Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty lương thực sóc trăng (Trang 29)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được sử dụng cho đề tài là số liệu thứ cấp tại Công ty trong 3

năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 như: các chứng từ, sổ sách của

Công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đồng thời thu thập thêm một số thông tin từ tạp chí và Internet phục vụ thêm cho việc phân tích.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

ØMục tiêu 1: Sử dụng phương pháp ghi sổ Nhật ký chung để phân tích thực trạng công tác kế toán bán hàng cảu Công tỵ

Căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

ØMục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

Phương pháp so sánh tuyệt đối: Dựa vào số liệu thu thập được tiến hành so sánh về số tuyệt đối nhằm thể hiện sự thay đổi về số lượng sản phẩm cũng như sự biến động về giá sản phẩm qua các năm.

Phương pháp so sánh tương đối: Dử dụng phương pháp so sánh tương đối các số liệu để phân tích tỷ trọng và giá trị của các chỉ tiêu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công tỵ

ØMục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích được, nhận xét và đề ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh và giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của Công tỵ

(2.9) Lợi nhuận ròng

Bình quân vốn chủ sở hữu

19

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY LƯƠNG THỰC SÓC TRĂNG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.1.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty Lương Thực Sóc Trăng

Công ty Lương Thực Sóc Trăng là Công ty thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (VINAFOOD2) được thành lập theo quyết định số 60/QĐ- HĐQT ngày 19/03/2009 của Hội Đồng Quản trị Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam và Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

kể từ ngày 01/04/2009.

- Tên đơn vị: CÔNG TY LƯƠNG THỰC SÓC TRĂNG

- Tên giao dịch: SOCTRANG FOOD COMPANY - Tên viết tắt: SOCTRANGFOOD

- Giám đốc: Lâm Định Quốc

- Địa chỉ trụ sở: Số 76 Lê Duẩn, K1-P3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. - Điện thoại: (079) 3.832 318 – 3.832 320 – 3.511 377

- Fax: (079) 3832319

- Email: luongthucst@vnn.vn

- Website: http://www.soctrangfood.com - Mã số thuế: 0300613198-019

- Văn phòng Đại Diện tại TP. HCM

- Địa chỉ: số 494 Minh Phụng, P9, Q11, TP.HCM - Điện thoại: (083) 8.583.480

- Fax: (083) 8.583.490 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn kinh doanh và tài sản được giao: 35.589.958.517 đồng (tại thời điểm 01/04/2009), trong đó:

Tài sản dài hạn do Công ty Lương thực Bạc Liêu bàn giao: 12.035.706.269 đồng.

20

Hiện nay, Công ty có các Xí nghiệp thu mua chế biến kinh doanh gạo xuất khẩu và trạm kinh doanh phân bón như:

Xí nghiệp Chế biến Lương thực 3/2 Sóc Trăng

Địa chỉ: 542 Lý Thường Kiệt, phường 4, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Xí nghiệp Chế biến Lương thực Long Phú (đang xây dựng)

Địa chỉ: Xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Xí nghiệp Chế biến Lương thực Ngã Năm

Địa chỉ: Ấp 4, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

Trạm kinh doanh phân bón Ngã Năm

Địa chỉ: Ấp 2, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, Công ty còn có một tổ thu mua Lương thực Thới Thạnh và một cửa hàng Lương thực thực phẩm (trong đó gồm một quầy hàng bán lẻ và hai cơ sở sản xuất bánh mì).

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

- Kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lương thực, các mặt hàng nông sản thực phẩm, vật tư thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp.

- Kinh doanh những mặt hàng khác theo giấy chứng nhận đăng ký của Tổng Công ty khi được Hội đồng Quản trị Tổng công ty chấp thuận.

- Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các

nguồn lực Tổng Công ty giao; thực hiện đúng các chế độ, quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Tổng Công ty và Nhà nước.

- Quản lý và phân công lao động hợp lý, hiệu quả, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý

Với quy mô kinh doanh rộng, doanh số tương đối lớn nên việc kết hợp giữa các bộ phận, giữa Giám Đốc, Phó Giám Đốc và các phòng ban phải chặt chẽ để đạt kết quả tốt, mang lại hiệu quả kinh tế caọ

21

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng banGiám đốc Công ty: Giám đốc Công ty:

- Giám đốc Công ty được Tổng Giám đốc Công ty Lương thực Miền

Nam bổ nhiệm có thời hạn, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Hội đồng Quản trị phê duyệt.

- Giám đốc Công ty điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo kế

hoạch và chỉ đạo của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và pháp luật về việc thực thi quyền hạn và chịu trách nhiệm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công .

- Được ủy quyền cho các phó giám đốc Công ty, hoặc các chức danh

khác trong Công ty để thực hiện một số công việc do Giám đốc phân công.

Phó giám đốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về phạm vi công việc mà mình phụ trách.

- Thường xuyên giữ mối liên hệ với Giám đốc, báo cáo tình hình giải

quyết công việc được phân công hoặc những vấn đề mới phát sinh ngoài quyền quyết định.

Kế toán trưởng và phòng Tài chính - Kế toán Về chuyên môn:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban giám đốc về tính trung thực, hợp lý của báo cáo Tài chính, tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị.

GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc Sản xuất Kinh doanh

Xí nghiệp CBLT 3/2 Sóc Trăng Xí nghiệp CBLT Ngã Năm Tổ thu mua Lương thực Thới Thạnh Phòng Tổ chức hành chính Cửa hàng Lương thực, thực phẩm Phòng Đầu tư kỹ thuật Phòng Kế hoạch kinh doanh Phó Giám Đốc Tổ chức TC - KT Phòng Tài chính Kế toán

22

- Hướng dẫn các phần hành thực hiện việc ghi chép phản ánh trung thực hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán.

- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu chứng từ kế toán, giữ bí mật các số liệu kế toán khi chưa được công khai, lập kế hoạch tìa chính hằng năm.

Về công tác kiểm tra, kiểm soát

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài sản, tiền vốn tại Công ty do Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và Giám đốc Công ty qui định.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ thanh toán bằng tiền, vay luân chuyển và các hợp đồng kinh tế.

- Kiểm tra việc tiến hành các đợt kiểm kê và đánh giá lại tài sản theo

đúng chế độ của Bộ Tài chính qui định, kiểm tra báo cáo tài chính.

Phòng Tổ chức– Hành chính

- Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về quản lý lao động, công tác

tổ chức Cán bộ. Nghiên cứu, đề xuất thực hiện đúng chính sách Lao động- Tiền lương, chế độ BHXH và các chế độ khác cho người lao động.

- Làm nhiệm vụ văn thư - lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ pháp lý

của Công ty, tiếp nhận công văn đi, công văn đến.

- Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, các phòng nghiệp vụ xây dựng các tiêu chuẩn thi đua, xây dựng các quy chế nâng xếp lương.

- Đề xuất Ban giám đốc khen thưởng CB - CNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quản lý mang lại lợi ích cho đơn vị.

- Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tuyển dụng lao động, công tác qui hoạch và đào tạo cán bộ, ký kết và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng lao động và phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn xây dựng thỏa ước lao động tập thể.

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

- Tham mưu cho Ban giám đốc hoạch định sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công tỵ

- Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ và không định kỳ về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của Ban giám đốc và cấp trên.

- Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, giám sát việc triển

23

- Nắm bắt giá cả tình hình thị trường, xử lý thông tin, khai thác và tiêu thụ hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Đầu tư –Kỹ thuật

- Tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kế

hoạch, thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, thiết bị.

- Chịu trách nhiệm thiết kế và lập dự trù xây dựng cơ bản, theo dõi kỹ thuật công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất chế biến gạo xuất khẩu tại các Xí nghiệp, giám sát quá trình thi công xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng,kỹ thuật của sản phẩm để

xuất xưởng làm cơ sở quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Công ty Lương Thực Sóc Trăng với ngành nghề kinh doanh là kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lương thực, các mặt hàng nông sản thực phẩm, phân bón, vật tư thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp.

- Diện tích kho tàng (sau khi xây dựng): 40.000 m2 . - Tích lượng kho: 80.000 tấn.

- Năng lực chế biến gạo: 250.000 tấn/năm. - Năng lực xuất khẩu gạo: 300.000 tấn/năm.

Về thị trường tiêu thụ: Công ty bán cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu và doanh nghiệp khác trong nước. Bên cạnh đó Công ty còn xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài (Philippines, Maylaysia, Singapore, Châu Phi, Cuba, Trung Đông,…) theo ủy quyền của Tổng công ty để thu ngoại tệ về cho địa phương.

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của

Công ty Lương thực Sóc Trăng được tổ chức theo hình thức kế toán vừa tập

trung vừa phân tán (hình thức kế hợp). Bộ máy gọn nhẹ, xử lý và cung cấp

thông tin nhanh, công việc xử lý thông tin trong toàn Công ty được thực hiện

tập trung ở phòng tài chính – kế toán. Còn tại các xí nghiệp cũng hạch toán

tương tự như ở Công tỵ Cuối tháng, các nhân viên kế toán ở Xí nghiệp sẽ khóa sổ rồi gửi dữ liệu về Công ty để hòa nhập lạị

24

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toánKế toán trưởng: Kế toán trưởng:

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị cho Ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; Các nghĩa vụ thu, nộp và thanh toán nợ, phân tích việc sử dụng vốn và tình hình tài chính của đơn vị.

- Kiểm tra, quản lý vốn bằng tiền tại đơn vị, thực hiện việc thu chi đúng mục đích, có chứng từ rõ ràng và hợp pháp.

- Chịu trách nhiệm về tình hình đúng đắn, kịp thời, phù hợp và đầy đủ trong các báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.Chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất cho cấp trên.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng tài chính hàng năm của đơn vị .

- Theo dõi chính xác tình hình công nợ giữa Công ty với Tổng Công ty cũng như với Ngân hàng để có hướng xử lý thích hợp.

Phó trưởng phòng Tài chính –Kế toán phụ trách tổng hợp:

- Mở sổ cái để phản ánh tổng hợp tất cả các tài khoản phát sinh trong niên độ kế toán, lập báo cáo tài chính định kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÓ PHÒNG TC – KẾ TOÁN KẾ TOÁNTRƯỞNG KẾ TOÁN KHO HÀNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT THỦ QUỸ

25

- Kiểm tra, giám sát phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng Công ty cũng như các đơn vị sản xuất sao cho phù hợp với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi các nghiệp kinh tế phát sinh.

- Mở sổ chi tiết, lập thẻ tài sản cố định để phản ánh tình hình tài sản cố định của công ty, trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi nguồn vốn khấu hao và tình hình biến động tài sản cố định của công tỵ

- Theo dõi chi phí sửa chữa, có kế hoạch thích hợp phân bổ vào chi phí. - Mỗi tháng lập báo cáo thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để báo cáo về phòng kế hoạch chiến lược Tổng Công tỵ

Kế toán kho hàng:

- Mở sổ chi tiết các tài khoản vật tư hàng hóa và các tài khoản liên quan đến giá thành, doanh thụ

- Thực hiện các nghiệp kinh tế phát sinh nhập, xuất kho hàng hóa, thành phẩm kịp thời và chính xác, đảm bảo tính đúng đắn của giá vốn hàng bán.

- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán bán hàng.

- Hướng dẫn các đơn vị sản xuất hạch toán chính xác các khoản mục chi

phí trực tiếp liên quan đến các đối tượng sản xuất để tính giá thành sao cho phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Cuối tháng lập được báo cáo nhập xuất hàng tồn kho hàng hóa vật tư để tham mưu cho Ban Giám đốc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.

Kế toán ngân hàng:

- Mở sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng (kể cả

TK ngoại tệ và Việt Nam đồng có gốc ngoại tệ).

- Kết hợp với bộ phận kinh doanh, lập phương án kinh doanh.

- Theo dõi, đối chiếu công nợ với cấp trên, khách hàng có quan hệ mua

bán hàng hóạ

- Mở sổ chi tiết để theo dõi và vào sổ các hợp đồng mua bán hàng hóa với bên ngoài kịp thời, đầy đủ, chính xác để sau này có cơ sở thanh lý hợp đồng.

- Mở sổ sách chi tiết để phản ánh nghiệp vụ doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và chi phí tài chính.

- Mỗi tháng phải báo cáo với Bán Giám đốc số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng và số dư tài khoản tiền vaỵ

26

Kế toán tiền mặt:

- Mở sổ chi tiết theo dõi tiền mặt và các tài khoản có liên quan trực tiếp đến tiền mặt.

- Lập phiếu thu chi tiền mặt khi có đầy đủ chứng từ gốc.

- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu tiền mặt tồn quỹ mỗi ngày với thủ quỹ và 2 bên có ký xác nhận.

- Mở sổ chi tiết theo dõi các tài khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý,… và tài khoản tạm ứng cho cán bộ nhân viên.

- Cuối mỗi tháng phải lập báo cáo cụ thể về các khoản chi phí bán hàng,

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty lương thực sóc trăng (Trang 29)