Cấu trúc chương trình hoá vô cơ lớp 10 THPT

Một phần của tài liệu thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (hoá học 10 trung học phổ thông) (Trang 31)

Chương trình hoá học 10 THPT gồm có các phần:

Phần lý thuyết chủ đạo được biên soạntheo kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm, là được đưa vào khoảng gần đến giữa chương trình. Trước đó HS đã được tiếp thu một số kiến thức cơ sở để chuẩn bị. Khi học định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử, HS được hệ thống hoá những tài liệu đã tích luỹ. Sau đó HS lại có dịp nghiên cứu các tài liệu khác dưới ánh sáng của những lý thuyết cơ bản vừa học. Phần lý thuyết chủ đạo bao gồm 3 chương:

Chương 1. Nguyên tử

Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học Chương 3. Liên kết hoá học

Phần lý thuyết phản ứng nghiên cứu về phản ứng oxi hóa – khử, phân loại các phản ứng hóa học và lý thuyết về nhiệt động lực học. Phần lý thuyết phản ứng bao gồm 2 chương được phân bố ở giữa và cuối chương trình:

Chương 4: Phản ứng hoá học

Phần hoá học vô cơ bao gồm 2 chương; nghiên cứu về các phi kim của nhóm Halogen, nhóm Oxi và một số hợp chất tiêu biểu của chúng:

Chương 5. Nhóm Halogen Chương 6. Nhóm Oxi

Bảng 1.2. Các chất vô cơ trong chương trình hoá học 10

Chương 5 Chương 6

Clo Oxi

Hidro clorua Ozon

Flo Hidro peoxit

Brom Lưu huỳnh

Iot Hidro sunfua

Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit

Axit sunfuric

Trong SGK trình bày một cách cơ bản về tính chất vật lý, hoá học, cũng như những ứng dụng và điều chế của các chất vô cơ.

Một phần của tài liệu thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (hoá học 10 trung học phổ thông) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)