Haick và đội của ông hiện đang kiểm tra dụng cụ mới của họ trên nhiều tình nguyện viên hơn nhằm xem xét tác động của các yếu tố như chế độ ăn, nồng độ cồn và sự di truyền. Ngoài ra, trong một bước phá vỡ lệ ước trong đổi mới y khoa, các nhà nghiên cứu khẳng định các thử nghiệm lâm sàng trọn vẹn có lẽ là không cần thiết để đưa công nghệ mới này sang một giai đoạn sẵn sàng ứng dụng trong bệnh viện. Thay vì thế, họ tin rằng họ có thể chứng minh độ chính xác của dụng cụ bằng một loạt “hỗn hợp nhân tạo” các chất hạt có thể mô phỏng hơi thở mắc ung thư và hơi thở khỏe mạnh.
Tony Cass, một kĩ sư y sinh tại trường Cao đẳng Hoàng gia London, nhìn thấy sự hứa hẹn ở công nghệ mới, nhưng ông có sự dè dặt của mình trước ý kiến bỏ qua các thử nghiệm lâm sàng. “Công nghệ đó có tiềm năng, nhưng nó sẽ cần sự xác nhận lâm sàng nhiều hơn nữa trước khi nó được chấp nhận”, ông nói. Cass cảnh báo về sự nguy hiểm của việc chẩn đoán ung thư trực tiếp theo kiểu đơn giản hóa quá mức. “Việc sử dụng hơi thở „tổng hợp‟ là một phương thức tốt để kiểm tra một số phương diện của dụng cụ nhưng bản chất của phương pháp đó sử dụng các ma trận cảm biến và hóa chất đòi hỏi sự ước lượng ở các mẫu phức tạp – tức là bệnh nhân thực sự”, ông nói.
Ngoài ung thư phổi, dụng cụ mới này còn được sử dụng cho những tác dụng triển vọng trong chẩn đoán những chứng bệnh khác như suy thận, Haick phát biểu với
physicsworld.com. Cass cũng đồng ý rằng dụng cụ đó có tiềm năng trở nên linh hoạt ngoài việc là một công cụ y khoa. “Nó có thể sớm tìm thấy công dụng trong việc theo dõi phản ứng của bệnh nhân với phương thức điều trị và có thể hữu ích trong việc loại trừ những chứng bệnh khác có thể biểu hiện những triệu chứng tương tự như ung thư phổi trong giai đoạn đầu, ví dụ như chứng nghẽn mạch phổi kinh niên”, ông nói.
© hiepkhachquay | Bản tin Vật lí tháng 8/2009 31 Các kĩ sư kêu gọi xây dựng “cây nhân tạo” để loại bớt CO2
Việc xây dựng một rừng “cây nhân tạo” là một trong những công nghệ triển vọng nhất nhằm loại trừ cacbon đi-ôxit (CO2) ra khỏi khí quyển, theo một bản báo cáo mới được công bố bởi Học viện Cơ kĩ thuật ở Anh. Bản báo cáo còn kêu gọi một chương trình quốc gia Anh dành cho nghiên cứu và đầu tư vào các dự án “địa kĩ thuật” có thể mang lại sự hiểu biết tốt hơn về những rủi ro và cái giá phải trả của việc làm biến đổi khí hậu.
Đa số những nỗ lực nhằm xử lí sự biến đổi khí hậu đều bao hàm việc cắt giảm sự phát thải CO2 và vào tháng 12 tới, Hội nghị Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu ở Copenhagen lần đầu tiên sẽ cố gắng thiết lập những mục tiêu liên kết nhằm giảm bớt sự phát thải khí nhà kính. Cho đến nay, cho dù là đồng ý cắt giảm 50% lượng phát thải CO2 có lẽ cũng không đủ để làm dừng sự gia tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh lên thêm 2oC vào cuối thế kỉ.
Địa kĩ thuật – sự can thiệp có cân nhắc vào hệ thống khí hậu nhằm chống lại sự ấm lên toàn cầu do con người gây ra – mang lại một giải pháp khác. Bản báo cáo mới, Địa kĩ thuật – Có cho chúng ta thời gian để hành động?, nhìn vào những lựa chọn địa kĩ thuật khác nhằm đối phó với sự biến đổi khí hậu, bao gồm việc thêm sắt vào các đại dương để tạo ra các hoa phytoplankton khi đó hấp thụ CO2 và xây dựng những tấm chắn mặt trời khổng lồ trong không gian có thể phản xạ các tia Mặt trời ra ngoài.
32 thuvienvatly.com | © hiepkhachquay