thoại mang lại hiệu quả 64%, máy định vị đạt tỷ lệ 100%. Đối với hiệu quả trong liên lạc thì máy đàm thoại mang lại hiệu quả 100% (Hình 4.14). Như vậy, hiệu quả sử dụng máy hàng hải của tàu công suất lớn đạt tỷ lệ cao hơn so với tàu công suất nhỏ.

Theo kết quả phân tích bởi Hình 4.15 và Hình 4.16 cho thấy hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải của tàu công suất lớn và tàu công suất nhỏ có sự khác nhau. Tàu có công suất lớn đạt hiệu quả sử dụng máy đàm thoại cao hơn tàu công suất nhỏđối với sản lượng và hành trình. Trong liên lạc, cả 2 loại tàu đều đạt hiệu quả sử dụng tối ưu (100%). Đối với máy định vị, tàu

lớn sử dụng máy đạt hiệu quả trong sản lượng thủy sản khai thác tốt hơn so với tàu nhỏ. Về hành trình, hiệu quả sử dụng máy tốt như nhau, đạt tỷ lệ 100%. Đối với máy dò cá, tàu có công suất trên 90 CV sử dụng đạt hiệu quả trong sản lượng thủy sản khai thác. Điều này phản ánh kỹ thuật sử dụng máy hàng hải và ứng dụng chúng vào thực tế sản xuất của ngư dân ở các tàu công suất lớn có phần tiến bộ hơn so với tàu công suất nhỏ, người dân quan tâm đến hiệu quả sử dụng máy nhiều hơn.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Đàm thoại Định vị Máy dò cá Loại máy Tỷ lệ

Sản lượng Hành trình Liên lạc

Hình 4.15: Hiệu quả sử dụng máy hàng hải của tàu công suất lớn

0% 20% 40% 60% 80% 100% Đàm thoại Định vị Loại máy Tỷ lệ Sản lượng Hành trình Liên lạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.16: Hiệu quả sử dụng máy hàng hải của tàu công suất nhỏ Ngư dân chưa sử dụng hết các tính năng của máy hàng hải trong quá trình khai thác thủy sản, đa số họ chỉ biết điều chỉnh các chức năng thông

dụng máy ở chế độ AM (đạt tỷ lệ 100%), không biết điều chỉnh các chếđộ khác như: FM, USB, LSB; trong khi chất lượng âm thanh ở chế độ FM rất tốt trong điều kiện thời tiết xấu. Xét đến máy định vị, chức năng được người dân quan tâm nhất là xác định hướng đi, có 60,6% tổng số ngư dân ưu tiên chức năng này nhất. Chức năng được ưu tiên thứ 2 là xác định vị trí tàu, tỷ lệ này đạt 47%. Còn các tính năng khác của máy như: xác định tốc độ, thời gian, đo khoảng cách, báo động, lưu vết tàu đi, lập trình đường đi cho tàu… ngư dân chưa biết ứng dụng vào thực tế sản xuất mặc dù chúng có ý nghĩa rất lớn đối với nghề lưới kéo (Phụ lục C.11). Đối với máy dò cá kết hợp định vị, hầu hết người dân chỉ quan tâm đến chức năng định vị, đo sâu, còn chức năng dò cá không có ai sử dụng đến cho dù chức năng này rất cần thiết trong nghề lưới kéo. Do đó, máy này không mang lại hiệu quả kinh tế và không có sự thay đổi gì về chi phí sản xuất.

4.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng máy điện hàng hải Thuận lợi

Theo kết quả thống kê điều tra thực tế từ ngư dân được thể hiện ở Bảng 4.5 cho thấy người dân sử dụng máy hàng hải có đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất. Loại máy hàng hải được ngư dân đánh giá sử dụng có hiệu quả nhất và ưu tiên ở vị trí thứ nhất là máy đàm thoại tầm gần với tỷ lệ 62,1%, trong khi đó máy định vị chỉ chiếm 56,2%. Đối với máy đàm thoại tầm xa và máy dò cá thì hiệu quả sử dụng thấp hơn rất nhiều so với máy đàm thoại tầm gần và máy định vị (Bảng 4.5). Chính điều này phản ánh trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của ngư dân còn hạn chế. Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải Hiệu quả sử dụng (tỷ lệ %) Thứ tựưu tiên ĐTTG ĐTTX Máy định vị Máy dò cá Số 1 62,1 - 56,2 - Số 2 37,9 - 43,8 - Số 3 - 9,1 - 3,0 Số 4 - 3,0 - 1,5

Ngoài ra, người dân còn đóng góp nhiều ý kiến xung quanh vấn đề thuận lợi của hoạt động khai thác thủy sản trên biển như sau:

• Ngư trường khai thác thủy sản quen thuộc, chỉ cần trang bị máy đàm thoại tầm gần và máy định vị trên tàu cùng với la bàn, radio thì có thể ra khơi đánh bắt.

• Khai thác thủy sản dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu, không cần trình độ khoa học kỹ thuật phức tạp.

• Các chức năng thông thường của máy hàng hải dễ sử dụng và sử dụng đạt hiệu quả trong quá trình đánh bắt.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi của nghề khai thác thủy sản, người dân cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Trở ngại của hầu hết ngư dân Thị xã Hà Tiên là vấn đề kỹ thuật sử dụng máy hàng hải, có 93,9% tổng số người được điều tra gặp khó khăn về kỹ thuật sử dụng và ứng dụng các tính năng của máy hàng hải vào quá trình sản xuất. Vấn đề trở ngại thứ hai là về nguồn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị hàng hải phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản trên biển, có 75,8% tổng số người được điều tra gặp khó khăn về vấn đề này. Về chính sách quản lý của Nhà nước, của địa phương đối với nghề khai thác thủy sản, có 27,3% tổng số người điều tra gặp khó khăn. Hầu hết ngư dân ít gặp trở ngại trong vấn đề thị trường mua bán các loại trang thiết bị hàng hải, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 3% (Bảng 4.6).

Bảng 4.6: Các trở ngại trong việc trang bị và sử dụng máy hàng hải Khó khăn Trở ngại Có (tỷ lệ %) Không (tỷ lệ %) Vốn 75,8 24,2 Kỹ thuật 93,9 6,1 Thị trường 3,0 97,0 Chính sách quản lý 27,3 72,7 Vấn đề khác - 100,0

Bên cạnh đó, những khó khăn khác trong nghề khai thác thủy sản trên biển cũng được ngư dân đề cập đến:

- Không biết cách bảo quản máy đúng quy định làm cho máy nhanh bị hư hỏng, tuổi thọ của máy giảm đáng kể. Chưa biết sử dụng tất cả các chức năng vốn có của máy.

- Không biết điều chỉnh máy theo nhu cầu sử dụng, chỉ để ở chế độ mặc định do người bán cài đặt sẵn trong máy.

- Giá cả máy điện hàng hải khá cao, không tương xứng với khả năng tài chính.

- Khi tàu cập bến phải tháo gỡ các máy điện hàng hải để bảo quản

- Sản lượng thủy sản khai thác ngày càng giảm do số lượng tàu thuyền đi đánh bắt tăng nhanh trong thời gian gần đây, đời sống khó khăn. - Nghề khai thác thủy sản mang tính truyền thống, đa số tàu khai thác

thuộc loại công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ là chủ yếu. Do đó nguồn lợi thủy sản nhanh chóng cạn kiệt.

- Từ tháng 04/2005 đến nay nhiều tàu phải neo đậu (đặc biệt tàu có công suất trên 90 CV) vì giá xăng dầu tăng đột ngột mà giá cả sản phẩm khai thác không tăng. Vì vậy chi phí cho chuyến biển tăng cao, trong khi đó thu nhập lại không tăng, nghề khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế như trước đây.

- Trong năm, từ tháng 3 đến tháng 5 tình hình thời tiết phức tạp ảnh hưởng đến tính an toàn của tàu, sản lượng thủy sản khai thác giảm, hiệu quả kinh tế thấp.

Ý kiến đề xuất của người dân

Người dân rất quan tâm đến việc trang bị máy hàng hải trên tàu nhằm phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản ngoài biển khơi. Theo kết quả tổng hợp ý kiến đề xuất của ngư dân được thể hiện ở Bảng 4.7 cho thấy có 100% tổng số người được điều tra cho rằng cần phải trang bị tối thiểu máy đàm thoại tầm gần và 97% tổng số ngư dân được hỏi cho rằng cần trang bị tối thiểu máy định vị trên tàu. Đối với máy đàm thoại tầm xa và máy dò cá thì tỷ lệ ngư dân đề xuất ý kiến cần trang bị các loại máy này ít hơn. Chỉ có 19,7% tổng số người được điều tra cho rằng cần phải trang bị tối thiểu máy đàm thoại tầm xa; 1,5% tổng số người được hỏi có ý kiến cần trang bị tối thiểu máy dò cá. Về việc trang bị ra đa và các loại máy khác thì tất cả ngư dân đều cho rằng không cần trang bị chúng trên tàu hoạt động khai thác

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thị xã hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 35)