Một số thông tin chung về nông hộ tại xã

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN (Trang 49)

Đểcó thông tin vềnông hộvà các thông tin vềhoạtđộng sinh kếcủa họ, tôi tiến hành điều tra 60 hộtại địa bàn 6 thôn: Na Sang 1, Na Sang 2, Pá Ngam 1, Pá Ngam 2, Tin Lán và Huổi Hua, mỗi thôn điều tra 10 hộ. Thông tin vềhộ được thểhiện như sau:

Bảng 4.5. Thông tin chung về chủ hộ được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Bình quân sốnhân khẩu Khẩu/hộ 5,2

Bình quân tuổi của chủhộ Năm 44,45

Chủhộlà nam giới Hộ 54

Chủhộlà nữgiới Hộ 6

Tỷlệthời gian làm nông nghiệp % 90,17 Tỷlệthời gian làm phi nông nghiệp % 2,75

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra,2014)

Theo số liệu điều tra 60 hộ có 310 nhân khẩu, trung bình có khoảng 5,2 khẩu trong 1 hộ gia đình. Các hộ có số nhân khẩu nhiều là do gia đình

thường tập trung từ3 thế hệtrởlên (ông bà, cha mẹvà con) và một số trường hợp là do sinh con thứ 3 trở lên hoặc nhận thêm con nuôi. Đây vừa là lợi thế vì theo tổng hợp từ phiếu điều tra số người trong độ tuổi lao động tại địa phương chiếm trên 70%, số người phụ thuộc ít chỉ gần 30% dân số. Nếu giải quyết tốt vấn đềviệc làm cho người lao động sẽtạo động lực thúc đẩy để sinh kếphát triển bền vững. Đặc biệt cần quan tâm đến lao động trong ngành nông nghiệp, do người dân đa phần giành hết thời gian làm nông nghiệp và không chú trọng vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tỷ lệ thời gian làm nông nghiệp là 90,17%, trong khi đótỷlệthời gian làm phi nông nghiệp của các hộ được điều tra chỉcó 2,75%.

Bảng 4.6. Thông tin các hộ điều tra theo thôn và nhóm hộ

Thôn Nghèo Cận Nghèo Nhóm trung bình Tổng số (hộ) Huổi Hua 5 3 2 10 Na Sang 1 3 3 4 10 Na Sang 2 2 3 5 10 Pá Ngam 1 3 2 5 10 Pá Ngam 2 4 2 4 10 Tin Lán 7 2 1 10 Tổng số (hộ) 24 15 21 60

(Nguồn:Tổng hợp sốliệu điều tra, 2014)

Như đã phân tích ở trên, do nghiên cứu tiến hành chọn mẫu phi ngẫu nhiên có điều kiện, điều kiện là chọn 60 hộ, mỗi thôn 10 hộlàm nông nghiệp trong tổng số 6 thôn được chọn trên địa bàn xã. Phân loại hộ theo tiêu chí nghèo, cận nghèo và trung bình, được xếp hạng theo tiêu chí chuẩn nghèo quốc gia. Bởi vậy có sự khác biệt về số lượng các nhóm hộ. Cụ thể: Số hộ nghèo là 24/60, chiếm 40%; số hộ cận nghèo là 15/60, chiếm 25% và số hộ trung bình là 21/60, chiếm 35%. Do xã Núa Ngam là một xã nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, nên số lượng hộnghèo chiếm tỷlệcao. Vì vậy,

cần có giảipháp đểphát triển sinh kếbền vững cho các nhóm hộ, nhất là các hộdễ bịtổn thương như hộnghèo, hộcận nghèo.

Tại địa bàn nghiên cứu xã Núa Ngam (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), đa phần hoạt động sinh kếchủyếu của người dân là dựa vào nguồn vốn tựnhiên. Nó cung cấp và phục vụrất hữu ích cho phương kếkiếm sống của con người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên như: không khí, tính đa dạng sinh học, đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng,…

Hoạt động sản xuất nông nghiệp là loại hình sản xuất đặc biệt phụ thuộc vào các yếu tố tựnhiên. Chính vì vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu các hoạt động sinh kếvốn tựnhiên tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)