Hoạt động sản xuất trồng trọt của nông hộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN (Trang 54)

Bảng 4.10. Diện tích cây trồng chính qua các năm

STT Cây trồng Số hộ trồng (hộ) Năm 2013 Năm 2014 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 1 Ngô 59 98,7 67,83 104,6 57,56 2 Lúa 57 25,45 17,49 32,45 17,86 3 Sắn 54 21,36 14,68 44,67 24,58

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra)

Sinh kế của nông hộ về trồng trọt là tất cả các hoạt động sản xuất ngành trồng trọt, đó là các cây trồng mà gia đình cóđể phục vụ cho sinh nhai.

Kết quả phân tích sinh kế sản xuất ngành trồng trọt ở 6 thôn nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.10, cụ thể như sau:

Trong các loại cây trồng nông nghiệp chính thì cây ngô là cây trồng được các hộ tham gia trồng nhiều nhất với 59/60 hộ trồng. Và cây ngô có sự tăng lên về diện tích trồng, cụ thể năm 2013 là 98,7 ha chiếm 67,83% trong cơ cấu diện tích trồng trọt, đến năm 2014 diện tích trồng là 104,6 ha, chiếm 57,56% cơ cấu diện tích đất trồng trọt. Tiếp theo là cây lúa có 57/60 số hộ tham gia trồng. Năm 2013, các hộ này có tổng diện tích lúa là 25,45 ha, chiếm 17,49% cơ cấu diện tích đất trồng trọt của hộ. Đến năm 2014 các hộ có khai hoang tăng thêm diện tích đất trồng lúa và có tổng diện tích là 32,45 ha, chiếm 17,86% cơ cấu diện tích đất trồng trọt. Cuối cùng là cây sắn với số hộ tham trồng ít nhất so với cây lúa và ngô là 54/60 hộ trồng.

Năm 2013 tổng diện tích sắn của các hộ tham gia trồng ít chỉ có 21,36 (ha)/54 hộ trồng, chiếm 14,68% cơ cấu diện tích đất trồng trọt. Được trồng với diện tích ít hơn là do năm 2013 chưa có nơi tiêu thụ ổn định, cho đến năm 2014 trên địa bàn có một nhà máy chuyên thu mua ngô và sắn. Do có nơi tiêu thụ sắn tương đối ổn định cho nên năm 2014 các hộ đã tăng thêm diện tích trồng và tổng diện tích trồng của các hộ là 44,67 ha, chiếm 24,58% cơ cấu diện tích đất trồng trọt của hộ. Qua đây có thể thấy rằng, cây ngô, cây lúa và sắn là 3 loại cây trồng quan trọng đối với nông hộ và là cây lương thực chủ lực nên được nhiều hộ tham gia trồng.

Vậy để thấy rõ hơn về tình hình các nhóm hộ tại 6 thôn của xã Núa Ngam được chọn làm địa điểm nghiên cứu, đã thực hiện canh tác ba loại cây trồng chính ngô, lúa và sắn trên diện tích đất của họ ra sao? Loại cây nào được nông hộ duy trì trồng với diện tích lớn? Loại cây trồng nào phù hợp nhấtvới điều kiện hiện có của người dân? Được phân tíchcụ thểqua các bảng số liệu 4.11; bảng 4.12 và bảng 4.13.

Bảng 4.11. Diện tích lúa bình quân theo thôn và nhóm hộ

(ĐVT: ha/hộ)

Thôn Nghèo Cận nghèo Trung bình TB 3 nhóm hộ

Huổi Hua 1,00 0,87 1,10 0,94 Na Sang 1 0,80 0,40 0,80 0,68 Na Sang 2 0,30 0,10 0,64 0,43 Pá Ngam 1 0,10 0,07 0,37 0,23 Pá Ngam 2 0,12 0,14 0,36 0,22 Tin Lán 0,60 0,85 0,60 0,75 TB 6 thôn 0,50 0,52 0,59 0,54

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra,2014)

Qua bảng 4.11 ta thấy, diện tích lúa bình quân của nhóm các hộ phân theo nhóm hộ trung bình là nhiều nhất 0,59 ha/hộ. Nhóm các hộ được phân loại nhóm hộ nghèo có diện tích lúa bình quân ít nhất 0,50 ha/hộ. Nhóm hộ cận nghèo có diện tích lúa bình quân là 0,52 ha/hộ. Diện tích lúa của nhóm hộ nghèo ít so với 2 nhóm còn lại do nhóm hộ này không có điều kiện để đầu tư nhiều vào trong quá trình sản xuất cũng như việc thuê mướn thêm đất đểcanh tác. Đó cũng là một nguyên nhân làm cho nhóm hộ nghèo tại địa phương, thiếu đất trồng lúa, dẫn đến việc thiếu lương thực và luẩn quẩn trong vòng nghèo đói. Đối với nhóm hộcận nghèo có hộ có thuê, mướn thiếu đất canh tác thêm đất để canh tác nhằm tăng sản lượng và mục tiêu lớn nhất là đáp ứng tốt nhu cầu về lương thực cho gia đình họ. Nhóm hộ trung bình có diện tích lúa nhiều nhất do nhóm hộ này ngoài đất tự khai hoang được, một số hộ có điều kiện còn mua thêmđất đểsản xuất.

Từ việc phân tích trên đây, ta thấy tình hình sử dụng đất để trồng lúa của người dân với diện tích chênh lệch nhau ở các nhóm hộ. Vậy còn đối với diện tích trồng ngô có gì khác nhau không? Ta sẽthấy rõ qua bảng sốliệu 4.12.

Bảng 4.12. Diện tích ngô bình quân theo thôn và nhóm hộ

(ĐVT: ha/hộ)

Thôn Nghèo Cận nghèo Trung bình TB 3 nhóm hộ

Huổi Hua 1,00 0,87 1,10 0,94 Na Sang 1 0,80 0,40 0,80 0,68 Na Sang 2 0,30 0,10 0,64 0,43 Pá Ngam 1 0,10 0,07 0,37 0,23 Pá Ngam 2 0,12 0,14 0,36 0,22 Tin Lán 0,60 0,85 0,60 0,75 TB 6 thôn 0,50 0,52 0,59 0,54

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra, 2014)

Dựa vào bảng số liệu trên đây, ta thấy diện tích ngô bình quân trung bình của cảba nhóm hộ là 0,54 ha/hộ. Trong đó các nhóm hộ được phân loại hộtrung bình có bình quân diện tích ngô nhiều nhất 0,59 ha/hộ. Diện tích ngô bình quân ít nhất là các nhóm hộphân loại hộnghèo 0,50 ha/hộ. Nhóm các hộ phân loại theo hộ cận nghèo có diện tích ngô bình quân là 0,52 ha/hộ. Đối với nhóm hộ trung bình diện tích ngô nhiều do nhóm hộ này có điều kiện đầu tư hơn vào trong hoạt động sản xuất ngô như: mua các loại vật tư, thuê thêm lao động theo công để chăm sóc và thu hoạch. Còn 2 nhóm hộ nghèo và cận nghèo do điều kiện còn hạn chế mà giá vật tư thì cao, giống ngô và các loại phân bón mua với giá đắt, cho nên năng suất của cây ngô không cao. Do đó, việc mởrộng diện tích đểtrồng ngô đối với 2 nhóm hộnày là rất ít.

Ngoài việc trồng cây lúa, trồng cây ngô trong năm qua người dân tại địa bàn nghiên cứu còn có thêm hoạt động sinh kếkhác, đó là trồng thêm sắn với quy mô diện tích lớn hơn, nhằm tăng thêm thu nhập của họ. Điều này được sẽ được thểhiện rõ qua bảng sốliệu 4.13.

Bảng 4.13. Diện tích sắn bình quân theo thôn và nhóm hộ

(ĐVT: ha/hộ)

Thôn Nghèo Cận nghèo Trung bình TB 3 nhóm hộ

Huổi Hua 0,75 1,00 1,00 0,85 Na Sang 1 0,02 0,60 0,33 0,32 Na Sang 2 0,30 0,40 0,50 0,43 Pá Ngam 1 0,43 1,50 1,70 1,28 Pá Ngam 2 0,88 0,25 0,48 0,59 Tin Lán 0,83 1,33 1,00 1,00 TB 6 thôn 0,62 0,83 0,82 0,74

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra,2014)

Theo kết quả điều tra cho thấy, diện tích sắn trung bình 3 nhóm hộ khá lớn 0,74 ha/hộ. Diện tích trồng sắn của các nhóm hộ phân theo nhóm hộ cận nghèo là nhiều nhất là 0,83 ha/hộ. Ít nhất là nhóm các hộ phân theo nhóm hộ nghèo 0,62 ha/hộ. Nhóm hộ trung bình có diện tích sắn bình quân là 0,82 ha/hộ. Cây sắn được người nông dân nơi đây trồng với diện tích lớn do việc trồng sắn yêu cầu đầu tư ít hơn so với lúa và ngô. Cây sắn để làm giống không cần phải mua, việc mua thêm là rất ít và hầu như không có. Giống được chọn từvụ trước đểtrồng, thiếu thì có thểxin thêm những hộkhác, nên không gặp nhiều khó khăn vềgiống. Do đó, nhóm hộcận nghèo đãđầu tư vào việc trồng sắn với diện tích lớn hơn nhằm tăng thêm thu nhập của hộ. Hiện tại có một Nhà máy thu mua sắn tươi đóng trên địa bàn xã tương đối ổn định. Tạo điều kiện cho thuận lợi hơn cho người dân địa phương, để họ có cơ sở phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn.

Qua nghiên cứu ta thấy, người dân tại địaphương trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, sắn với diện tích rất lớn. Vậy mục đích trồng của họlà gì? Sửdụng làm lương thực, cho chăn nuôi hay để bán? Câu trả lời ở phần nghiên cứu tiếp theo.

4.2.4. Tình hình sửdụng cây lương thực chính4.2.4.1. Sửdụng lúa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)