WASP-18b khoảng bằng mười lần khối lượng Mộc tinh và quay xung quanh ngôi sao của nó một vòng 0,94 ngày, khiến nó là Mộc tinh nóng thứ hai được xác nhận có chu kì quỹ đạo chưa tới một ngày. Vì nó quá to và quá gần ngôi sao của nó (chỉ bằng ba lần bán kính sao), nên các tương tác thủy triều sẽ làm kéo dài cả hành tinh lẫn ngôi sao dọc theo đường thẳng nối liền tâm của chúng. Tuy nhiên, cả ngôi sao và hành tinh đều đang quay tròn xung quanh trục tương ứng của chúng, và những chỗ phình to thu được và mômen quay sẽ làm cho WASP-18b xoắn ốc về phía trong cho đến khi nó bị nhận chìm và bị phá hủy bởi ngôi sao của nó trong vòng chưa tới một triệu năm.
Andrew Collier-Cameron thuộc trường đại học St Andrew ở Anh và các cộng sự ở Thụy Sĩ, Bỉ và Mĩ vừa chứng minh rằng ngôi sao đó khoảng chừng một tỉ năm tuổi. Người ta tin rằng các ngôi sao và hành tinh của chúng được hình thành cùng lúc, cho nên WASP-18b cũng có tuổi bằng chừng ấy. Điều này có nghĩa là đội nghiên cứu hoặc là đã chộp được hành tinh ngoại đó ở một thời điểm hiếm gặp trong thời gian sống của nó – vì nó mới chỉ bị nuốt chửng bởi ngôi sao – hoặc là ngôi sao tiêu thụ rất tệ năng lượng thủy triều giữa nó và hành tinh. Cách giải thích thứ hai sẽ làm tăng đáng kể thời gian sống của WASP-18b và, nếu được xác nhận, sẽ buộc các nhà thiên văn suy nghĩ lại kiến thức của họ về các tương tác thủy triều trong các hệ hành tinh và cách thức các hệ mặt trời tiến hóa.
Một cách giải thích khác, đưa ra bởi Douglas Hamilton thuộc trường đại học Maryland, người không có liên quan trong nghiên cứu hiện tại, là WASP-18b có lẽ đã tương tác với một hành tinh khác nữa sau khi đạt tới kích cỡ trọn vẹn (và khi nó vẫn nằm cách tương đối xa ngôi sao bố mẹ của nó). Một quá trình như vậy khi đó sẽ có thể sẽ đẩy WASP- 18b đến gần ngôi sao hơn.
“Hay, có thể cái gì đó đang giữ hành tinh chống lại lức kéo về phía trong của thủy triều?”, Hamilton nghi vấn. “Chẳng hạn, một mặt được hiểu biết nghèo nàn của sự đối lưu sao hay một tính chất tinh vi nào đó chưa rõ của bản thân thủy triều”. Toàn bộ những khả năng này đều cần được giải quyết chặt chữ hơn, ông nhấn mạnh.
© hiepkhachquay | Bản tin Vật lí tháng 8/2009 43
Collier-Cameron và các cộng sự nói nếu WASP-18b đang xoắn ốc nhanh chóng vào phía trong, thì các hiệu ứng phải trở nên có thể thấy được trước kính thiên văn trong vòng một thập kỉ thôi và như vậy chúng sẽ được đo lường.
Nghiên cứu này báo cáo trên tập san Nature.
http://thuvienvatly.com http://www.scribd.com/hkqam3639