Giải pháp

Một phần của tài liệu Kế toán thuế tại cty TNHH vũ hùng long (Trang 76)

Xây dựng một quy trình quản lý và kiểm soát tại công ty về thuế TNDN

- Sự khác nhau giữa quy định của kế toán và quy định của thuế đã tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Có những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình phân phối lợi nhuận, về phía Nhà nước thì thu được càng nhiều thuế càng tốt, còn về phía doanh nghiệp thì ngược lại. Để dung hòa giữa lợi ích của công ty và lợi ích của cơ quan thuế, công ty cần có những biện pháp quản lý chi phí hợp lý, hạn chế các chi phí không hợp lý phát sinh trong kỳ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.

- Thứ nhất, các khoản chi phí phải được Giám đốc phê duyệt và khi phát sinh phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

phí... Các khoản chi phí này nếu chi vượt mức quy định thì phải yêu cầu nhân viên chi bù.

- Đối với các chi phí như điện, điện thoại cần có biện pháp để tránh lãng phí trong việc sử dụng ví dụ nên bật điều hòa từ lúc 9h sáng và tắt trước khi ra về 45 phút, theo dõi chặt chẽ các số điện thoại không phải gọi cho đối tác kinh doanh, tránh tình trạng sử dụng cho mục đích riêng của nhân viên).

- Thứ ba, công ty nên thực hiện những cuộc vận động tiết kiệm chi phí đến từng bộ phận, từng cán bộ, nhân viên, có chế độ khen thưởng, xử phạt để khuyến khích các nhân viên thực hiện một cách nghiêm túc.

- Thứ tư, nâng cao ý thức làm việc cũng như tuân thủ pháp luật của ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty, tránh việc vi phạm các quy định về hành chính, vi phạm hợp đồng làm phát sinh các khoản chi phí không hợp lý, tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.

KẾT LUẬN

Sau một tháng thực tập tại phòng kế toán của Công ty TNHH Vũ Hùng Long, đã được sự giúp đỡ của Ban Giám đôc, phòng kế toán và cán bộ trong Công ty đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán doanh nghiệp nói chung.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế kế toán tại Công ty tôi thấy rằng: Công tác kế toán ở Công ty đã phát huy được rất nhiều mặt mạnh và đó là những thành công của Công ty trong những năm qua. Tuy nhiên bên cạnh đó không tránh khỏi những mặt còn tồn tại, để khắc phục những mặt còn tồn tại đó. Những điểm còn chưa hoàn thiện tôi xin đưa ra những ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện thêm một vài phần hạch toàn kế toán nói riêng và công tác kế toán nói chung trong Công ty. Những ý kiến đóng góp trên cơ sở thực tế của Công ty, hy vọng nó sẽ có tác dụng tốt đối với công tác kế toán của Công ty.

Do thời gian tiếp xúc với công tác kế toán chưa nhiều và cũng là bước đầu tìm hiểu về kế toán, nên các vấn đề tôi đưa ra trong báo cáo thực tập này có thể chưa mang tính chất khái quát cao, cách giải quyết chưa hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi những sai sót.

Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán trong Công ty để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước hình thành quỹ tiền tệ tập trung có quy mô lớn nhất của mỗi quốc gia ngoài nguồn thu khác như phí, lệ phí.... và sử dụng nguồn tài chính đó để thực hiện các mục tiêu của nhà nước

Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành qủa phát triển kinh tế cho mọi người. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào qúa trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằng cách sử dụng công cụ thuế.

Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh: Thông qua khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế, có thể kiểm tra kiểm soát và nắm được thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, lậu thuế, khai báo sai với tình hình sản xuất kinh doanh trong thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao vai trò giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơ quan thuế.

Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển là vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; có những ngành kinh tế tác động đến sự tăng trưởng kinh tế ( kinh tế công cộng ) nhưng lại không được các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tư của nhà nước. Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tương đối cao

đối với một số ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ lệ thuế tương đối thấp đối với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hướng của nhà nước và việc ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.

Phụ lục 2: Các yếu tố cơ bản của luật thuế.

 Tên gọi của luật thuế.

Tên Luật thuế thường được xác định trên cơ sở tên gọi loại thuế được quy định. Tên gọi của một Luật thuế được xác định theo đối tượng tính thuế hoặc nội dung và tính chất của các hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng.

 Căn cứ tính thuế.

Trong các Luật thuế đều có các quy phạm quy định thuế được tính dưạ trên căn cứ nào. Tùy thuộc nội dung, tính chất của từng loại thuế mà các căn cứ tính thuế được quy định cụ thể. Các căn cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng tính thuế và thuế suất. Ngoài ra trong một số loại thuế, căn cứ tính thuế còn được quy định bao gồm một số yếu tố khác như số lượng hàng hoá, giá tính thuế…

 Ðối tượng tính thuế:

Là căn cứ quan trọng nhất để tính thuế, phản ánh nội dung kinh tế – xã hội, nguồn gốc của bộ phận của cải được tập trung vào qũy ngân sách Nhà nước, thể hiện tính chất độc lập của một loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế. Do đó, các Luật thuế quy định đối tượng tính thuế của mỗi loại thuế có tính độc lập. Chẳng hạn, đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế…

 Biểu thuế:

Là bảng tập hợp các thuế suất hoặc các mức thuế nhất định trong một Luật thuế được áp dụng để thu thuế đối với từng quan hệ cụ thể cụ thể.

 Thuế suất:

Là mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng tính thuế. Tuỳ theo từng Luật thuế mà người ta áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Biểu thuế gồm có các hình thức sau:

 Biểu thuế thông thường bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất áp dụng ổn định và thống nhất cho toàn bộ đối tượng tính thuế.

 Biểu thuế lũy tiến bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất áp dụng càng cao theo quy mô của đối tượng tính thuế

 Biểu thuế lũy thoái bao gồm các mức thuế suất nhưng thuế suất áp dụng giảm dần tương ứng với sự tăng lên của đối tượng tính thuế ở các bậc. Hiện nay pháp luật thuế Việt Nam cũng như phổ biến ở nhiều nước trên thế giới

không quy định loại thuế lũy thoái. Việc áp dụng biểu thuế lũy thoái trong thu thuế mang tính cá biệt ở một số nước.

 Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế.

Chế độ kê khai thuế quy định trong Luật thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ và cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn liên quan đến việc tính và thu thuế. Tùy thuộc vào yêu cầu của việc tính thuế đối với từng loại thuế mà Luật thuế và các văn bản pháp luật thuế có liên quan quy định nội dung pháp lý về nghĩa vụ kê khai củ đối tượng nộp thuế.

Chế độ thu, nộp thuế bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác thu nộp thuế và phương thức thu nộp thuế.

Hành vi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế được thể hiện ở việc nộp đủ và đúng thời hạn số thuế phải nộp. Thời hạn nộp thuế quy định trong các Luật thuế và các văn bản pháp luật thuế được xác định phù hợp với nội dung, tính chất của từng loại thuế.

 Thu thuế:

Là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong Luật thuế có các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nước Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động thu thuế như cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, trong các Luật thuế còn quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, cơ quan Nhà nước có liên quan trong qúa trình thực hiện việc thu thuế hoặc trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức và cá nhân thực hiện ủy nhiệm việc thu thuế.

 Chế độ miễn, giảm thuế.

Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong các Luật thuế. Chế độ giảm thuế, miễn thuế được áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân là đối tượng nộp thuế nhưng có các dấu hiệu và sự kiện được dự liệu trong Luật thuế thì được giảm một phần số thuế phải nộp hoặc được miễn nộp thuế theo thời hạn do từng Luật thuế quy định.

Phụ lục 3: Hệ thống Luật thuế tại Việt Nam

 Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu - Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12

 Thuế xuất-nhập khẩu - Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11

 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu - Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12

 Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12

 Thuế từ dầu khí - Nghị định số 05/2009/NĐ-CP

 Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu - Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12

 Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12

 Thuế thu nhập cá nhân - Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12

 Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12

 Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước - Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12

 Thuế nhà, đất - Pháp lệnh số 34/L/CTN, Thông tư 71/1002/TT-BTC

 Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí - Nghị định số 05/2009/NĐ-CP

 Thuế môn bài - Nghị định số 75/2002/NĐ-CP, Thông tư số 42/2003/TT-BTC

 Thuế chuyển quyền sử dụng đất - Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12

 Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nghị quyết số 15/2003/QH11

Phụ lục 4 : BẢNG DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT THEO TỶ

L % TRÊN DOANH THU

Ban hành kèm theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính)

1) Phân phối, cung cấp hàng hoá: tỷ lệ 1%

- Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).

2) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5% - Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ;

- Dịch vụ cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, cho thuê tài sản và đồ dùng cá nhân khác;

- Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải; Bốc xếp hàng hoá và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện; - Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

- Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

- Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông;

- Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; - Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; - Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

- Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản; - Các dịch vụ khác;

- Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

3) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%

- Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa; - Khai thác, chế biến khoáng sản;

- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

- Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

- Dịch vụ ăn uống;

- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

- Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

4) Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%

Một phần của tài liệu Kế toán thuế tại cty TNHH vũ hùng long (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)