Trong chương trình Hóa học 10 gồm những bài học về các nguyên tố và chất hóa học được xếp vào 2 chương sau khi nghiên cứu các lý thuyết chủ đạo. HS được học về các chất và các hợp chất điển hình của 2 nhóm phi kim điển hình trong bảng tuần hoàn là VIA và VIIA.
1. Kiến thức
- HS biết vận dụng những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử… để hiểu được:
+ Tính chất hóa học của các đơn chất trong 2 chương. + Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
+ Những ứng dụng quan trọng của các hợp chất vô cơ.
2. Kỹ năng
Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng:
− Thực hành, thí nghiệm về tính chất hóa học của các đơn chất và những hợp chất của chúng.
− Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước, sự phá hủy tầng ozon, mưa axit,…).
− Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử, chất oxi hóa bằng phương pháp thăng bằng electron hoặc cân bằng số oxi hóa.
− Giải các bài tập có liên quan đến kiến thức của chương.
− Có ý thức bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm các nguồn: không khí, đất, nước,…
1.7. Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 THPT
Đối với GV
Khi thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng về nhu cầu sử dụng từ điển điện tử các chất vô cơ ở các trường THPT còn rất mới mẻ. Có tới 28 trên tổng số 30 GV chưa biết tới từ điển điện tử các chất vô cơ (chiếm tới 93,33%) còn lại 2 GV đã từng nghe qua từ điển điện tử (chiếm 6,67%). Điều này minh chứng từ điển điện tử các chất vô cơ còn khá mới mẻ đối với đại đa số GV THPT.
Khi được hỏi về việc tra cứu tính chất của các chất vô cơ trong quá trình dạy học thì kết quả cũng khá bất ngờ, có đến 30 trên tổng số 30 GV sử dụng các sách tham khảo khi tra cứu, trong đó có 5 GV có tra cứu các tài liệu tham khảo trên inetrnet. Điều này cho chúng ta thấy việc tra cứu của đại đa số GV vẫn còn phụ thuộc vào các tài liệu in sẵn.
Đa phần các GV cho biết khi sử dụng công cụ tra cứu là sách tham khảo, Internet có những hạn chế như sau:
− Về sách tham khảo
+ Hiện nay sách tham khảo khá là nhiều và kiến thức trong các sách lập lại cũng nhiều nên việc tra cứu khi sử dụng sách in khá tốn kém về kinh phí và thời gian.
+ Khó mang theo một số lượng sách lớn trong quá trình giảng dạy trên lớp để tra cứu.
− Về Internet
+ Khó khăn trong tra cứu khi không kết nối Internet. + Nguồn thông tin chưa được kiểm định
Đối với HS
Qua thực nghiệm chúng tôi thấy rằng, HS ngày nay thường xuyên sử dụng các tài liệu điện tử (100% HS), đặc biệt khi hỏi đến thì đa phần các em cho biết rằng thường xuyên sử dụng Internet trong việc học hoá học và các môn khác.
Khi hỏi đến mức độ thường xuyên sử dụng từ điển hoá học dạng in thì đại đa số HS (87 trên 90 HS chiếm 96,67%) cho biết không bao giờ sử dụng từ điển hoá học, còn 3,33% HS thỉnh thoảng có sử dụng từ điển để tra cứu về thuật ngữ, định nghĩa. Qua đó chúng tôi thấy rằng việc sử dụng từ điển điện tử hoá học để học tập ở HS THPT còn khá mới mẻ, dự kiến một hướng phát triển rộng lớn cho từ điển điện tử các chất vô cơ.
Chúng tôi đặt vấn đề cho các HS khi được sử dụng từ điển điện tử các chất vô cơ thì các em sẽ phục vụ cho nhu cầu nào của bản thân. Kết quả thu được rất khả quan
− 66,67% HS cho rằng sẽ sử dụng từ điển điện tử để chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
− 100% HS sử dụng từ điển điện tử để hệ thống hoá bài học sau mỗi buổi học về chất vô cơ.
− 33,33% HS cho rằng từ điển điện tử giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập.
Tóm lại, từ kết quả mà chúng tôi thực nghiệm được trên đây càng giúp chúng tôi khẳng định được rằng việc xây dựng từ điển điện tử các chất vô cơ hoá học 10 là đúng đắn và cần thiết. Từ điển điện tử này không chỉ đáp ứng cho nhu cầu nâng cao kiến thức của HS trong hóa học mà còn giúp HS trong việc chuẩn bị và hệ thống hoá kiến thức hoá học. Khi xây dựng từ điển điện tử chúng tôi xây dựng nội dung dựa theo SGK có bổ sung và mở rộng. Và hơn hết, chúng tôi còn sử dụng hình ảnh, clip thí nghiệm sẽ đáp ứng yêu cầu về mặt trực quan. Cuối cùng đây là một từ điển điện tử hoàn toàn bằng tiếng Việt. Có trong tay một từ điển điện tử như thế, HS sẽ không còn lo lắng về vấn đề thời gian tìm kiếm cũng như không phải tìm kiếm tài liệu tham khảo.
2 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TỪ ĐIỂN CÁC CHẤT VÔ CƠ ( HÓA HỌC 10 – THPT)