Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông (Trang 27)

LMS (Learning Management System) là một hệ thống quản lý việc học tập và đạo tạo được thiết kế bởi các nhà giáo dục và các chuyên gia công nghệ thông tin. LMS giúp cho chúng ta dễ dàng tạo mới và cập nhật những khóa học. LMS lấy hoạt động làm trung tâm, thông qua LMS, chúng ta có thể dễ dàng quản lý học viên cũng

như tổ chức các hoạt động trong khóa học. Hiện nay trên thế giới có nhiều hệ thống quản lý học tập LMS được phát triển. Tuy nhiên nếu nhắc tới tính phổ biến và tiện lợi thì chúng ta phải kể đến Moodle, nó được sử dụng trên hơn 160 quốc gia và được dịch ra trên 75 ngôn ngữ.

Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các Website học tập trực tuyến.

Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại của WebCT trong trường đại học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở và hướng tới giáo dục, hướng tới người dùng nhiều hơn.

Điểm nổi bật của Moodle là hướng tới giáo dục và dành cho người làm trong lĩnh vực giáo dục. Do đó, Moodle được thiết kế với giao diện trực quan và dễ sử dụng, giáo viên chỉ cần thời gian ngắn để làm quen và sử dụng Moodle. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo như phổ thông, cao đẳng, đại học, đào tạo từ xa,...

Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng các bản tiếng Việt và hỗ trợ giáo viên triển khai Moodle.

Các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ về Moodle vô cùng đồ sộ mà trong giới hạn của đề tài mà tôi không tiện nêu ra. Các bạn có thể truy cập vào Website

http://moodle.org/course/view.php?id=45 để tìm hiểu các thông tin như việc Việt

hóa Moodle, Cài đặt và sử dụng Moodle, Các tính năng của Moodle, Cách soạn bài giảng bằng Moodle,...

1.2.5.2. Các tính năng chính của Moodle

- Some basic features - Các chức năng cơ bản: bao gồm các chức năng về quản lý trang Web, quản lý người dùng và quản lý khóa học.

- Assignments – Nhiệm vụ: Cho phép giáo viên giao các nhiệm cho người học và chấm điểm các bài đã nộp lên.

- Chats - Tán gẫu: Cho phép những người tham gia trao đổi thời gia thực trên Web.

- Choices - Lựa chọn: Giáo viên có thể tạo ra một câu hỏi với nhiều phương án trả lời, có thể dùng để tạo một cuộc thăm dò nhanh.

- Forums - Diễn đàn: Cho phép giáo viên tạo ra các diễn đàn thảo luận, trao đổi giữa người học với người học, hoặc giữa người học với giáo viên.

- Glossaries - Bảng thuật ngữ: Cho phép giáo viên tạo và duy trì một danh sách các định nghĩa như một từ điển.

- HotPot: Cho phép giáo viên tạo các câu hỏi nhiều lựa chọn, câu trả lời ngắn, trò chơi ô chữ, gắn kết/sắp xếp vị trí và câu vấn đáp điền vào ô trống bằng việc sử dụng phần mềm Hot Potatoes.

- Lessons - Bài học: Cho phép giáo viên tạo một bài giảng với một nội dung linh hoạt.

- Quizzes - Câu vấn đáp: Cho phép giáo viên thiết kế và thiết lập các bài kiểm tra gồm câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi True - False và câu hỏi với câu trả lời ngắn.

- Resources - Các nguồn tài nguyên: Nơi để các nguồn tài nguyên của khóa học được chuẩn bị để upload lên sever của khóa học.

- SCORM Packages - Các gói chuẩn SCORM

- Surveys - Các cuộc khảo sát: Cung cấp một số công cụ khảo sát dành cho giáo viên.

- Wiki: Là một trang web cho phép mọi người có thể thêm vào hay biên tập.. Những phiên bản cũ của wiki không bị xóa và có thể khôi phục nếu có yêu cầu.

1.2.6. Giới thiệu một số phần hỗ trợ việc xây dựng Website hỗ trợ tự học 1.2.6.1. Các phần mềm trình chiếu

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)