Đề tài được nghiên cứu từ tháng 01 năm 2015đến tháng 05 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
-Điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội xã Núa Ngam–huyện Điện Biên– tỉnh Điện Biên.
- Phân tích thực trạng các hoạt động sinh kế nông nghiệp của người dân tại xã Núa Ngam–huyện Điện Biên–tỉnh Điện Biên.
- Nghiên cứu thu nhập sinh kế từ các hoạt động sinh kế của người dân tại xã Núa Ngam–huyện Điện Biên–tỉnh Điện Biên.
- Giải pháp nhằm đẩy mạnh nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
+ Các hoạt động sinh kếcủa người dân bao gồm những hoạt động gì? + Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế? + Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kếcủa người dân? + Hiệu quảcủa các hoạt động sinh kếmang lại cho người dân? + Thu nhập của người dân từcác hoạt động sinh kế như thếnào? + Những khó khăn người dân gặp phải trong hoạt động sinh kế? + Giải pháp phát triển sinh kếcho các hoạt động sinh kếcủa người dân?
3.3.2.2. Phương phápluận
Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đãđề ra.
Để làm sáng tỏ thực trạng của các hoạt động sinh kế và các nguồn thu nhập mà người dân có được từ các hoạt động sinh kế, các lý thuyết được đưa vào áp dụng như thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu nguyên nhân của hành động xã hội mà người dân lựa chọn để đưa ra các phương án sinh kế. Xã Núa Ngam là một cụm dân cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lí và kiểm soát của bộ phận quản lí xã hội. Do đó, hộ gia đình cũng tồn tại như một thành phần của hệ thống và chịu tác động của môi trường xung quanh. Việc lựa chọn các phương thức sinh kế phù hợp với nguồn vốn sinh kế mà họ có, bối cảnh của họ đang sống và lựa chọn có mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập có ổn định và cuộc sống có ổn định hay
không. Để qua đó, xây dựng mối liên hệ tác động qua lại giữa các biến số phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
3.3.2.3. Phương phápthu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp: Thu nhập từ UBND xã Núa Ngam. -Báo cáo điều kiện tự nhiên xã Núa Ngam.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. - Các tài liệu khác có liên quan.
- Sách báo, tài liệu qua mạng internet.
* Thông tin sơ cấp:
- Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ CBKN xã, một số người am hiểu như Hội nông dân, Hội phụ nữ.
- Điều tra nông hộ:Xây dựng phiếu điều tra. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa,… Căn cứ vào đặc điểm riêng 3 khu vực đại diện:
- Khu vực nằm gần trung tâm xã: gồm 2 thôn Pá Ngam 1, Pá Ngam 2 có hộ buôn bán, dịch vụ nhỏ. Cây trồng vật nuôi chính là lúa, ngô, sắn, trâu, lợn, và con gà.
- Khu vực cách trung tâm xã hơn 5 km: gồm có 2 thôn Na Sang1, Na Sang 2 chủ yếu là đồng bào dân tộc Lào và là các hộ thuần nông làm nông nghiệp. Cây trồng vật nuôi chính là lúa, ngô, trâu, bò, lợn và gà.
- Khu vực cách trung tâm xã hơn 10 km: gồm có 2 thôn Tin Lán và Huổi Hua, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và là các hộ thuần nông làm nông nghiệp.Cây trồng vật nuôi chính là lúa, ngô, sắn, trâu, dê, ngựa.
Căn cứ vào đặc điểm khác nhau của 3 khu vực trên tôi chọn 6 thôn đại diện cho 3 vùng nghiên cứu và mỗi thôn chọn 10 hộ để điều tra thông tin.
Phương pháp chọn mẫu điều tra
Địa điểm điều tra là 6 thôn xác định: Na Sang 1, Na Sang 2, Pá Ngam 1, Pá Ngam 2, Tin Lán và Huổi Hua của xã Núa Ngam.
Bảng 3.1. Số hộ điều tra tại 6 thôn xã Núa Ngam
Thôn Điều tra
(hộ) Na Sang 1 10 Na Sang 2 10 Pá Ngam 1 10 Pá Ngam 2 10 Tin Lán 10 Huổi Hua 10 Tổng số 60
Số mẫu điều tra: Mỗi thôn lựa chọn 10 hộ, tổng số 6 thôn chọn 60 hộ. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên có điều kiện. Cụ thể tiến hành như sau: Dựa trên danh sách các hộ trong thôn và mỗi thôn chọn 10 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả chủ hộ nam và chủ hộ là nữ.
3.3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Sửdụng các phương pháp phân tích sốliệu thông thường.
- Các thông tin thu thập trong phiếu điều tra được nhập vào máy tính trên phần mềm Excel 2010, rồi tiến hành xử lý, phân tích, tính toán số liệu trên PivotTables 2010 dựa trên sự phân tích, kết nối giữa các chỉ tiêu đã xác định trong nội dung nghiên cứu và một sốbiến của hộ gia đình như: thôn, học vấn, dân tộc, thành phần kinh tếhộ(nhóm hộ), giới tính,…
- Sửdụng các hàm trong phần mềm Excel 2010 (ví dụmột số hàm như hàm SUM, Counta,…), đểtính toán các giá trị trong bảng sốliệu đã thu thập được lưu trữ tại excel, phục vụcho việc phân tích các thông tinđáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đềtài.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Núa Ngam.
4.1.1. Điều kiện tựnhiên
Vị trí địa lý
Núa Ngam là xã nằm về phía Nam của huyện Điện Biên, trung tâm xã cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km, xã có vị trí địa lý như sau:
-Phía Đông: Giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên;
- Phía Tây: Giáp xã Sam Mứn và xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên; - Phía Nam: Giáp xã Na Tông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; - Phía Bắc: Giáp xã Sam Mứn và huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 4.852,20 ha, xã nằm trên tuyến đường đi huyện Điện Biên Đông đó là điều kiện thuận lợi để phát triển giao lưu kinh tế và phát triển hạ tầng, dân sinh xã hội.
Xã Núa Ngam có 12 thôn bản gồm 778 hộ với 3.324 nhân khẩu, có 227 hộ nghèo chiếm 30,15%; và 282 hộ cận nghèo chiếm 37,35%; số hộ thuộc đối tượng chính sách 9 hộ.
Địa hình
Núa Ngam có địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả núi cao, núi trung bình,độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu và suối, địa hình xã có độ cao dao động từ 471,1m đến 1.323,90m so với mực nước biển. Địa hình xã chủ yếu là địa hình đồi núi cao về phía Tây Bắc và Đông Nam, địa hình thoải dần về phía trung tâm và các ven suối. Xã cóđịa thế lòng máng, trũng dần về phía trung tâm xã.
Khí hậu
Núa ngam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 9
năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa mưa nóng và mưa nhiều, mùa khô lạnh giá khô hanh và có sương mù. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Điện Biên, cho thấy khí hậu của xã Núa ngam có những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 32,20C. Tổng tích ôn 2200 –23000C, biên độ dao động ngày là 10,90C.
-Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm là 1400– 1700 mm/năm, lượng mưa ít, phân bố không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nắng nóng và mưa nhiều (nhiều nhất là 3 tháng 6, 7, 8 trong năm 80% lượng mưa tập trung vào các tháng này). Số ngày mưa trung bình trong năm là 132 ngày/năm.
-Lượng bốc hơi trung bình trong năm khoảng 889,6 mm/năm, lượng bốc hơi mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, bình quân mỗi tháng gần 100 mm.
-Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%. Tháng 3 độ ẩm thấp nhất là 78%. -Gió, sương muối, sương mù:
+ Gió: Hướng giótại Núa Ngam thường theo hướng núi và thường thổi theo mùa. Về mùa đông gió Bắc thổi mạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), thường gây ra lạnh giá, khô hanh gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất (sinh lý, sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi). Về mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, gió Nam thổi mạnh mang theo nhiều hơi nước, khí hậu mát mẻ. Từ tháng 3 đến tháng 5 thường có đợt gió Tây (Gió Lào) thổi mang theo hơi nóng, nắng và khô hanh. Tốc độ gió mạnh kèm theo mưa rào mạnh, có khi có lốc và mưa đá xuất hiện gây ảnh hưởng đến sản xuất.
+ Sương muối: về mùa Đông đôi khi xã chịu ảnh hưởng của những đợt sương muối, tập trung chủ yếu vào tháng 12, tháng 1 hàng năm. Những năm xuất hiện sương muối thường là vùng đồng bằng và thung lũng. Vì vậy công
tác dự tính, dự báo kịp thời và có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cây trồng, vật nuôi tốt nhất.
+ Sương mù: thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trung bình hàng năm có 80 – 100 ngày có sương mù, thường xuất hiện vào ban đêm, kéo dài 7 giờ, 8 giờ sau khi mặt trời xuất hiện.
- Số giờ nắng trong năm khá cao, trung bình là 2002,5 giờ, nắng tập trung nhiều vào 3 tháng: tháng 3, tháng 4 và tháng 5, nhiều nhất là tháng 4 trên 200 giờ nắng/tháng.
Thủy văn
Là xã có địa hình núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh về địa hình do vậy về mùa mưa vận tốc dòng chảy mạnh.
Xã có suối Nậm Hẹ, sông Nậm Ngám đây là nguồn nước chủ yếu, quan trọng cho sinh hoạt của người dân trong xã, nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất cũng lấy từ hệ thống sông suối này đối với diện tích đồng ruộng và đất màu chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước ở một số bản đãđược đầu tư xây dựng nguồn nước sạch từ chương trình 135, tuy nhiên khả năng khai thác còn hạn chế, 1 số thôn bản còn thiếu nước vào mùa khô.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số khe suối cung cấp nguồn nước để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng và sinh hoạt sản xuất của người dân trong xã.
Đất đai
Xã Núa Ngam có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.852,20ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 3.676,96 ha chiếm 75,78%, đất phi nông nghiệp 120,32 ha chiếm 2,48% và nhóm đất chưa sử dụng 1.054,92ha chiếm 21,74%. (Theo số liệu thống kê đất đai xã Núa Ngamđến ngày 1/1/2014).
Đất đai của xã được hình thành do quá trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ và do quá trình bồi tụ phù sa của các sông suối tạo thành. Qua quá trình khai thác sử dụng hiện nay đất đai của xã gồm 4 loại đất chính:
- Đất Feralit phát triển trên nhóm đá Măcma, loại đất này tập trung ở độ cao 800 – 900m, địa hình núi cao,độ dốc lớn và chia cắt mạnh, thành phần cơ giới là cát và cát pha, độ phì thấp, độ chua cao.
- Đất Feralit phát triển trên nhóm đá Trầm tích, loại đất này phát triển trên địa hình núi thấp, cao nguyên nên có tầng canh tác từ trung bìnhđến dày, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình vàđất ít chua.
- Đất Feralit phát triển trên nhóm đá biến chất, loại đất này có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ, độ chua lớn.
- Đất Feralit phát triển phù sa cổ, sông, thung lũng, loại đất này có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ, độphì cao, ít chua.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Núa Ngam qua 3 năm STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Tổng diện tích tự nhiên 7.559,35 7.559,35 4.852,20 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 6.265,91 6.465,91 4.320,86 82,89 85,54 89,05
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.331,69 2.531,19 1.584,04 37,21 39,15 36,67
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.238,80 1.338,8 1.133,46 53,13 52,89 8,43
1.1.2 Đất trồng lúa 797,69 895,68 327,58 34,21 35,39 20,68
1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 295,20 296,71 123,00 12,66 11,72 7,76
1.2 Đất lâm nghiệp 3.892,33 3.892,33 2.722,82 62,12 60,20 63,02
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 41,89 42,39 14,00 0,67 0,66 0,33
2 Đất phi nông nghiệp 590,28 590,28 228,22 7,81 7,81 4,70
3 Đất chưa sử dụng 703,16 503,16 303,12 9,30 6,65 6,25
Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 giảm 35,81% so với 2 năm trước từ 7.559,35 ha (năm 2012 –2013) còn 4.852,20 ha. Năm 2014 được sự nhất trí của UBND huyện Điện Biên, xã Núa Ngam đã tách ra làm 2 xã là Núa Ngam và Hẹ Muông. Do đó tổng diện tích đất tựnhiên của xã có sự thay đổi.
Ngoài đất sản xuất nông nghiệp, tại địa phương còn có một số loại đất sử dụng vào mục đích khác nhau, với tổng diện tích thay đổi qua các nămcụthể:
-Đất lâm nghiệp của 2 năm 2012 –2013 là 3.892,33ha, đất nuôi trồng thủy sản 2013 ít hơn năm 2012 là 0,01%, do một số trường hợp tháo ao để chuyển thành đất trồng lúa nước. Đất phi nông nghiệp diện tích không thay đổi qua 2 năm là 590,28 ha chiếm 7,81% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sửdụng năm 2013 giảm 2,65% so với năm 2012 từ703,16 ha còn 503,16 ha.
-Năm 2014 có tổng diện tích các loại đất là 2722,82 ha đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 14,00 ha; Đất phi nông nghiệp 228,22 ha;Đất chưa sử dụng 303,12 ha.
+ Rừng: Đất lâm nghiệp 2.722,82 ha, trong đó đất trồng rừng sản xuất 226,40ha; đất rừng phòng hộ2.496,42 ha.
+ Mặt nước: Đất nuôi trồng thủy sản 14,00 ha.
- Khoáng sản: xã có 2 mỏ than hiện nay đang khai thác sử dụng từ năm 2010 cho đến nay.
Qua bảng ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm lớn nhất, đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, công trình xã hội, đất trụ sở cơ quan, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và thúc đẩy ngành kinh tếphát triển, đất chưa qua sửdụng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm tới cần đưa nhóm dất chưa sử dụng vào sửdụng cho các mục đích khác để tăng hiệu quảsửdụng đất.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.
Đặc điểm kinh tế
Xã Núa Ngam là một xã vùng cao, thuần nông. Là xã đặc biệt khó khăn, đời sống sản xuất của nhân dân chủ yếu là tựcung, tựcấp. Tốc độ phát triển kinh tế của xã đạt 10,10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5,5 triệu đồng/người/năm. Tỷlệhộ đói nghèo là 30,15%. Trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền nhằm đưa kinh tế của xã ngày càng phát triển. Kết quả đạt được năm 2014 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 10,10%/năm. -Cơ cấu kinh tếcủa xãđược xác định là: