0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ NÚA NGAM – HUYỆN ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 33 -33 )

Vị trí địa lý

Núa Ngam là xã nằm về phía Nam của huyện Điện Biên, trung tâm xã cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km, xã có vị trí địa lý như sau:

-Phía Đông: Giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên;

- Phía Tây: Giáp xã Sam Mứn và xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên; - Phía Nam: Giáp xã Na Tông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; - Phía Bắc: Giáp xã Sam Mứn và huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 4.852,20 ha, xã nằm trên tuyến đường đi huyện Điện Biên Đông đó là điều kiện thuận lợi để phát triển giao lưu kinh tế và phát triển hạ tầng, dân sinh xã hội.

Xã Núa Ngam có 12 thôn bản gồm 778 hộ với 3.324 nhân khẩu, có 227 hộ nghèo chiếm 30,15%; và 282 hộ cận nghèo chiếm 37,35%; số hộ thuộc đối tượng chính sách 9 hộ.

Địa hình

Núa Ngam có địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả núi cao, núi trung bình,độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu và suối, địa hình xã có độ cao dao động từ 471,1m đến 1.323,90m so với mực nước biển. Địa hình xã chủ yếu là địa hình đồi núi cao về phía Tây Bắc và Đông Nam, địa hình thoải dần về phía trung tâm và các ven suối. Xã cóđịa thế lòng máng, trũng dần về phía trung tâm xã.

Khí hậu

Núa ngam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 9

năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa mưa nóng và mưa nhiều, mùa khô lạnh giá khô hanh và có sương mù. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Điện Biên, cho thấy khí hậu của xã Núa ngam có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 32,20C. Tổng tích ôn 2200 –23000C, biên độ dao động ngày là 10,90C.

-Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm là 1400– 1700 mm/năm, lượng mưa ít, phân bố không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nắng nóng và mưa nhiều (nhiều nhất là 3 tháng 6, 7, 8 trong năm 80% lượng mưa tập trung vào các tháng này). Số ngày mưa trung bình trong năm là 132 ngày/năm.

-Lượng bốc hơi trung bình trong năm khoảng 889,6 mm/năm, lượng bốc hơi mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, bình quân mỗi tháng gần 100 mm.

-Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%. Tháng 3 độ ẩm thấp nhất là 78%. -Gió, sương muối, sương mù:

+ Gió: Hướng giótại Núa Ngam thường theo hướng núi và thường thổi theo mùa. Về mùa đông gió Bắc thổi mạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), thường gây ra lạnh giá, khô hanh gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất (sinh lý, sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi). Về mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, gió Nam thổi mạnh mang theo nhiều hơi nước, khí hậu mát mẻ. Từ tháng 3 đến tháng 5 thường có đợt gió Tây (Gió Lào) thổi mang theo hơi nóng, nắng và khô hanh. Tốc độ gió mạnh kèm theo mưa rào mạnh, có khi có lốc và mưa đá xuất hiện gây ảnh hưởng đến sản xuất.

+ Sương muối: về mùa Đông đôi khi xã chịu ảnh hưởng của những đợt sương muối, tập trung chủ yếu vào tháng 12, tháng 1 hàng năm. Những năm xuất hiện sương muối thường là vùng đồng bằng và thung lũng. Vì vậy công

tác dự tính, dự báo kịp thời và có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cây trồng, vật nuôi tốt nhất.

+ Sương mù: thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trung bình hàng năm có 80 – 100 ngày có sương mù, thường xuất hiện vào ban đêm, kéo dài 7 giờ, 8 giờ sau khi mặt trời xuất hiện.

- Số giờ nắng trong năm khá cao, trung bình là 2002,5 giờ, nắng tập trung nhiều vào 3 tháng: tháng 3, tháng 4 và tháng 5, nhiều nhất là tháng 4 trên 200 giờ nắng/tháng.

Thủy văn

Là xã có địa hình núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh về địa hình do vậy về mùa mưa vận tốc dòng chảy mạnh.

Xã có suối Nậm Hẹ, sông Nậm Ngám đây là nguồn nước chủ yếu, quan trọng cho sinh hoạt của người dân trong xã, nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất cũng lấy từ hệ thống sông suối này đối với diện tích đồng ruộng và đất màu chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước ở một số bản đãđược đầu tư xây dựng nguồn nước sạch từ chương trình 135, tuy nhiên khả năng khai thác còn hạn chế, 1 số thôn bản còn thiếu nước vào mùa khô.

Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số khe suối cung cấp nguồn nước để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng và sinh hoạt sản xuất của người dân trong xã.

Đất đai

Xã Núa Ngam có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.852,20ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 3.676,96 ha chiếm 75,78%, đất phi nông nghiệp 120,32 ha chiếm 2,48% và nhóm đất chưa sử dụng 1.054,92ha chiếm 21,74%. (Theo số liệu thống kê đất đai xã Núa Ngamđến ngày 1/1/2014).

Đất đai của xã được hình thành do quá trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ và do quá trình bồi tụ phù sa của các sông suối tạo thành. Qua quá trình khai thác sử dụng hiện nay đất đai của xã gồm 4 loại đất chính:

- Đất Feralit phát triển trên nhóm đá Măcma, loại đất này tập trung ở độ cao 800 – 900m, địa hình núi cao,độ dốc lớn và chia cắt mạnh, thành phần cơ giới là cát và cát pha, độ phì thấp, độ chua cao.

- Đất Feralit phát triển trên nhóm đá Trầm tích, loại đất này phát triển trên địa hình núi thấp, cao nguyên nên có tầng canh tác từ trung bìnhđến dày, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình vàđất ít chua.

- Đất Feralit phát triển trên nhóm đá biến chất, loại đất này có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ, độ chua lớn.

- Đất Feralit phát triển phù sa cổ, sông, thung lũng, loại đất này có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ, độphì cao, ít chua.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Núa Ngam qua 3 năm STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Tổng diện tích tự nhiên 7.559,35 7.559,35 4.852,20 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 6.265,91 6.465,91 4.320,86 82,89 85,54 89,05

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.331,69 2.531,19 1.584,04 37,21 39,15 36,67

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.238,80 1.338,8 1.133,46 53,13 52,89 8,43

1.1.2 Đất trồng lúa 797,69 895,68 327,58 34,21 35,39 20,68

1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 295,20 296,71 123,00 12,66 11,72 7,76

1.2 Đất lâm nghiệp 3.892,33 3.892,33 2.722,82 62,12 60,20 63,02

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 41,89 42,39 14,00 0,67 0,66 0,33

2 Đất phi nông nghiệp 590,28 590,28 228,22 7,81 7,81 4,70

3 Đất chưa sử dụng 703,16 503,16 303,12 9,30 6,65 6,25

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 giảm 35,81% so với 2 năm trước từ 7.559,35 ha (năm 2012 –2013) còn 4.852,20 ha. Năm 2014 được sự nhất trí của UBND huyện Điện Biên, xã Núa Ngam đã tách ra làm 2 xã là Núa Ngam và Hẹ Muông. Do đó tổng diện tích đất tựnhiên của xã có sự thay đổi.

Ngoài đất sản xuất nông nghiệp, tại địa phương còn có một số loại đất sử dụng vào mục đích khác nhau, với tổng diện tích thay đổi qua các nămcụthể:

-Đất lâm nghiệp của 2 năm 2012 –2013 là 3.892,33ha, đất nuôi trồng thủy sản 2013 ít hơn năm 2012 là 0,01%, do một số trường hợp tháo ao để chuyển thành đất trồng lúa nước. Đất phi nông nghiệp diện tích không thay đổi qua 2 năm là 590,28 ha chiếm 7,81% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sửdụng năm 2013 giảm 2,65% so với năm 2012 từ703,16 ha còn 503,16 ha.

-Năm 2014 có tổng diện tích các loại đất là 2722,82 ha đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 14,00 ha; Đất phi nông nghiệp 228,22 ha;Đất chưa sử dụng 303,12 ha.

+ Rừng: Đất lâm nghiệp 2.722,82 ha, trong đó đất trồng rừng sản xuất 226,40ha; đất rừng phòng hộ2.496,42 ha.

+ Mặt nước: Đất nuôi trồng thủy sản 14,00 ha.

- Khoáng sản: xã có 2 mỏ than hiện nay đang khai thác sử dụng từ năm 2010 cho đến nay.

Qua bảng ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm lớn nhất, đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, công trình xã hội, đất trụ sở cơ quan, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và thúc đẩy ngành kinh tếphát triển, đất chưa qua sửdụng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm tới cần đưa nhóm dất chưa sử dụng vào sửdụng cho các mục đích khác để tăng hiệu quảsửdụng đất.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ NÚA NGAM – HUYỆN ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 33 -33 )

×