Những thông tin về vận hành và lắp đặt máy điện hàng hải

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thị xã hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 29)

Người sử dụng máy điện hàng hải

Theo kết quả điều tra được thể hiện ở Hình 4.3 cho thấy trình độ văn hoá của người vận hành máy điện hàng hải cấp 1 là 35%, trình độ văn hoá cấp 2 có 56%, trình độ văn hoá cấp 3 đạt tỷ lệ 9%. Ta thấy trình độ văn hoá của ngư dân có sự chênh lệch lớn, hầu hết chỉ tập trung vào cấp 1 và cấp 2 (Hình 4.3).

Đa số ngư dân không quan tâm đến việc học tập, nâng cao trình độ văn hoá vì suy nghĩ của họ còn hạn chế. Hầu hết người dân chỉ quan tâm đến kinh nghiệm thực tế của bản thân, không biết ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất. So với trình độ văn hoá của lực lượng lao động thủy sản cả nước thì trình độ của ngư dân Thị xã Hà Tiên có tiến bộ hơn. Trình độ văn hóa chung của ngư dân cả nước: 68% chưa tốt nghiệp tiểu học, hơn 20% tốt nghiệp tiểu học, gần 10% có trình độ trung học cơ sở (VũĐình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005). Điều này phản ánh trình độ văn hoá của ngư dân ngày càng nâng cao.

35% 56% 9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trì nh độ văn hoá Tỷ lệ

Hình 4.3: Trình độ văn hoá của người sử dụng máy điện hàng hải

Nguyên nhân biết sử dụng máy điện hàng hải

Qua Hình 4.4 cho thấy rằng hầu hết người dân biết sử dụng máy điện hàng hải là do học hỏi được từ bạn bè, đồng nghiệp. Tỷ lệ này đạt 100%. Có 39% tổng số người được điều tra biết sử dụng MĐHH do người bán máy hướng dẫn. Số người biết sử dụng máy do tự học các tài liệu hướng dẫn, catalogue kèm theo máy đạt tỷ lệ 62%. Tỷ lệ người dân biết sử dụng máy nhờ tham dự lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng MĐHH là 0%. Ta thấy ngư dân không có điều kiện nâng cao tay nghề, kỹ thuật sử dụng các loại máy hàng hải vì họ không được tham dự lớp tập huấn do các lớp tập huấn này rất ít được tổ chức, hoặc tổ chức không thích hợp với thời gian nhàn rỗi của người dân.

100% 62% 39% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Học hỏi đồng nghiệp

Tự học tài liệu Người bán hướng dẫn

Tỷ lệ

Nguồn gốc máy

Nguồn gốc các loại máy hàng hải được trang bị trên tàu đa số là do ngư dân mua mới từ các cửa hàng trong tỉnh, có 86% tổng số máy được mua mới trong tỉnh. Số máy được mua mới ngoài tỉnh và mua máy cũ rất ít, chỉ có 5% tổng số máy có nguồn gốc mua từ các tỉnh ngoài và số máy được mua từ máy cũ là 12% (Hình 4.5). 86% 12% 5% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Mua mới trong tỉnh Mua máy cũ Mua mới ngoài tỉnh

Tỷ lệ Hình 4.5: Nguồn gốc của hệ thống máy điện hàng hải 0% 20% 40% 60% 80% 100% ĐTTG ĐTTX Định vị Dò cá Loại máy Tỷ lệ Mua mới trong tỉnh Mua mới ngoài tỉnh Mua máy cũ Hình 4.6: Nguồn gốc từng loại máy hàng hải

Kết quả phân tích được thể hiện ở Hình 4.6 cho thấy đối với máy đàm thoại tầm gần, có 86% tổng số máy được mua mới từ các cửa hàng trong tỉnh, 3% tổng số máy mua ngoài tỉnh và 11% tổng số máy mua từ máy cũ đã qua sử dụng. Các loại máy đàm thoại ngư dân sử dụng chủ yếu do Nhật Bản và Đài Loan sản xuất. Đối với máy định vị, có 83% tổng số máy được mua mới từ các cửa hàng trong tỉnh, 5% tổng số máy mua ngoài tỉnh và 12% tổng số máy mua từ máy cũ. Máy đàm thoại tầm xa và máy dò cá tuy có tỷ lệ trang bị ít (máy đàm thoại tầm xa 12%, máy dò cá 5%) nhưng tất cả các máy này đều được mua mới từ các cửa hàng bán thiết bị hàng hải trong tỉnh, không có máy nào mua ngoài tỉnh hoặc mua lại máy cũ. Sở dĩ như vậy là vì các loại máy này có giá thành cao, khó sử dụng, ngư dân mua trong tỉnh để thuận tiện cho việc lắp đặt và học hỏi kinh nghiệm sử dụng máy từ người bán hàng. Ngoài ra, ngư dân cũng không mua máy cũ vì các máy này có giá thành cao, nếu đã trang bị thì cần phải mua mới đểđảm bảo máy hoạt động tốt. Tỷ lệ máy được mua mới ở các cửa hàng trong tỉnh nhiều nhất, máy mua mới từ cửa hàng ngoài tỉnh rất ít vì người dân ngại sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn về lắp đặt, sử dụng và sửa chữa máy. Hơn nữa, giá cả của các máy cũng không có sự chênh lệch đáng kể. Hầu hết các máy đàm thoại tầm xa, máy định vị, máy dò cá ngư dân sử dụng đều do Nhật Bản sản xuất.

Hình thức lắp đặt máy điện hàng hải

Hầu hết các loại máy điện hàng hải trên tàu đều được người dân tự lắp đặt, tỷ lệ này chiếm 97% tổng số máy. Chỉ có khoảng 3% tổng số máy được người bán lắp đặt (Hình 4.7). 97% 3% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tự lắp Người bán lắp Cách lắp đặt Tỷ lệ

Thông thường, máy đàm thoại và máy định vị do người dân tự lắp đặt là chủ yếu vì các loại máy này không đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao. Đối với máy dò cá, khi người dân mua từ các cửa hàng sẽ có chuyên viên đến lắp đặt tận nơi vì kỹ thuật lắp đặt máy khá phức tạp.

Theo Hình 4.8, có 98% tổng số máy đàm thoại tầm gần do ngư dân tự lắp đặt, 2% tổng số máy do người bán lắp. Máy đàm thoại tầm xa có 9% do ngư dân tự lắp đặt, 3% do người bán lắp. Đối với máy định vị, có 97% tổng số máy do ngư dân tự lắp đặt, 3% tổng số máy do người bán lắp. Tất cả các máy dò cá đều do người bán lắp đặt. Khi ngư dân mua các máy hàng hải: máy đàm thoại, máy định vị, máy dò cá cùng một lúc để trang bị cho tàu thì sẽ có chuyên viên đến tận nơi lắp đặt. Ngược lại, nếu chỉ mua máy đàm thoại hoặc máy định vị thì ngư dân tự lắp đặt máy.

0% 20% 40% 60% 80% 100% ĐTTG ĐTTX Định vị Dò cá Loại máy Tỷ lệ Người bán lắp Tự lắp Có sẵn Hình 4.8: Cách lắp đặt các loại máy điện hàng hải

Thời gian lắp đặt máy điện hàng hải (trước 1997, 1997 – 1999, 2000 – 2002, 2003 – 2005)

Các máy hàng hải được trang bị trên tàu có thời gian lắp đặt khác nhau. Khoảng thời gian trước năm 1997 có 5% tổng số máy của khối tàu điều tra lắp đặt máy hàng hải, từ năm 1997 – 1999 có 26% tổng số tàu điều tra lắp đặt máy, từ năm 2000 – 2002 có 44% tổng số tàu điều tra lắp đặt máy, từ năm 2003 – 2005 có 30% tổng số tàu lắp máy (Hình 4.9).

5% 26% 44% 30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Trước 1997 Từ 1997- 1999 Từ 2000- 2002 Từ 2003- 2005 Thời điểm mua MĐHH Tỷ lệ Hình 4.9: Thời gian lắp đặt máy điện hàng hải

Sau cơn bão Linda năm 1997 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ý thức của ngư dân về việc trang bị máy điện hàng hải trên tàu nhằm đảm bảo tính an toàn trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản ngày càng tiến bộ hơn. Máy hàng hải được trang bị trên tàu gia tăng hơn trước. Tuy nhiên, hậu quả do cơn bão để lại quá nặng nề, nguồn vốn khó khăn nên đến khoảng thời gian từ năm 2000 – 2002 số tàu được đóng mới và trang bị máy điện hàng hải mới có xu hướng gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 có quy định: ”Tổ chức cá nhân khai thác thủy sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải.” (Trích Khoản 3 Điều 12 Chương 3, Luật Thủy sản, 2005). Chính vì vậy, số lượng tàu hoạt động khai thác thủy sản có trang bị hệ thống máy điện hàng hải ngày càng nhiều.

Giá thành từng loại máy

Theo Bảng 4.3 thể hiện kết quảđiều tra phỏng vấn cho thấy giá thành trung bình các loại máy hàng hải dao động từ 3,51 – 19 triệu đồng/máy. Đối với máy đàm thoại tầm gần, giá thành trung bình của máy là 3,51 triệu đồng/máy (1,5 – 5,5). Giá thành trung bình của máy đàm thoại tầm xa là 14,13 triệu đồng/máy (12,5 – 16). Máy định vị có giá thành trung bình là 4,52 triệu đồng/máy (2 – 17). Loại máy dò cá kết hợp định vị có giá thành trung bình 19 triệu đồng/máy (15 – 25). Giá thành các loại máy điện hàng hải có sự chênh lệch lớn. Sự chênh lệch giữa máy đàm thoại tầm gần và

kể. Do đó ngư dân chỉ trang bị máy đàm thoại tầm gần và máy định vị trên tàu hoạt động khai thác thủy sản nói chung và tàu lưới kéo nói riêng.

Bảng 4.3: Giá thành các loại máy điện hàng hải

Giá thành máy (triệu) Loại máy TB Min Max Đàm thoại tầm gần 3,51 1,5 5,5 Đàm thoại tầm xa 14,13 12,5 16,0 Định vị 4,52 2,0 17,0 Dò cá kết hợp định vị 19,00 15,0 25,0 Như vậy số tàu khai thác có trang bị máy điện hàng hải trên tàu lưới kéo ở Thị xã Hà Tiên đạt tỷ lệ 100%. Đa số các tàu chỉ trang bị máy đàm thoại tầm gần và máy định vị, rất ít tàu trang bị loại máy đàm thoại tầm xa và máy dò cá. Ngư dân sử dụng máy mang lại hiệu quả trong sản lượng, hành trình và liên lạc nhưng kết quả đạt được không cao. Các loại máy hàng hải có nhiều chức năng rất thích hợp với nghề lưới kéo nhưng chưa được người dân tìm tòi, sử dụng và ứng dụng vào thực tế sản xuất do trình độ sử dụng, vận hành máy còn hạn chế. Hầu hết các loại máy điện hàng hải đều do người dân tự lắp đặt, kinh nghiệm sử dụng máy chủ yếu là do học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp. Ngư dân chưa sử dụng hết các chức năng sẵn có của máy hàng hải.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thị xã hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 29)