Thu nhập của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN (Trang 64)

Bảng 4.17. Thu nhập bình quân từ nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ

ĐVT: Triệu đồng

Thôn Nghèo Cận nghèo Trung bình TB 3 nhóm hộ

Huổi Hua 30,05 52,15 79,90 44,44 Na Sang 1 32,60 79,37 89,40 69,35 Na Sang 2 17,45 54,53 86,80 63,25 Pá Ngam 1 44,83 91,00 144,42 103,86 Pá Ngam 2 55,88 41,00 97,25 69,45 Tin Lán 45,97 66,67 34,00 50,98 TB 6 thôn 39,45 64,67 99,83 66,89

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra,2014)

Dựa vào bảng 4.17 ta thấy thu nhập từnông nghiệp trung bình 3 nhóm hộ là 66,89 triệu đồng. Thu nhập từ nông nghiệp cao nhất là nhóm các hộ phân loại hộ trung bình là 99,83 triệu đồng. Còn nhóm có thu nhập từ nông nghiệp thấp nhất là nhóm các hộ phân loại nhóm hộ nghèo là 39,45 triệu đồng. Và nhóm hộ cận nghèo có thu nhập từnông nghiệp là 64,67 triệu đồng. Nhóm hộ trung bình có thu nhập từ nông nghiệp cao nhất là do nhóm hộ này là nhóm có diện tích đất canh tác nhiều và lại có khả năng để đầu tư trong các loại hình sản xuất, làm tăng hiệu quả năng suất cây trồng vật, nuôi của hộ. Còn nhóm hộ cận nghèo tuy đã đầu tư vào trong sản xuất nhưng vẫn còn ở mức độhạn chế, cho nên năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi chưa cao, làm cho mức thu nhập trên một năm vẫn còn thấp. Đối với nhóm hộnghèo do điều kiện kinh tế eo hẹp, diện tích đất canh tác lại ít, cho nên không có khả năng đầu tư nhiều cho các hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Bình quân thu nhập trên một năm từnông nghiệp của nhóm hộnghèo là ởmức thấp

chỉ có 39,45 triệu đồng. Trong khi đó, việc chi tiêu cho đời sống hằng ngày với những nhu cầu thiết yếu như cho việc học hành, sức khỏe và mua sắm các phương tiện sinh hoạt với mức chi tiêu cao. Ngoài ra các dân tộc tại địa phương còn nhiều tập quán, lễhội, tập tục ăn uống ma chay, cưới hỏi dài ngày đã làm tỷtrọng chi tiêu cho đời sống tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến tái sản xuất mở rộng. Trong nông thôn hiện nay, nguồn thu nhập của các hộ không chỉ đơn thuần từnông nghiệp mà còn thu nhập từnhiều nguồn khác nữa, đó là thu nhập từlàm thuê, từdịch vụchếbiến, dịch vụtiêu thụsản phẩm.... Ngoài ra họ còn mở các dịch vụ như: làm đất, tưới tiêu, bảo vệthực vật, vận chuyển hàng hóa, sơ chế nông phẩm. Điển hìnhđã có những hộ chuyên làm đất thuê. Hiện nay một số hộ nông dân có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời mở nhiều nghề mới trong nông thôn như chế biến thức ăn gia súc, nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào và một số mặt hàng thủcông mỹnghệnhằm khai thác nguyên liệu sẵn có của vùng và đểtận dụng lao động.

Nhìn chung, tại xã Núa Ngam thu nhập từ phi nông nghiệp của các nhóm hộlà thấp hoặc không có thu nhập từngoài nông nghiệp. Do người dân địa phương đều mang tâm lý chung là chỉ biết trông chờ, phụ thuộc vào các hoạt động nông nghiệp, không biết tận dụng thời gian cho các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập. Vì vậy, trong khóa luận này không tiến hành nghiên cứu thu nhập sinh kếphi nông nghiệp của người dân.

4.3.2.Thu nhập từtrồng trọt và chăn nuôi

Từ điều tra, tìm hiểu cho thấy phần lớn thu nhập của người dân tại địa bàn nghiên cứu là thu nhập từ nông nghiệp, ngành nông nghiệp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Tại địa bàn xã Núa Ngam thì thu nhập từnông nghiệp được cấu thành từhai hợp phần chính là thu nhập từ trồng trọt và thu nhập từ chăn nuôi. Sau đây ta tiến hành đánh giá về đóng góp thu nhập của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4.18. Bình quân thu nhập từ trồng trọt

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra,2014)

Dựa vào bảng trên ta thấy trung bình thu nhập của cả 6 thôn điều tra từ ba loại cây là 20,67 triệu đồng. Trong đó trung bình thu nhập từ cây ngô là cao nhất với 41,41 triệu đồng. Lúa là cây có trung bình thu nhập thấp nhất chỉcó 3,57 triệu đồng. Sắn có thu nhập trung bình là 17,59 triệu đồng. Qua điều tra ại địa bàn nghiên cứu, ngô là loại cây trồng phổ biến được người dân trồng với diện tích lớn. Do loại cây này được người dân trồng từ rất lâu đời và là cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậuở địa phương.

Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây người dân có xu hướng giảm diện tích trồng ngô, tăng diện tích trồng sắn. Do giá vật tư cao, giống ngô đắt, giá bán lại thấp, bị ép giá, cho nên người dân không có đủ điều kiện đầu tư để đảm bảo theo đúng kỹthuật, nhất là các hộ nghèo vẫn áp dụng phương thức canh tác truyền thống của địa phương. Vì vậy năng suất, sản lượng của cây ngô thấp, làm cho thu nhập từ cây ngô tính trên đơn vị diện tích là chưa cao. Với những hạn chếcủa ngô người dân đã giảm diện tích trồng ngô sang trồng sắn,

Thôn Lúa Sắn Ngô TB 3 loại cây

Huổi Hua 1,00 11,30 26,00 12,77 Na Sang 1 5,75 7,52 39,23 17,50 Na Sang 2 11,50 6,13 32,57 16,73 Pá Ngam 1 0,63 43,70 67,45 37,26 Pá Ngam 2 1,78 15,63 54,72 24,04 Tin Lán 0,00 17,43 29,80 15,74 TB 6 thôn 3,57 17,59 41,41 20,67

ưu điểm là giống sắn không cần mua, yêu cầu đầu tư ít mà vẫn cho năng suất. Thị trường tiêu thụ củ sắn tươi trên địa bàn xã tương đối ổn định. Tuy nhiên giá bán sắn tươi rẻ, cho nên thu nhập từsắn của người dân là thấp.Đối với lúa là cây đáp ứng nhu cầu lương thực chính cho người dân cho nên mức độ sử dụng làm hàng hóa là ít, chủyếu chỉ đủ đểphục vụnhu cầu của gia đình.

Ngoài ra, người dân còn trồng thêm cây đỗ đen mục đích chỉ nhằm tận dụng đất và tăng thêm thu nhập cho gia đình, nên tỷlệ ít chỉ chiếm 11,75% thu nhập đối với các hộtrồng.

Bảng 4.19. Bình quân thu nhập từ chăn nuôi

ĐVT:Triệu đồng

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra,2014)

Từ kết quả phân tích bảng số liệu 4.20 ta thấy, thu nhập trung bình từ các loại vật nuôi chủ yếu của 6 thôn trung bình là 5,23 triệu đồng. Trong đó, thu nhập trung bình từ trâu, bò của 6 thôn là cao nhất với 14,00 triệu đồng. Đây là đại gia súc không chỉ phục vụ sức kéo, mà còn là nguồn đem lại thu nhập cho người dân. Tại địa phương người dân chăn nuôi trâu, bò theo phương thức chăn thảvới nguồn thức ăn tựnhiên dồi dào, nên việc chăn nuôi

Thôn Lợn Trâu, bò Dê, ngựa Gia cầm TB các loại vật nuôi Huổi Hua 2,06 9,00 3,13 0,25 3,61 Na Sang 1 3,85 14,67 0,00 2,16 5,17 Na Sang 2 6,00 26,00 5,00 1,81 9,70 Pá Ngam 1 5,10 14,13 0,00 1,86 5,27 Pá Ngam 2 8,10 10,67 0,00 0,50 4,82 Tin Lán 0,63 7,43 2,89 0,33 2,82 TB 6 thôn 4,31 14,00 3,11 1,14 5,23

không gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà nhiều gia đình có điều kiện đã đầu tư tăng số lượng đàn vật nuôi nhất là đối với con bò,được người dân nuôi nhiều hơn.

Thu nhập thấp nhất là từ gia cầm với 1,14 triệu đồng. Gia cầm cho thu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN (Trang 64)