Kế toán trưởng:
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị cho Ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; Các nghĩa vụ thu, nộp và thanh toán nợ, phân tích việc sử dụng vốn và tình hình tài chính của đơn vị.
- Kiểm tra, quản lý vốn bằng tiền tại đơn vị, thực hiện việc thu chi đúng mục đích, có chứng từ rõ ràng và hợp pháp.
- Chịu trách nhiệm về tình hình đúng đắn, kịp thời, phù hợp và đầy đủ trong các báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.Chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất cho cấp trên.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng tài chính hàng năm của đơn vị .
- Theo dõi chính xác tình hình công nợ giữa Công ty với Tổng Công ty cũng như với Ngân hàng để có hướng xử lý thích hợp.
Phó trưởng phòng Tài chính –Kế toán phụ trách tổng hợp:
- Mở sổ cái để phản ánh tổng hợp tất cả các tài khoản phát sinh trong niên độ kế toán, lập báo cáo tài chính định kỳ.
PHÓ PHÒNG TC – KẾ TOÁN KẾ TOÁNTRƯỞNG KẾ TOÁN KHO HÀNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT THỦ QUỸ
25
- Kiểm tra, giám sát phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng Công ty cũng như các đơn vị sản xuất sao cho phù hợp với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi các nghiệp kinh tế phát sinh.
- Mở sổ chi tiết, lập thẻ tài sản cố định để phản ánh tình hình tài sản cố định của công ty, trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi nguồn vốn khấu hao và tình hình biến động tài sản cố định của công tỵ
- Theo dõi chi phí sửa chữa, có kế hoạch thích hợp phân bổ vào chi phí. - Mỗi tháng lập báo cáo thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để báo cáo về phòng kế hoạch chiến lược Tổng Công tỵ
Kế toán kho hàng:
- Mở sổ chi tiết các tài khoản vật tư hàng hóa và các tài khoản liên quan đến giá thành, doanh thụ
- Thực hiện các nghiệp kinh tế phát sinh nhập, xuất kho hàng hóa, thành phẩm kịp thời và chính xác, đảm bảo tính đúng đắn của giá vốn hàng bán.
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán bán hàng.
- Hướng dẫn các đơn vị sản xuất hạch toán chính xác các khoản mục chi
phí trực tiếp liên quan đến các đối tượng sản xuất để tính giá thành sao cho phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Cuối tháng lập được báo cáo nhập xuất hàng tồn kho hàng hóa vật tư để tham mưu cho Ban Giám đốc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.
Kế toán ngân hàng:
- Mở sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng (kể cả
TK ngoại tệ và Việt Nam đồng có gốc ngoại tệ).
- Kết hợp với bộ phận kinh doanh, lập phương án kinh doanh.
- Theo dõi, đối chiếu công nợ với cấp trên, khách hàng có quan hệ mua
bán hàng hóạ
- Mở sổ chi tiết để theo dõi và vào sổ các hợp đồng mua bán hàng hóa với bên ngoài kịp thời, đầy đủ, chính xác để sau này có cơ sở thanh lý hợp đồng.
- Mở sổ sách chi tiết để phản ánh nghiệp vụ doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và chi phí tài chính.
- Mỗi tháng phải báo cáo với Bán Giám đốc số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng và số dư tài khoản tiền vaỵ
26
Kế toán tiền mặt:
- Mở sổ chi tiết theo dõi tiền mặt và các tài khoản có liên quan trực tiếp đến tiền mặt.
- Lập phiếu thu chi tiền mặt khi có đầy đủ chứng từ gốc.
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu tiền mặt tồn quỹ mỗi ngày với thủ quỹ và 2 bên có ký xác nhận.
- Mở sổ chi tiết theo dõi các tài khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý,… và tài khoản tạm ứng cho cán bộ nhân viên.
- Cuối mỗi tháng phải lập báo cáo cụ thể về các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý theo từng khoản mục chi phí.
Thủ quỹ:
- Bảo quản, giữ gìn tiền mặt và các loại giấy tờ có giá trị như tiền, tránh để tình trạng mất mát, thiếu hụt xảy rạ
- Mỗi ngày phải cùng với kế toán tiền mặt đối chiếu tình hình thu chi tiền mặt và ký nhận số dư cuối ngàỵ
- Khi chi tiền cho khách hàng phải kiểm tra thật kỹ số tiền chi ra trước khi khách hàng rời khỏi phòng quỹ.