0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

BỆNH GỈ SẮT CÀ PHÊ [Hemileia vastatrix Berk et Br.]

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA - CHƯƠNG 4 DOC (Trang 30 -33 )

Bệnh gây hại ở khắp các vùng trồng cà phê chủ yếu trên thế giới như: Ấn độ, Philippines, Thái Lan, Indonesia; các nước Châu Mỹ: Cuba, Mexico, Brazil; các nước Châu Phi: Conggo, Kenya...

Ở Việt Nam, bệnh hại nặng ở các vùng trồng cà phê phắa Bắc nước ta và vùng Phủ Quỳ - Bắc Trung Bộ, bệnh phổ biến ở các vùng miền Nam Trung Bộ thuộc các tỉnh đắc Lắc, Buôn Mê Thuột, Lâm đồng. Bệnh còn có tên khác là "bệnh nấm vàng da cam".

Bệnh gây ra hiện tượng vàng lá, rụng lá giảm tỷ lệ ra hoa, ựậu quả. Gây hiện tượng quả nhỏ, quả bị khô, lép, gây chết cành, làm giảm năng suất và phẩm chất cà phê nghiêm trọng. Cây cà phê bị bệnh giảm sức sống và giảm dần năng suất ở các vụ sau.

23.1. Triu chng bnh

Vết bệnh trên lá non và lá ựã trưởng thành ban ựầu, trên phiến lá thường xuất hiện những ựiểm màu trắng ựục hay những chấm vàng nhạt có kắch thước nhỏ từ 0,2 - 0,5mm về sau, chấm bệnh lớn dần tới 5 - 8mm, ựôi khi còn lớn hơn. Vết bệnh phổ biến có dạng tròn, hay bầu dục, ựôi khi một vài vết liên kết lại với nhau thành dạng vô ựịnh hình.

Khi vết bệnh phát triển ở trên mặt lá thường bị mất màu xanh và mặt dưới lá có một lớp bào tử dạng bột xốp màu vàng da cam. Tới khi vết bệnh già, bào tử phán tán hết thì vết bệnh có màu nâu sẫm, có quầng vàng bao quanh. đôi khi gặp ựiều kiện thuận lợi vết bệnh cũ lại tái sinh bào tử, quá trình này có thể lặp lại nhiều lần khiến vết bệnh loen rộng

Ở các vết bệnh cũ già, thường có hai loại nấm ký sinh trên nấm gỉ sắt, ựó là nấm

Verticillum hemileiae và nấm Cladosporium hemiliae hai loại nấm này thường có dạng bột trắng bao bọc quanh có khi chiếm tới 80% vết bệnh, nhưng loại nấm này thường xuất hiện quá chậm, ắt có tác dụng ngăn chặn bệnh.

23.2. Nguyên nhân gây bnh

Nấm gây bệnh gỉ sắt cà phê Hemileia vastatrix Berk et Br. thuộc họ Pucciniacea, bộ Nấm Gỉ sắt Uredinales, lớp Nấm đảm Basidiomycetes. Nấm thường có 3 dạng bào tử là: Bào tử hạ (Uredospore), bào tử ựông (Teleutospore) và bào tử ựảm (Basidiospore).

Bào tử hạ thường có hình múi chanh màu vàng nhạt, mặt lưng khum lồi và có gai nhỏ, mặt lõm láng nhẵn kắch thước trong khoảng 16,5 - 18,5 x 25,4 - 41ộm.

Bào tử ựông thường rất ắt gặp, ựôi khi xuất hiện ở giữa vết bệnh cũ. Bào tử ựông có hình con quay, ựơn bào, vách mỏng và láng nhẵn kắch thước từ 22 - 28 x 19 - 23ộm.

Bào tử ựảm có hình trứng, hình bầu dục, hay hình tròn dắnh trên các ựảm mọc từ bào tử ựảm ra, kắch thước 15 - 16 x 11ộm.

Trong ựiều kiện Việt Nam trên vết bệnh gỉ sắt cà phê ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, Phủ Quỳ, và các vùng Tây Bắc, Việt Bắc... thường chỉ thấy hạ bào tử hình thành.

Theo Ward (1982) mỗi vết bệnh trung bình có tới 1.150.000 bào tử hạ có khả năng nảy mầm trong 20 ngày. Theo Saccas và Charpintier (1971) cho biết: phạm vi nhiệt ựộ từ 22 - 240C là nhiệt ựộ tối thắch cho sự nảy mầm của bào tử nếu có ựộ ẩm thắch hợp như hạt nước nhỏ li ti hay ựộ ẩm không khắ bão hoà. Nhiệt ựộ quá cao, không khắ ẩm ướt ở vùng nhiệt ựới dễ làm sức sống của bào tử giảm thấp.

Sợi nấm tiềm sinh trong các mô bệnh. Bào tử hạ hình thành trên các cây cà phê mọc hoang, hay do hạt rơi vãi trong ruộng mọc lên trong mùa ựông là nguồn bệnh ban ựầu. Một số tài liệu của Nhật Bản cho rằng cây dành dành là ký chủ phụ của nấm gỉ sắt cà phê. Ở Việt Nam, ựã thấy nấm gỉ sắt cà phê có trên cây gỗ Mấc (Oroxylum indicum) có thể là ký chủ phụ liên quan tới bệnh gỉ sắt cà phê, vấn ựề này cần nghiên cứu thêm. Bào tử hạ nảy mầm xâm nhập qua lỗ khắ khổng ở mặt dưới lá cà phê. Sợi nấm len lỏi trong gian bào và xuyên qua các tế bào bằng vòi hút ựể hút dinh dưỡng.

Vùng Tây Bắc, Việt Nam lây bệnh nhân tạo cho thấy cần có 5.104 bào tử/ml thì bệnh xuất hiện rộ. Bào tử hạ có thể nảy mầm ở ựộ ẩm cao trên 85% nhất là trong ựiều kiện ẩm ựộ bão hoà hay có giọt nước nhỏ.

Theo nghiên cứu của Trạm cây nhiệt ựới Tây Hiếu: Bào tử có thể nảy mầm thuận lợi từ 19 - 240C; trong giọt nước thì cần từ 1 giờ 50 phút ựến 7 giờ, ở nhiệt ựộ trên 280C và dưới 160C bào tử hạ trong giọt nước có thể không nảy mầm ựược.

Tuỳ theo vùng sinh thái khắ hậu và ựiều kiện trồng trọt mà có thời gian ủ bệnh khác nhau. Theo dõi tại Phủ Quỳ - Nghệ An cho thấy ở ựiều kiện nhiệt ựộ 21,8 - 25,70C và ựộ ẩm từ 71 ựến 94% thì thời gian ủ bệnh ở lá già khoảng 21 ngày, ở lá bánh tẻ khoảng 15 ngày và ở lá non khoảng 13 ngày. Từ khi xuất hiện vết bệnh ựến khi hình thành bào tử thường là 6 - 7 ngày.

Ở vùng Tây Bắc Việt Nam, giữa lá non và lá bánh tẻ thời gian ủ bệnh không chênh lệch nhau lắm. Lá non giống Burbon có thời kỳ ủ bệnh là 13 - 14 ngày, lá bánh tẻ là 14 - 15 ngày, nhưng ở lá già thì dài hơn hẳn, tới 23 - 24 ngày.

23.3. đặc im phát sinh phát trin bnh

Bệnh phát sinh trong ựiều kiện nhiệt ựộ khoảng 19 - 260C và ựộ ẩm trên 85% do ựó ở miền Bắc Việt Nam, bệnh thường phát sinh trong vụ xuân hè từ tháng 2 ựến tháng 5 và vụ thu ựông từ tháng 9 ựến tháng 12. Nổi bật rõ hai cao ựiểm: tháng 3, 4 và tháng 10, 11.

Cà phê thường trồng dưới tán cây che bóng râm, vụ xuân cà phê trồng dưới bóng râm bệnh phát triển muộn nhưng mức ựộ bệnh thường nặng hơn. Trái lại, vụ thu cà phê trồng dưới bóng râm bệnh phát triển sớm hơn cây trồng không bóng râm. Ở nông trường Tây Hiếu (Nghệ An) thấy lô cà phê trồng dưới bóng trẩu bệnh nặng hơn lô trồng dưới bón cây tràm lá nhọn.

Cũng do yếu tố ánh sáng và nhiệt ựộ, bệnh thường nặng hơn ở các tầng lá dưới của cây.

Cây cà phê trồng ở ựất xấu, nghèo dinh dưỡng, ựất quá chuaẦ bệnh cũng phát sinh nhiều. Cà phê dưới 3 năm tuổi bệnh nhẹ hơn hoặc hầu như không bị bệnh. Cây cà phê càng nhiều tuổi càng bị bệnh nặng.

Trong 3 nhóm giống cà phê, thì cà phê chè bị bệnh nặng nhất, cà phê mắt bị bệnh nhẹ hơn và cà phê vối hầu như ắt bị bệnh. Trong nhóm cà phê chè thì cà phê chè ựọt nâu ắt bị bệnh hơn cà phê chè ựọt xanh.

Thắ nghiệm ở vùng Tây Bắc nước ta cho thấy: nhóm kháng bệnh gồm các giống chọn lọc: giống S73, KH3, KH6, KH33, Arabusta, ựặc biệt là giống Catimor cây thấp, tán gọn, chịu hạn, chịu rét và có khả năng kháng gỉ sắt rõ rệt.

Một số giống như PQ 1602, Catura chịu bệnh cần ựược chọn lọc tiếp.

Kỹ thuật canh tác và trồng rừng chắn gió có ảnh hưởng khá rõ rệt tới bệnh. Ở vùng có ựai rừng kắn chắn gió bệnh biểu hiện nhẹ hơn.

23.4. Bin pháp phòng tr

- Quan trọng nhất là sử dụng giống chống và chịu bệnh.

- Thực hiện trồng ựai rừng chắn gió và vệ sinh ựồng ruộng tiêu diệt nguồn bệnh ban ựầu.

- Có thể dùng thuốc phun chặn trước các cao ựiểm bệnh xuất hiện như vào tháng 8 - 9, 2 lần cách nhau 1 tháng; Tilt 250EC 0,75 - 1 l/ha hoặc Anvil 5SC (0,2%), Bayleton 250EC (25WP) 250 - 500 g/ha; Bayphidan 250EC (0,1%) hoặc Cyproconazole 0,5 l/ha (2 lần); Score 250ND (0,3 - 0,5 l/ha).

- Có thể sử dụng nấm Verticillium hemileia ký sinh bậc hai ựể chống bệnh nhưng ắt tác dụng vì nấm phát triển chậm. Tuy nhiên nấm này vẫn có thể phát triển ở trên lá bệnh rơi rụng xuống mặt ựất nên nó vẫn có ý nghĩa phần nào giảm bớt nguồn nấm bệnh gỉ sắt qua ựông tắch luỹ về sau.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA - CHƯƠNG 4 DOC (Trang 30 -33 )

×