Liệu ‘Mộc tinh nóng’ có quá gần ngôi sao mẹ?

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG 9 2009 (Trang 43)

Ảnh minh họa một Mộc tinh nóng (Ảnh: ESA C Carreau)

Các nhà thiên văn vừa khám phá ra một hành tinh ngoại nặng gấp 10 lần Mộc tinh nhưng quay xung quanh ngôi sao của nó chưa tới một ngày mỗi vòng. Theo kiến thức hiện nay về sự hình thành và tiến hóa của hành tinh, các nhà khoa học đã theo vết hành tinh ngoại tỉ năm tuổi đó vào khoảng một triệu năm trước khi nó bị nuốt chửng vào trong ngôi sao. Tuy nhiên, một sự chứng kiến như vậy sẽ tương đối hiếm khi xảy ra, cho thấy các nhà vật lí có lẽ phải xét lại kiến thức của họ về cách thức các ngôi sao tương tác với các hành tinh của chúng.

42 thuvienvatly.com | © hiepkhachquay

Hành tinh ngoại mới gọi tên là WASP-18b và thuộc một họ gọi là “Mộc tinh nóng” – gọi như thế vì chúng có cùng cỡ kích thước như Mộc tinh nhưng quay xung quanh ngôi sao của chúng ở quỹ đạo gần hơn nhiều so với Mộc tinh quay xung quanh Mặt trời. Gần 375 hành tinh ngoại như thế (các hành tinh quay xung quanh những ngôi sao khác ngoài Mặt trời) đã được phát hiện ra tính cho đến nay. Các nhà thiên văn tin rằng các Mộc tinh nóng hình thành ở xa ngôi sao đồng hành của chúng và sau đó theo thời gian di cư dần vào phía trong.

WASP-18b được phát hiện bằng phương pháp “đi qua” – trong đó một hành tinh làm cho ngôi sao chủ của nó lu mờ đi khi nó đi qua giữa ngôi sao đó và Trái đất – bởi chương trình khảo sát sự đi qua WASP South. Sau đó, quỹ đạo của hành tinh ngoại trên được nghiên cứu một cách độc lập bằng các quan sát vận tốc xuyên tâm từ máy ghi phổ Coralie. Kĩ thuật vừa nói đã tính ra khối lượng và chu kì quỹ đạo của một hành tinh ngoại từ sự lắc lư nó gây ra cho ngôi sao của nó.

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG 9 2009 (Trang 43)