Bài giảng điện tử
Cung cấp cho học sinh các kiến thức:
• Khái niệm và tính chất chuyển động cơ • Khái niệm chất điểm và quỹ đạo
• Cách xác định vị trí một chất điểm • Cách xác định thời gian
• Hệ quy chiếu
Hình 2.7 Một slide bài giảng điện tử chủ đề Chuyển động cơ Tóm tắt lý thuyết
Tóm tắt các kiến thức cơ bản của bài mà học sinh cần nắm
1. Chuyển động cơ
- Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật trong không gian theo thời gian. Khi một vật chuyển động cơ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật với một vật khác được coi là đứng yên. Vật đứng yên này được gọi là vật mốc.
- Chuyển động cơ có tính tương đối.
Ví dụ: Xét một người ngồi trong một toa tàu đang chạy: nếu chọn vật làm mốc là một cái cây bên đường thì người đó đang chuyển động, còn nếu chọn vật làm mốc là chính toa tàu thì người đó đang đứng yên.
- Chất điểm là một vật có kích thước rất nhỏ, có thể bỏ qua được so với phạm vi chuyển động của nó.
- Khi một vật là một chất điểm thì ta có thể coi nó như một điểm hình học có khối lượng trên quãng đường mà nó chuyển động.
3. Quỹ đạo của chất điểm
- Khi chuyển động, tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm tạo thành một đường trong không gian. Đường này gọi quỹ đạo của chất điểm.
- Quỹ đạo của chất điểm cũng có tính tương đối.
4. Xác định vị trí của chất điểm
- Để xác định vị trí của một chất điểm:
+ Chọn một vật làm mốc
+ Gắn với vật làm mốc một hệ tọa độ
+ Xác định tọa độ của chất điểm trong hệ tọa độ này
Khi đó, vị trí của chất điểm chính là tọa độ của chất điểm trong hệ tọa độ này.
Ví dụ: Xét một chiếc xe chạy từ A tới B, để xác định vị trí của xe: Chọn vật làm mốc là cái cây
Chọn hệ tọa độ Ox có gốc tọa độ O trùng với vật làm mốc như hình
B A x 1 2 3 -1 -2
Như vậy, vị trí của xe tại A được xác định bằng tọa độ của A là 𝑥 =𝑂𝐴���� = -2, còn vị trí của xe tại B được xác định bằng tọa độ của B là 𝑥 =𝑂𝐵���� = 3
5. Xác định thời gian
- Để xác định thời điểm, ta cần:
+ Một đồng hồ đo thời gian. + Chọn một gốc thời gian
Như vậy, thời điểm được xác định bằng khoảng thời gian từ gốc thời gian được chọn tới lúc xảy ra hiện tượng. Khoàng thời gian này được xác định bằng đồng hồ đo thời gian.
Ví dụ: An đi học từ lúc 6h00’ và tới trường lúc 6h30’. Nếu chọn gốc thời gian là lúc An bắt đầu đi học, tức lúc 6h00’ thì thời điểm An tới trường là t = 30’.
6. Hệ quy chiếu
- Một hệ quy chiếu bao gồm:
+ Hệ tọa độ gắn với vật làm mốc. + Đồng hồ và gốc thời gian.
- Hệ quy chiếu được dùng để khảo sát chuyển động của chất điểm.
7. Chuyển động tịnh tiến
- Chuyển động tịnh tiến là chuyển động trong đó một đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của vật khi chuyển động luôn song song với chính nó. Trong chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của vật có quỹ đạo giống hệt nhau và có thể chồng khít lên nhau.
Ví dụ: chuyển động của một cái bè trôi trên sông, chuyển động của cái bàn đạp của xe đạp.
8. Phương trình chuyển động của chất điểm
- Khi chất điểm chuyển động thì tọa độ của chất điểm sẽ biến đổi theo thời gian. Phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ chất điểm vào thời gian gọi là phương trình chuyển động của chất điểm:
x = f(t) Bài tập trắc nghiệm
Đây là file xuất ra dưới dạng văn bản của bài trắc nghiệm thiết kế trên Wondershare QuizCreator
ID Questions Question
Image
1 Một vật được coi là chất điểm khi
A. kích thước của vật nhỏ không thể quan sát được. B. kích thước của vật nhỏ so với các vật xung quanh. C. kích thước của vật nhỏ hơn kích thước bình thường. D. kích thước của vật nhỏ so với chiều dài đường đi.
2 Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó. B. Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời. C. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
D. Viên bi rơi từ tầng mười của một tòa nhà xuống đất.
3 Chọn câu phát biểu đúng. Khi đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
4 Hệ quy chiếu gồm có:
A. Vật được chọn làm mốc.
B. Một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
C. Một đồng hồ đo thời gian và mốc thời gian. D. Tất cả các yếu tố trên.
5 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Chuyển động cơ là sự ... của vật đó so với vật khác theo thời gian.
A. thay đổi vận tốc B. thay đổi khoảng cách C. thay đổi vị trí
D. thay đổi kích thước
6 Đại lượng nào sau đây không thể có giá trị âm: A. Thời điểm t xét chuyển động của vật. B. Tọa độ x của một vật trên trục tọa độ. C. Khoảng thời gian Δt mà vật chuyển động. D. Độ dời Δx mà vật di chuyển.
7 Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm trùng với số đo thời gian?
A. An đi học lúc 6h30' và tới trường lúc 7h00'. B. Một bộ phim chiếu từ 17h00' tới 21h00'.
C. Máy bay xuất phát từ TP.HCM lúc 0h00' và tới Paris lúc 10h00' cùng ngày.
D. Một đoàn tàu rời ga từ Hà Nội lúc 0h00' ngày 1/5 và tới Huế lúc 3h00' ngày 2/5.
8 Nếu chọn 7h30' là mốc thời gian thì thời điểm lúc 8h15' cùng ngày có giá trị:
A. t = 1,25h B. t = 1,75h C. t = 0,45h D. t = 0,75h
9 "Lúc 7h30' sáng nay, đoàn đua xe đạp đang chạy trên quốc lộ 1, cách Tuy Hòa 50km". Việc xác định vị trí của đoàn xe như trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Mốc thời gian. B. Vật làm mốc. C. Đồng hồ.
D. Chiều dương trên đường đi.
10 Một xe khách Bắc Nam xuất phát từ Hà Nội lúc 5h15' ngày 1/4 và đến TP.HCM lúc 3h30' ngày 3/5. Khoảng thời gian xe khách chạy từ Hà Nội tới TP.HCM là:
A. 1h45' B. 22h15'
C. 26h45' D. 46h15'
11 Trong những chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến?
A. Hòn bi lăn trên mặt bàn. B. Kim đồng hồ đang chạy.
C. Chuyển động của ngăn kéo bàn. D. Trái Đất quay quanh trục của nó.
12 Chọn câu đúng về chuyển động tịnh tiến:
A. Quỹ đạo của vật chuyển động tịnh tiến luôn là một đường thẳng.
B. Mọi điểm trên vật vạch ra những đường có dạng giống nhau.
C. Vận tốc của vật không thay đổi.
D. Đoạn thẳng nối hai điểm bất kì trên vật khi chuyển động luôn song song với chính nó.
13 Một hành khách ngồi trong toa tàu H nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Nếu chọn vật làm mốc là sân ga thì
A. tàu H đứng yên, tàu N chuyển động. B. tàu H chuyển động, tàu N đứng yên. C. tàu H và N đều chuyển động.
14 Phát biểu nào sau đây sai:
A. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
B. Đứng yên có tính tương đối. C. Chuyển động có tính tương đối.
D. Nếu một vật không thay đổi khoảng của nó so với vật khác thì vật đó đứng yên.
15 Một máy bay xuất phát từ Hà Nội lúc 19h30' giờ Hà Nội và tới Paris lúc 6h30' ngày hôm sau theo giờ Paris. Biết giờ Paris chậm hơn giờ Hà Nội 6h. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Paris là :
A. 11h00' B. 3h00' C. 5h00' D. 17h00'