Một chút may mắn

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG 9 2009 (Trang 37)

Gross tiết lộ với physicsworld.com rằng đã có một chút may mắn trong việc khám phá ra cacbon monoxit làm cho đầu nhọn AFM hoạt động hiệu quả cao vì họ đã chọn phân tử CO một cách tình cờ trong lộ trình sử dụng AFM bình thường của họ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhanh chóng nhận ra rằng cải tiến quan sát thấy ở độ phân giải là có ý nghĩa khoa học vì CO đã được sử dụng trong kính hiển vi quét chui hầm (STM), trong nhiều năm, để cải thiện độ phân giải vì lí do tương tự.

Gross phát biểu với physicsworld.com rằng đội của ông dự định phát triển nghiên cứu của họ với mục tiêu ngắn hạn là cải thiện độ phân giải và xây dựng một danh mục những dấu hiệu hóa học cho nhiều nguyên tử và phân tử khác nhau. Rốt cuộc thì AFM đầu nhọn CO có thể được dùng để nhận dạng các phân tử quen thuộc chưa được nhận dạng dùng trong phân tích hóa học. Trong thời gian dài, những dạng mới của AFM như thế này có thể áp dụng cho nghiên cứu các phản ứng hóa học và xúc tác ở cấp độ nguyên tử.

Nền công nghiệp điện tử cũng có thể hưởng lợi từ kính hiển vi mới này vì một đặc trưng tốt hơn của cấu trúc phân tử có thể giúp phát triển các dụng cụ electron độc thân. “Mặc dù chúng tôi đang tập trung vào những cải tiến thực nghiệm cỡ nhỏ, nhưng cũng thật hay là có những mục tiêu lâu dài”, Gross nói. “Một sự hiểu biết tốt hơn những quá trình điện tử ở cấp độ phân tử có thể lập nền tảng cho nền điện tử học vượt ngoài CMOS”, ông thêm.

36 thuvienvatly.com | © hiepkhachquay

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG 9 2009 (Trang 37)