Một số hướng ứng dụng từ điển trong dạy học hóa học THPT

Một phần của tài liệu thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (hoá học 10 trung học phổ thông) (Trang 89)

Từ điển điện tử hiện nay chỉ được biết đến như là một công cụ để phục vụ việc tra cứu, chưa thể đi sâu vào việc ứng dụng trong dạy học ở THPT. Từ điển điện tử còn nhiều thế mạnh chưa được khai thác đúng mức. Chẳng hạn, từ điển điện tử có thể trở thành công cụ học tập cho các môn ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hoa...) bên cạnh đó các từ điển điện tử còn có thể phục vụ HS trong các lĩnh vực như địa lí, lịch sử, toán, lý, hoá... nếu được ứng dụng một cách triệt để. Đối với môn hoá học, việc sử dụng từ điển điện tử trong dạy học mang lại những lợi ích sau:

− Là tài liệu bổ trợ, cung cấp thêm tư liệu bên cạnh SGK, giúp HS tiếp cận nguồn thông tin phong phú và đa dạng với nhiều hình thức (clip, hình ảnh), giúp HS hiểu rõ hơn, cặn kẽ hơn về hoá học vô cơ. Đây cũng là công cụ tham khảo cho GV giảng dạy môn hoá học ở bậc trung học.

− Là công cụ tra cứu, lưu trữ cho GV, HS. Khi gặp một vấn đề không có hay mở rộng hơn trong SGK, thay gì tra cứu các sách tham khảo, từ điển điện tử giúp GV, HS tra cứu một cách nhanh chóng, bên cạnh đó chúng tôi thiết kế từ điển điện tử dưới dạng từ điển mở, người dùng có thể cập nhập thông tin, lưu trữ những thông tin về chất vô cơ mà người dùng có được.

− Là công cụ tự học dành cho HS. Việc tự học của HS kết hợp với từ điển điện tử theo 2 phương pháp

o Phương pháp tự học không hướng dẫn: khi đó từ điển điện tử trở thành tài liệu tham khảo, thông qua tra cứu từ điển điện tử HS hiểu

hơn về các chất vô cơ trong quá trình học trên lớp, cũng như chuẩn bị bài mới, củng cố, trao dồi hơn về kiến thức hoá vô cơ.

o Phương pháp tự học có hướng dẫn: HS sẽ dễ dàng tiếp cận với kiến thức có trong từ điển điện tử thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt của GV, khi đó HS sẽ hiểu thêm và cặn kẽ về những kiến thức được học trên lớp và có trong từ điển điện tử.

3 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 THPT.

Tính khả thi

Tính khả thi của đề tài thể hiện qua:

+ Tổng kết các phiếu khảo sát ý kiến của GV và HS. − Tính hiệu quả

Tính hiệu quả của đề tài thể hiện qua:

+ Sự đánh giá cao của GV, HS về hình thức, cấu trúc, nội dung từ điển điện tử .

+ Mức độ hứng thú học tập bộ môn được nâng lên, HS yêu thích môn học hơn (đánh giá qua tổng kết các phiếu thăm khảo ý kiến của GV và HS).

3.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm trên 30 GV và 90 HS khối 10 của 3 trường THPT thuộc TP. HCM:

− Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Quận Thủ Đức. − Trường THPT Thủ Đức, Quận Thủ Đức.

− Trường THPT Tam Phú, Quận Thủ Đức Đặc điểm của GV và HS thực nghiệm là:

− Có nhu cầu học cách sử dụng các phần mềm tiện ích phục vụ dạy học hóa học ở trường THPT.

− Đội ngũ GV hóa học với tuổi nghề lâu năm, giàu kinh nghiệm và đều có nhiệt tình giảng dạy.

− Tất cả GV và HS đều có máy vi tính hỗ trợ việc sử dụng từ điển điện tử ở nhà.

3.3. Tiến hành thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành qua các giai đoạn

− Liên hệ với GV, HS ở các trường để nắm số lượng GV, HS khảo sát. − Tiến hành điều tra sơ lược về đặc điểm của GV, HS.

− Sau thời gian hai tuần điều tra bằng phiếu câu hỏi để lấy kết quả khảo sát.

− Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận.

3.4. Kết quả khảo sát chất lượng từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 THPT THPT

Trong quá trình điều tra thực nghiệm, chúng tôi chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất là điều tra thực trạng về ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học của GV cũng như nhu cầu của GV, HS về việc sử dụng các tài liệu trong quá trình dạy và học hoá học. Phần thứ hai chúng tôi thực nghiệm về chất lượng và hiệu quả của từ điển điện tử các chất vô cơ lớp hoá học 10 THPT.

Về hình thức

o Giao diện từ điển điện tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi tiếp xúc với từ điển điện tử, giao diện là ấn tượng đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người sử dụng, đặc biệt với đối tượng HS. Theo thống kê cho thấy 60 trên 90 HS cho rằng giao diện từ điển điện tử được thiết kế rất tốt (66,67%), 20 trên 90 HS cho rằng chỉ đạt mức độ tốt (22,22%), còn 11,11% HS cho rằng chỉ đạt mức bình thường. Về phía GV, 19 trên tổng số 30 GV cho rằng giao diện từ điển điện tử được thiết kế với mức độ rất tốt (63,33%). Chỉ 11 GV cho rằng giao diện chỉ đạt mức tốt (chiếm 36,67%).

Đối với mỗi cá nhân sẽ có một ý thích, cái nhìn thẩm mỹ riêng, vì vậy không thể nào 100% GV hay HS cho rằng từ điển điện tử được thiết kế với giao diện rất tốt. Nhìn tổng thể, tỉ lệ số GV, HS đánh giá cao về giao diện của từ điển điện tử là rất cao. Đây là một bước đầu thành công của từ điển điện tử.

o Cách trình bày của từ điển điện tử

Điều thứ hai cần quan tâm đó chính là cách trình bày của từ điển điện tử, những thông tin, kiến thức, cũng như các mục được chúng tôi bố trí sao cho hợp lý nhất, đem lại sự logic và rõ ràng, tạo nên một từ điển điện tử có tính chuyên nghiệp. Và như kết quả thực nghiệm sau khi sử dụng từ điển điện tử này cho biết:

- Đối với GV: có 26 trên 30 GV (86,67%) đánh giá rất tốt về cách trình bày của từ điển điện tử, 4 trên 30 GV (13,33%) cho rằng nội dung trong từ điển điện tử được trình bày tốt.

- Đối với HS: 77,78% HS (70 trên 90 HS) đánh giá cách trình bày của từ điển điện tử là rất tốt, 15 trên 90 HS (16,67%) cho rằng cách trình bày từ điển điện tử là tốt, có 5,55% HS cho rằng cách trình bày của từ điển điện tử là bình thường.

Như vậy, về mặt trình bày, từ điển điện tử đã gần như đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Tỷ lệ số GV, HS nhận xét về cách trình này rất tốt và tốt là rất cao.

o Về thao tác sử dụng từ điển điện tử

Từ điển điện tử được thiết kế sao cho đơn giản nhất về mặt cách sử dụng. Vì vậy, thao tác trên từ điển điện tử chỉ đơn thuần là việc nhấp chuột vào nơi mà mình muốn. Sau đó các trang này đều có đường liên kết dẫn về trang chủ hoặc những trang có liên quan. Chính vì thế mà đa số các GV, HS cho rằng thao tác thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng.

- Về phía GV: có 25 trên 30 GV công nhận thao tác sử dụng rất tốt (chiếm 83,33%), một số ít GV cho rằng thao tác sử dụng chỉ đạt mức độ tốt (5 GV, chiếm 16,67%).

- Về phía HS: có tới 85 HS trên tổng số 90 HS (chiếm 94,44%) đánh giá mức độ rất tốt cho thao tác sử dụng từ điển điện tử, còn 5 HS (chiếm 5,56%) thì cho rằng chỉ đạt ở mức độ tốt.

Về nội dung từ điển điện tử

Kết quả thực nghiệm cho thấy, từ điển mà chúng tôi xây dựng đã đạt yêu cầu về tiêu chí thao tác đơn giản, dễ sử dụng. Do đó, về mặt nội dung cũng thu được kết quả rất khả quan.

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm đánh giá kiến thức của từ điển điện tử

GV (30 GV) HS (90 HS)

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Rất tốt Tốt

Kiến thức chính

xác 76,67% 23,33% 94,44% 5,56%

Từ số liệu bảng trên, tổng quan cho ta thấy hầu hết các GV, HS đều đánh giá cao về kiến thức trong từ điển điện tử.

Về nội dung kiến thức mở rộng, phong phú, đa dạng gắn với thực tiễn cuộc sống, 20 GV trên 30 GV đánh giá điều này ở mức độ rất tốt (chiếm 66,67%), 9 GV đánh giá ở mức độ tốt (30%), còn 3,33% GV đánh giá ở mức độ bình thường. Về phía HS,

chúng tôi nhận thấy có 70 HS trên 90 HS đánh giá rất tốt (chiếm 77,78%), 10 HS đánh giá ở mức độ tốt (11,11%), còn 10 HS đánh giá mức độ bình thường (11,11%).

Bên cạnh những nội dung trên, từ điển điện tử còn cung cấp cho người dùng những câu trắc nghiệm để luyện tập. Đa số GV đánh giá rất tốt về hệ thống câu hỏi bài tập trắc nghiệm và phù hợp với nhiều đối tới HS hiện nay (25 GV, chiếm 83,33%), 5 GV chỉ đánh giá ở mức độ tốt (chiếm 16,67%). Khía cạnh HS, đa số các em cho rằng hệ thống trắc nghiệm ở mức độ tốt (60 trên 90 HS, chiếm 66,67%), 10 HS cho rằng là rất tốt (11,11%), bên cạnh đó còn 22,22% HS chỉ đánh giá ở mức độ bình thường.

Thông qua kết quả thực nghiệm, kiến thức mà chúng tôi trong trình bày trong từ điển điện tử hầu hết mọi người đều tiếp thu được. Qua đó, chúng tôi cũng đáp ứng được phần nào yêu cầu về mặt kiến thức lẫn hệ thống trắc nghiệm.

Về tính khả thi

Khi được hỏi về tính khả thi của từ điển điện tử, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực. 20 GV trên 30 GV (chiếm 66,67%) đánh giá rất tốt và điều này cũng được đón nhận rất tốt ở HS với tỉ lệ 100% HS đánh giá rất tốt từ điển điện tử phù hợp với nhu cầu học tập HS. 8 trên 30 GV (26,67%) đánh giá tốt khi sử dụng từ điển điện tử cho nhu cầu học tập của HS, có 6,66% GV đánh giá ở mức độ bình thường.

Về khả năng tiếp thu bài, sau hai tuần được sử dụng từ điển điện tử, đa số các GV nhận định sau khi sử dụng từ điển khả năng tiếp thu bài của HS tăng lên (22 trên 30 GV, chiếm 73,33%), có 23,33% GV (7 trên 30 GV) đánh giá tốt về điều này, chỉ có 1 GV đánh giá ở mức bình thường.

Một điều quan trọng, chúng tôi mong muốn từ điển điện tử phù hợp với đại đa số HS và điều đó cũng được thể hiện qua thực nghiệm. 85 trên 90 HS (chiếm 94,44%) cho rằng từ điển điện tử rất tốt đối với nhiều đối tượng HS, 5 HS (5,56%) đánh giá ở mức độ tốt. Về phía GV có 28 GV cũng nhận định rất tốt khi sử dụng từ điển điện tử cho nhiều đối tượng HS (chiếm 93,33%), có 2 GV đánh giá ở mức độ tốt (6,67%).

Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía GV, HS. Điều này cũng đã mở ra một tương lai tươi sáng cho từ điển điện tử trong việc dạy học hoá học.

Về những ưu điểm nổi bật của từ điển điện tử

Khi được hỏi về những ưu điểm nổi bật của từ điển điện tử, chúng tôi nhận được từ phía GV lẫn HS những phản hồi tích cực như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khá nhiều GV ( trên 80% GV) cho biết rằng khi từ điển điện tử sử dụng dễ dàng cho việc tra cứu nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian, lưu trữ được nhiều thông tin bổ ích.

- Trên 90% HS cho rằng từ điển điện tử là công cụ học tập tốt đối với HS phổ thông, với hệ thống kiến thức đầy đủ, dễ hiểu để HS tra cứu qua đó giúp HS nắm bài rõ ràng và hiểu hơn về các chất.

- Một số lượng khá đông HS (trên 50% HS) cho rằng qua từ điển điện tử HS được biết thêm nhiều thí nghiệm hoá học thông qua các đoạn phim thí nghiệm phong phú, mục hoá học vui giúp HS thư giãn, biết thêm nhiều kiến thức.

Từ kết quả điều tra về hình thức, nội dung cũng như tính khả thi của từ điển điện tử chúng tôi nhận thấy rằng:

- Từ điển điện tử của chúng tôi đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung lẫn hình thức.

- Từ điển điện tử của chúng tôi mang lại một hiệu quả nhất định, giúp HS nâng cao việc hiểu bài, kiến thức hóa học.

- Từ điển điện tử của chúng tôi được các GV, HS đón nhận và sử dụng nhiệt tình.

Tuy nhiên, từ điển điện tử của chúng tôi cũng đón nhận được một số góp ý, nhận xét mang tính xây dựng để từ điển điện tử hoàn thiện hơn về nội dung như: cần đa dạng, mở rộng hơn nữa thông tin để đáp ứng nhu cầu muốn học của HS, phần bài tập đa dạng hơn, có bài giải sẽ tiện cho việc tự giải bài tập. Về hình thức cần phát triển hoàn thiện hơn, bắt mắt hơn nữa. Những ý kiến này sẽ được chúng tôi tiếp thu để hoàn thiện hơn từ điển điện tử.

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu một số tài liệu để làm cơ sở lý luận của đề tài

− Tìm hiểu xu thế đổi mới PPDH và sự thay đổi của PPDH trong những năm gần đây, đặt biệt quan tâm đến xu hướng dạy học có hỗ trợ CNTT. − Nghiên cứu lý luận thực tiễn về hoạt động tự học.

− Nghiên cứu và xây dựng từ điển điện tử.

1.2. Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 THPT với những nội dung sau

- Giới thiệu về công cụ tra cứu kiến thức nâng cao, mở rộng của các chất vô cơ. - Cung cấp hệ thống hoá học vui, giúp người dùng thư giản cũng như nâng cao thêm kiến thức.

- Cung cấp hệ thống trắc nghiệm và hệ thống đoạn thí nghiệm trực quan phong phú và đa dạng.

1.3. Khảo sát để đánh giá đề tài

Tiến hành khảo sát trên 30 GV và 90 HS ở 3 trường THPT bằng cách cho sử dụng thử từ điển điện tử sau đó điều tra bằng phiếu câu hỏi. Kết quả nhận được như sau:

- Về hình thức: từ điển điện tử được thiết kế khá bắt mắt, thu hút người sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.

- Về nội dung: từ điển điện tử giới thiệu được những kiến thức nâng cao, mở rộng, cũng như hệ thống trắc nghiệm và đoạn phim thí nghiệm đa dạng, phong phú.

- Về tính khả thi: từ điển điện tử phù hợp với nhu cầu học tập của HS cũng như hỗ trợ tốt cho nhiều đối tượng HS.

1.4. Một số hạn chế của đề tài

Khi thực hiện đề tài này chúng tôi gặp vài hạn chế như sau:

- Về hình thức: Do thời gian nghiên cứu, cũng như trình độ lập trình của chúng tôi còn hạn chế nên giao diện chưa được bắt mắt, cuốn hút như những từ điển khác như Lạc Việt ...

- Về mặt thực nghiệm: do điều kiện khách quan của trường thực nghiệm nên trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ thực nghiệm ở mức định tính bằng phiếu khảo sát.

2. Kiến nghị

Trong thời đại ngày nay, hoạt động dạy học đặc biệt đối với bộ môn hóa học với đặc thù bài giảng cần tính trực quan sinh động cao, cho nên việc áp dụng CNTT là vô cùng phù hợp. Tuy nhiên thực tế thì không chỉ gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật… mà còn khó khăn trong cả kỹ năng, trình độ tin học của GV. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy được tầm quan trọng của việc trang bị cho SV và nâng cao trình độ cho GV phổ thông kỹ năng tin học và truyền thông. Do đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

Về ứng dụng CNTT trong dạy học

Bộ GDĐT cần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong GDĐT. Ngoài ra cần tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển những công cụ phục vụ cho dạy học hóa học. Như vậy việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng mới được áp cũng một cách linh hoạt và chủ động. Từ đó, GV

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thiết kế từ điển điện tử các chất vô cơ (hoá học 10 trung học phổ thông) (Trang 89)