Trang “Tra Cứu”

Một phần của tài liệu thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (hoá học 10 trung học phổ thông) (Trang 42)

Ý tưởng thiết kế

Trang “Tra Cứu” là trang nội dung quan trọng và được thiết kế khác biệt. Trang này đóng vai trò là một trang thư viện tra cứu các chất vô cơ. Người sử dụng có thể dễ dàng chọn nội dung mình muốn tra cứu hay trở lại trang chủ bằng vài thao tác nhấp chuột đơn giản.

Sau khi chọn “Tra Cứu” tại trang chủ, từ điển điện tử sẽ hiển thị giao diện chính của trang “Tra Cứu”. Để sử dụng tra cứu, HS chỉ cần nhấp chuột vào ô “Tìm kiếm” rồi nhập tên chất mình muốn tra cứu vào.

Hình 2.4. Giao diện của trang “Tra Cứu”

Tại giao diện chính của trang “Tra Cứu”, HS có thể chọn bất kì nội dung nào trong các nội dung có liên quan với chất cần tra (lịch sử, lý tính, hoá tính, ứng dụng, điều chế) bằng cách nhấp chuột vào.

Trong trang này chúng tôi đã thiết kế được 17 chất với những nội dung tương ứng về lịch sử hình thành, lý tính, hoá tính, ứng dụng và điều chế của từng chất. Những thông tin về các chất chúng tôi tra cứu trong nhiều tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Qua đó khi sử dụng từ điển sẽ giúp cho HS biết thêm và hiểu rõ về những chất hoá học vô cơ, từ đó giúp HS thêm sự hiểu biết cũng như niềm yêu thích đối với môn hoá. Đặc biệt, người dùng có thể thêm, chỉnh sửa thông tin trong từ điển, đây là một trong những tiện ích khác của từ điển mà chúng tôi xây dựng tức là từ điển điện tử trở thành hệ thống lưu trữ thông tin cho người dùng.

2.4.2.1.Lịch sử

Phần lịch sử các chất vô cơ giúp HS biết được về quá trình khám phá, nghiên cứu ra các chất vô cơ của những nhà hoá học. Qua đó giúp HS hiểu thêm về nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển của các chất đồng thời tăng thêm sự yêu thích đối với môn hoá học, góp phần giáo dục HS tính kiên trì, nhẫn nại, tính tỉ mỉ, đam mê khám phá qua những tấm gương các nhà hoá học. Tra Cứu Axit sunfuric Brom Clo Flo Hidro sunfua Hidro bromua Hidro clorua Hidro florua Hidro iotua Hidro peoxit Iot Lưu huỳnh Lưu huỳnh dioxit Lưu huỳnh trioxit

Nước Oxi Ozon

Hình 2.6. Lịch sử khám phá axit sunfuric

2.4.2.2. Vị trí cấu tạo

Trong mục này, chúng tôi cung cấp thông tin về công thức cấu tạo, công thức phân tử, cấu hình electron của các chất vô cơ

Hình 2.7. Cấu tạo của axit sunfuric

2.4.2.3. Lý tính

Trong mục này, chúng tôi cung cấp thông tin về những tính chất vật lý của các chất vô cơ (cấu trúc, trạng thái tồn tại, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ....) đồng thời có mở rộng kiến thức để HS biết thêm ngoài SGK.

Hình 2.8. Lý tính của axit sunfuric

2.4.2.4. Hoá tính

Tính chất hoá học là phần không thể thiếu khi chúng ta tìm hiểu về một chất nào đó. Chính vì vậy, trong mục này chúng tôi cung cấp cho HS biết và diễn giải thêm về những tính chất hoá học của các chất vô cơ, đi từ cơ bản đến nâng cao, mở rộng.

Hình 2.9. Hoá tính của axit sunfuric

2.4.2.5. Ứng dụng

Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy đòi hỏi phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Do đó, phần này chúng tôi trình bày ứng dụng của tất cả các chất vô cơ đã giới thiệu trong từ điển, đồng thời mở rộng liên hệ với thực tiễn đời sống nhằm khơi

gợi sự say mê, hứng thú cho HS, khẳng định hoá học hiện diện ngay từ những vật dụng, đồ dùng, hiện tượng...xung quanh môi trường mà HS sinh sống.

Hình 2.10. ứng dụng của axit sunfuric

2.4.2.6. Điều chế

Khi khảo sát một chất ngoài lý tính, hoá tính, ứng dụng thì không thể nào thiếu được cách điều chế chất đó trong phòng thí nghiệm như thế nào, trong công nghiệp ra sao và có bao nhiêu cách điều chế. HS sẽ tìm được điều này thông qua mục “điều chế” trong từ điển điện tử.

Hình 2.11. điều chế axit sunfuric

Một phần của tài liệu thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (hoá học 10 trung học phổ thông) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)