Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ sở hữu nhà nước đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp HCM (Trang 41)

Cơ sở lý thuyết đề xuất mô hình trên dựa trên tổng hợp các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu trước đây về sở hữu của nhà nước tác động đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu này kỳ vọng tạo ra sự nhìn nhận một cách hệ thống hơn về tỷ lệ sở hữu nhà nước và các yếu tố khác, khám phá và kiểm chứng lại các yếu tố này tác động đến giá trị doanh nghiệp.

Các nhà nghiên cứu trước đều đề cập nhiều đến vấn đề quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng, sở hữu nhà nước, cơ cấu tài sản và đòn bẩy tài chính là những yếu tố liên quan mật thiết đến giá trị doanh nghiệp, điều này được dựa trên các nghiên cứu trước được thực hiện bởi Chen, Li và Lin (2007) và của Le và O`Brien (2011). Sở hữu nhà nước tác động đến giá trị doanh nghiệp và ngoài ra còn các yếu tố khác tác động đến giá trị doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tài sản và đòn bẩy tài chính.

Giá trị doanh nghiệp bị tác động bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp đến môi trường bên trong, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp…Tuy nhiên trong khả năng nghiên cứu của tác giả và thời gian hạn chế nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về giá trị của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp chú trọng đến yếu tố sở hữu nhà nước qua đó giúp cho các doanh nghiệp và các đơn vị quản lý nhà nước tìm kiếm các biện pháp làm tăng giá trị doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu thông qua các yếu tố tác động nhất là yếu tố sở hữu nhà nước. Dựa vào cơ sở lý thuyết và các giả thuyết mối quan hệ của các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước đến giá trị doanh nghiệp

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Với nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và kỹ thuật phân tích hồi quy dạng bảng để giải thích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn. Phân tích dữ liệu bảng thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian và đưa ra một số lượng lớn mẫu quan sát, do đó tăng mực độ linh động và tăng hiệu quả của số liệu thống kê.

Mô hình hồi quy được sử dụng trong luận văn là mô hình hồi quy ước lượng tổng quát, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, mô hình ảnh hưởng cố định. Tác giả chạy mô hình hồi quy truyền thống là hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OSL) để ước lượng tham số mô hình.

-Các nhân tố khác: - Quy mô công ty: SIZE - Tốc độ tăng trưởng: GR - Đòn bẩy tài chính: LEV - Cơ cấu tài sản: TANG -Khả năng sinh lời ROA - Tính thanh khoản LIQ - Chính sách cổ tức DIV - Ngành KIND

- Thời gian DN: AGE

Giá trị doanh nghiệp: FV (Tobin’sQ)

Các bước chi tiết của nghiên cứu

Bước 1: Thu thập và xác định các biến trong mô hình Bước 2: Thống kê mô tả các biến

Bước 3: Xây dựng mô hình hồi quy và chạy thực nghiệm,chọn mô hình tốt nhất.

Bước 4: Phân tích ma trận hệ số tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tương quan chuỗi, so sánh giữa các mô hình, kiểm định phương sai thay đổi.

Bước 5: Khắc phục khuyết tật của mô hình, xác định mô hình tối ưu. Dựa vào kết quả của mô hình đưa ra kết luận cho mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ sở hữu nhà nước đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp HCM (Trang 41)