Sử dụng Website để tự học

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông (Trang 80)

Với mục đích chính là hỗ trợ cho học sinh trong quá trình tự học, tự ôn luyên tại nhà, cung cấp các kiến thức cách hệ thống cho học sinh, giúp học sinh tiết kiệm được thời gian trong học tập thì Website được xây dựng để học sinh có thể vào xem bất kì nội dung nào trong Website mà không cần phải hoàn thành từng bước như trong các lớp học trên Website khác.

Tuy nhiên, để việc tự học đạt kết quả tốt nhất thì người học cũng nên thực hiện theo một quy trình nhất định. Cách sắp xếp các kiến thức trên Website đã thể hiện quá trình đó.

- Đầu tiên, học sinh cần phải tìm hiểu chung về nội dung phần kiến thức mình đang học để có một cái nhìn tổng quát về những gì mình sẽ học và mối quan hệ giữa các kiến thức trong đó. Từ đó, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mình đang học cái gì, nằm ở đâu trong hệ thống kiến thức, có ứng dụng gì, tiếp theo sẽ học cái gì? Như vậy, đầu tiên học sinh cần xem bài Cấu trúc nội dung chương Động học chất điểm, xác định xem mình đang ở đâu trong hệ thống kiến thức đó.

- Củng cố kiến thức: Sau khi học ở lớp, học sinh cũng đã nắm bắt được phần lớn nội dung của bài học, tuy nhiên, vẫn có thể còn những kiến thức mà học sinh không hiểu rõ, chưa kịp hỏi thầy cô trong giờ học, các vấn đề còn mơ hồ và nhầm lẫn. Vì vậy, trước khi làm bài tập thì học sinh nên xem ôn tập lại lý thuyết. Với mỗi chủ đề, Website có một bài giảng điện tử giúp học sinh hình ôn tập lại kiến thức, đồng thời có kèm theo nhiều hình ảnh, video và các mô phỏng giúp học sinh hiểu rõ bài hơn. Đồng thời, phần tóm tắt kiến thức sẽ cung cấp cái khái niệm và công thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm được trong bài.

Khi nhấp vào liên kết của một bài giảng lý thuyết, sẽ xuất hiện ra trang Web như hình 2.21, ta cần nhấp vào nút Enter (được khoanh đỏ) để mở bài giảng.

Hình 2.21 Giao diện trước khi xem bài giảng điện tử

Tuy nhiên, bài giảng sẽ được mở ra ở một cửa sổ mới của trình duyệt và đôi khi trình duyệt sẽ ngăn cản điều này. Khi có dòng thông báo như hình 2.22 thì ta chọn Options for this site và chọn dòng Always Allow.

Hình 2.22 Thông báo chặn Pop-up của trình duyệt Internet Explorer - Tìm hiểu các dạng bài tập và phương pháp giải: Giải bài tập là một phần rất quan trọng trong việc học tập môn vậy lý, nó giúp cho học sinh ôn tập kiến thức cũng như vận dụng các kiến thức vào thực tế. Tuy nhiên, khi tự học thì học sinh thường hay gặp khó khăn trong khi giải bài tập do chưa nắm vững kiến thức cũng như phương pháp giải khi gặp một bài toán nào đó, điều này có thể dẫn đến sự chán nản, ảnh hưởng tới việc tự học của các em. Website trong mỗi chủ đề (trừ phần Chuyển động cơ) đều có một bài Phân dạng và phương pháp giải bài tập giúp học sinh biết được các dạng bài tập cơ bản cũng như phương pháp giải chung nhất của các dạng này. Cách phân loại này chỉ là để học sinh tham khảo, dễ hình dung ra những nội dung hay gặp trong các bài toán còn đa phần các bài toán ở mức độ cao hơn là các bài tập tổng hợp, yêu cầu học sinh suy luận và tư duy nhiều hơn. Nhưng để giải được các bài tập này cần phải nắm vững phương pháp giải các bài tập cơ bản

trước. Mỗi dạng bài tập trong bài Phân dạng và phương pháp giải bài tập đều có 3 phần:

+ Phương pháp giải: cung cấp các công thức và phương pháp giải cơ bản cho dạng bài tập đó.

+ Ví dụ: các bài tập ví dụ giúp học sinh hiểu rõ hơn về phương pháp giải và hình dung chi tiết hơn về các bước giải bài tập.

+ Bài tập vận dụng: Các bài tập cơ bản để học sinh tự làm, giúp ghi nhớ các công thức và hiểu rõ hơn về các đại lượng cũng như mỗi quan hệ giữa các đại lượng.

- Kiểm tra đánh giá: Mỗi chủ đề đều có một bài kiểm tra ngắn gồm 15 câu trắc nghiệm với thời gian làm trong 20 phút. Học sinh khi làm bài cần tự giác, không xem tài liệu ở trên để có thể tự đánh giá về mức độ hiểu bài của mình, từ đó có định hướng tiếp theo cho việc tự học.

- Trao đổi, thắc mắc và giải đáp thắc mắc trên diễn đàn: Khi tự học, chắc chắn học sinh sẽ gặp phải những vấn đề mà tự mình không thể giải quyết được. Một chỗ khó hiểu trong lý thuyết, một bài toán khó, còn mơ hồ về các ý nghĩa của các đại lượng trong vât lý,...., khi gặp phải các vấn đề này thì học sinh cần người giúp đỡ để giải quyết nó. Nếu không có điều kiện để gặp trực tiếp bạn bè hoặc thầy cô, học sinh có thể vào diễn đàn để nêu lên các thắc mắc cần giải đáp của mình, thầy cô và các bạn có thể qua đó mà giúp đỡ dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi có một tài liệu hay hoặc một điều lý thú có liên quan đến bài học thì giáo viên hoặc học sinh cũng có thể chia sẻ, trao đổi với nhau trên diễn đàn.

- Tìm kiếm kiến thức trên mạng: Mặc dù cố gắng cung cấp các kiến thức đầy đủ nhất có thể nhưng nếu chỉ học trên một Website thì không thể nào phong phú và đầy đủ được. Trong khi đó, học sinh đang học trên Website, trên mạng Internet, nơi có một nguồn kiếm thức khổng lồ thì việc tìm kiếm các kiến thức trên các Website

khác để củng cố kiến thức, thu thập được nhiều thông tin mới, tự giải đáp các thắc mắc của mình là việc rất được khuyến khích. Việc làm này không chỉ giúp cho học sinh mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình mà qua đó còn rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin, một kỹ năng rất cần cho việc tự học và các hoạt động sau này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của đề tài, tôi đã tìm hiểu về nội dung của chương Động học chất điểm lớp 10 trung học phổ thông, đồng thời tìm hiểu và sử dụng các phần mềm cũng như tìm hiểu cách thiết kế Website dựa trên hệ thống quản lý khóa học Moodle để xây dựng nên Website hỗ trợ cho việc tự học của học sinh. Website được chia thành các chủ đề để học sinh tiện theo dõi, trong mỗi chủ đề đều có cấu trúc như nhau giúp cung cấp các kiến thức cơ bản nhất cho việc tự học của học sinh. Mặc dù các kiến thức này còn chưa đầy đủ hết về nội dung và phong phú về hình thức nhưng sẽ phần nào hỗ trợ cho học sinh, hình thành cho học sinh thói quen tự học qua Internet. Một kỹ năng rất cần thiết cho học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Website có thiết kế đơn giản, dể nhìn và dễ hiểu cùng với các hướng dẫn cụ thể về cách cài đặt các phần mềm và cách học trong Website sẽ giúp học sinh nhanh chóng bắt đầu quá trình tự học của mình mà không phải mất nhiều thời gian.

KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

Xã hội ngày càng phát triển và đổi mới đòi hỏi giáo dục cũng phải thay đổi theo để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Một trong những vấn đề quan trọng của giáo dục là phải đổi mới phương pháp giảng dạy, việc truyền thụ kiến thức một chiều là không đủ mà còn cần dạy cho học sinh cách để tự học. Và với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng mạng Internet hiện nay thì việc kết hợp giữa việc tự học với phương tiện hiện đại như mạng Internet là một ý tưởng có thể thực hiện được. Trong quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông, tôi đã đạt được một số kết quả sau:

- Nêu lên được cơ sở lý luận của việc tự học đối với học sinh trung học phổ thông, qua đó góp phần cho thấy rõ sự quan trọng của việc tự học.

- Tìm hiểu về các Website học tập trên Internet, tìm hiểu các phần mềm để tạo bài giảng điện tử và bài kiểm tra trắc nghiệm để học sinh có thể học trực tiếp trên trình duyệt mà không cần phải tải về.

- Thiết kế nội dung Website nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình tự học của học sinh.

Một số khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài:

- Các kỹ năng về tin học còn chưa cao, chưa tạo được bài giảng thực sự sinh động và phong phú.

- Thời gian có hạn nên chỉ tạo được các nội dung cơ bản nhất hỗ trợ cho việc tự học của học sinh mà còn thiếu nhiều mục khác đề tạo hứng thú thêm cho học sinh trong quá trình học tập.

Một số đề xuất:

- Mỗi học sinh cần có điều kiện sử dụng máy vi tính và kết nối internet tại nhà. - Mỗi giáo viên cần cố gắng tự học hỏi, nâng cao hiểu biết của mình về công nghệ thông tin, tìm kiếm các kiếm thức mới, thực tiễn và có ích để cung cấp cho các em trên Website.

- Cần khuyến khích việc tự học cho các em bằng nhiều cách khác nhau như đánh giá kết quả dựa trên sự cố gắng tự học của các em, tổ chức thảo luận thuyết trình để nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin cũng như kỹ năng tự học.

- Nhà trường cần tạo điều kiện khuyến khích và hỗ trợ giáo viên trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc dạy học.

Hướng phát triển của đề tài:

- Tiếp tục xây dựng Website ngày càng hoàn thiện và phong phú hơn với nhiều nội dung hơn, không chỉ giới hạn ở phần Động học chất điểm mà còn mở rộng thêm cho các chương khác của chương trình Vật lý trung học phổ thông.

- Tổ chức nhiều hoạt động trên Website hơn như tiến hành kiểm tra đánh giá trên Website, mở nhiều các hoạt động trao đổi thảo luận trên diễn đàn,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[2] Nguyễn Kim Dũ 2007, Bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[3] Lê Thị Linh Giang (2004), Định dạng và phương pháp giải bài tập cơ học trong chương trình trung học phổ thông, Trường ĐH An Giang – Khoa Sư Phạm.

[4] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao. Nguyễn Hữu Quỳnh. Vũ Vǎn Tảo (2011), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa.

[5]Bùi Quang Hân, Trần Văn Bồi, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thành Tương (1998), Giải toán Vât lý 10, NXB Giáo dục.

[6] Trần Thị Thanh Hà (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 12 trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[7] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2010), Vật lý 10 Nâng cao - Sách giáo viên, NXB Giáo dục.

[8] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2007), Vật lý 10 Nâng cao, NXB Giáo dục.

[10] Dương Hương Ly (2011), Thiết kế e-book hỗ trợ dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” – Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[11] Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

[12] Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Bài giảng Nhập môn internet và e-learning, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

[13] Lê Thị Hoài Phương (2011), Áp dụng mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của Website vào dạy học chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 THPT nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[14] Mai Hoàng Phương (2007), Thiết kế và sử dụng Website trong dạy học phần “Dao động điện – Dòng điện xoay chiều, Dao động điện từ - Sóng điện từ” lớp 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[15] Đỗ Thị Việt Phương (2011), Thiết kế e-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[16] Trần Anh Quân (2008), Xây dựng và sử dụng website dạy học chương “Động học chất điểm” vật lý 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

[17] POLYGON Information Technology (2010), Hướng dẫn sử dụng Moodle cho giảng viên.

[18] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) – Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo – Bùi Tường (1998), Quá trình Dạy – Tự học, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)