Các loại máy hàng hải đang được trang bị trong nghề lưới kéo

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thị xã hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 26)

Qua kết quả điều tra được thể hiện ở Hình 4.2 cho thấy có 100% tàu hoạt động nghề lưới kéo ở Thị xã Hà Tiên trang bị máy đàm thoại tầm gần và máy định vị. Có 12% tổng số tàu điều tra trang bị máy đàm thoại tầm xa . Ở Hà Tiên, tàu được trang bị máy dò cá rất hiếm, chỉ có 5% số tàu được điều tra có máy dò cá. Đặc biệt không có tàu nào trang bị ra đa. Ta thấy tỷ lệ các loại máy hàng hải được trang bị rất khác nhau. Máy đàm thoại tầm gần và máy định vị được các tàu lưới kéo trang bịđầy đủ, còn máy đàm thoại tầm xa và máy dò cá có tỷ lệ trang bị rất thấp. So với tỷ lệ trang bị máy hàng hải trên tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Cà Mau năm 2003, có 100% ngư dân trang bị máy đàm thoại, định vị và máy dò cá (Nguyễn Quốc Khánh, 2003) thì tỷ lệ

ị ả ề ướ ủ ư ị

Người dân thường chọn máy đàm thoại tầm gần và máy định vị để trang bị cho tàu khai thác thủy sản do các loại máy này dễ sử dụng các chức năng thông thường, giá thành phù hợp với khả năng tài chính của người dân (khoảng 3 – 6 triệu đồng/máy). Đối với máy đàm thoại tầm xa và máy dò cá thì giá cả của chúng khá cao (khoảng 12 – 30 triệu đồng/máy) nên ngư dân ít trang bị các loại máy này. Hơn nữa, đây là các sản phẩm công nghệ cao nên thao tác vận hành máy khá phức tạp. Cách lắp đặt các loại máy này cũng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định. Điều quan trọng nhất là do trình độ của người dân còn hạn chế, sử dụng máy không có hiệu quả hoặc cho dù có trang bị máy trên tàu cũng không thể sử dụng được. Hầu hết ngư dân KTTS ở Thị xã Hà Tiên đều không trang bị ra đa trên tàu lưới kéo vì họ cho rằng ra đa không cần thiết, kỹ thuật sử dụng quá phức tạp, giá thành cao, không mang lại hiệu quả kinh tế.

100% 12% 100% 5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% ĐTTG ĐTTX Định vị Dò cá Loại máy Tỷ lệ

Hình 4.2: Tỷ lệ tàu trang bị các loại máy điện hàng hải ở Thị xã Hà Tiên Theo Bảng 4.2 cho thấy đối với máy đàm thoại tầm gần có 47% tổng số tàu điều tra chọn hiệu máy Super Star 2400, 34,8% chọn hiệu máy Galaxy, 18,2% chọn hiệu máy Onwa trang bị trên tàu. Đa số ngư dân chọn hiệu máy Super Star 2400 trang bị cho tàu đánh cá vì máy có những ưu điểm: chất lượng âm thanh tốt, giá thành phù hợp với khả năng tài chính, dễ sử dụng các chức năng thông thường, thao tác đơn giản, máy sử dụng nguồn điện một chiều ổn định.

Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết của người dân về kỹ thuật sử dụng máy còn hạn chế (thường bóp micro phát hơn 1 phút, sử dụng máy trong lúc đang

sạc bình, không có cầu chì bảo vệ máy) nên tuổi thọ của máy giảm, thường xảy ra các hư hỏng. Máy Galaxy có nhược điểm thường phát ra tiếng ồn, nghe không rõ, bộ phận thu phát dễ bị hư. Theo nhận định của ngư dân thì máy hiệu Onwa bắt sóng yếu, cầu chì dễ bị cháy do chập mạch.

Bảng 4.2: Tỷ lệ phần trăm các hiệu máy được trang bị trên tàu Loại máy Hiệu máy Tỷ lệ (%) Super Star 2400 47,0 Galaxy 34,8 Đàm thoại tầm gần Onwa 18,2 ICOM 707 10,6 Đàm thoại tầm xa ICOM 710 1,5 Furuno GP 30 25,8 Furuno GP 31 51,5 Furuno GP 32 20,0 Định vị Hiệu khác 3,0 Onwa 686 3,0 Dò cá kết hợp định vị Fuso 1,5

Đối với máy đàm thoại tầm xa, hiệu máy ICOM 707 chiếm 10,6%, hiệu máy ICOM 710 chiếm tỷ lệ 1,5% trong tổng số tàu điều tra. Ưu điểm của máy ICOM 707: dải tần số thu phát rộng, thu được tần số của các đài Radio để nghe thông tin dự báo thời tiết, chất lượng âm thanh tốt, liên lạc từ tàu về đất liền dễ dàng, có thể kết nối để liên lạc với đất liền bằng điện thoại khi gọi các đài có tần số trực canh (thường gọi Cần Thơ Radio), máy sử dụng nguồn điện một chiều ổn định. Tuy nhiên, giá thành của máy khá cao, ngư dân không biết sử dụng hết các chức năng của máy vì trình độ hiểu biết về khoa học công nghệ còn hạn chế. Do đó số lượng tàu thuyền trang bị máy đàm thoại tầm xa rất ít (12%).

Về máy định vị, hiệu máy Furuno GP 30 chiếm tỷ lệ 25,8%, Furuno GP 31 chiếm 51,5%, Furuno GP 32 chiếm 20% và máy hiệu khác chiếm 3% tổng số tàu được điều tra. Đa số ngư dân chọn máy định vị hiệu Furuno GP 31 để trang bị cho tàu đánh cá vì máy có nhiều ưu điểm: độ chính xác cao, các thao tác sử dụng máy đơn giản, ngư dân quen sử dụng loại máy này, giá thành phù hợp với khả năng tài chính của người dân. Ngoài ra, máy có trọng lượng nhẹ (khoảng 0,6 kg), dễ lắp đặt, máy sử dụng nguồn điện một chiều, công suất tiêu thụđiện năng thấp (khoảng 3 W), máy có bộ nhớđiểm lớn (950 điểm). Đặc biệt máy định vị này rất phù hợp với nghề lưới kéo,

Tuy nhiên, máy định vị cũng có nhiều nhược điểm mà ngư dân chưa khắc phục được: cầu chì dễ bị rỉ, vỏ bọc cách điện nhanh bị hư hỏng.

Riêng máy dò cá, hiệu máy Onwa 686 chiếm tỷ lệ 3%, hiệu máy Fuso chiếm 1,5% tổng số tàu điều tra. Đây không phải là máy dò cá độc lập mà là loại máy dò cá kết hợp định vị. Ưu điểm của máy: tiện lợi, gọn nhẹ, có thể định vị độc lập, đo sâu độc lập hoặc kết hợp cả 2 chức năng cùng lúc. Tuy nhiên giá thành của máy cao, kỹ thuật sử dụng phức tạp, đòi hỏi người vận hành máy phải có trình độ khoa học kỹ thuật nhất định nên không phù hợp với trình độ của ngư dân.

Như vậy, đối với nghề lưới kéo ở Thị xã Hà Tiên có 100% ngư dân trang bị máy điện hàng hải trên tàu. So với tỷ lệ trang bị máy điện hàng hải chung của cả nước năm 1997 là 63% (Thái Thanh Dương, 2004) thì tỷ lệ này cao hơn nhiều. Điều này cho thấy rằng ngư dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc trang bị máy hàng hải trên tàu nhằm đảm bảo tính an toàn trên biển và đạt hiệu quả khai thác cao hơn. Thế nhưng tỷ lệ tàu được trang bị máy đàm thoại tầm xa và máy dò cá thấp hơn so với các tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ tàu có trang bị các loại máy này ở tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Kiên Giang đạt 100% (ĐỗĐình Minh, 2003).

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thị xã hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)