Theo Nguyen và cộng sự (2012) Công ty có quy mô nhỏ phải trả nhiều chi phí phát hành nợ và vốn chủ sở hữu mới hơn các công ty có quy mô lớn.
Theo lý thuyết đánh đổi, các công ty lớn có lợi thế hơn trong việc phát hành nợ, dẫn đến mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nợ và quy mô công ty như các nghiên cứu của Huang,S. và Song,F. (2002), Nguyen và cộng sự (2012), Trần Ngọc Thơ Bùi Thị Phương Lan và (2014).
Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng quy mô công ty và nợ có quan hệ nghịch chiều. Những công ty lớn ít bị ảnh hưởng bởi thông tin bất cân xứng khi phát hành vốn cổ phần mới nên thuận lợi cho việc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Các
nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Chen (2004) đã tìm thấy được điều này trong nghiên cứu của họ.
Các công ty có quy mô càng lớn thì càng có khuynh hướng cung cấp BCTC có chất lượng tốt hơn. Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty lớn được xây dựng hoàn thiện hơn, nhằm kiểm soát hoạt động của DN để kiểm soát chi phí, nên làm chi phí công bố thông tin giảm hơn đi so với DN nhỏ. Quy mô DN được đánh giá qua: Tổng tài sản, doanh thu thuần, tổng nguồn vốn, số lao động của DN. DN có quy mô lớn thì việc đầu tư cho hệ thống kế toán càng nhiều: Đầu tư mua phần mềm, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ lôgic hiệu quả, quy trình công việc cụ thể rõ ràng, kiểm toán bởi công ty kiểm toán uy tín có độ tin cậy cao ... làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Trong bài nghiên cứu này quy mô công ty được đo lường bằng Logarit cơ số e của tổng tài sản cuối kỳ có ký hiệu là SIZE