BỆNH PHỒNG LÁ CHÈ [Exobasidium vexans Massee]

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh cây chuyên khoa - Chương 4 doc (Trang 26 - 28)

Bệnh phồng lá chè là loại bệnh hại rất nghiêm trọng phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng trồng chè trên thế giới: Ấn ðộ, Pakistan, Xaylan, Trung Quốc, Nhật Bản, Srilanca, Việt Nam...

Ở nước ta, bệnh ñược phát hiện từ năm 1922 ở vùng trung du. Hầu hết, các vùng trồng chè như Phú Thọ (Vân Lĩnh), Mộc Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn ñều bị bệnh này phá hại. Bệnh chủ yếu hại búp non, làm búp non khô cháy, cây sinh trưởng kém, thời gian ra búp chậm, khi chế biến dễ bị nát vụn, phẩm chất kém, mất hương vị.

20.1. Triu chng bnh

Bệnh hại búp non, lá non là chủ yếu; có khi hại cả lá bánh tẻ và quả non.

Vết bệnh lúc ñầu là một ñiểm nhỏ như mũi kim, màu xanh trong giọt dầu hoặc màu xanh vàng. Sau ñó vết bệnh to dần, hình tròn và lõm dần xuống ở mặt trên lá, còn mặt dưới lá vết bệnh phồng lên như mụn bỏng, chuyển sang màu nâu hoặc màu tím ñen. Ở mặt dưới lá, trên vết phồng bao phủ một lớp nấm mịn màu xám tro hoặc màu trắng hồng. Cuối cùng mô bệnh rách nát, khô hoặc thối ướt tuỳ thuộc thời tiết khô hanh hay mưa ẩm. Vết bệnh thường có ñường kính từ 2 – 10 mm, nằm riêng rẽ hoặc liên hợp lại ở rìa và ñầu chóp lá, vết phồng nát vụn, làm lá khô cháy, dễ rụng. Khi vết bệnh ở trên gây chính làm phiến là dăn ñểm, dị hình.

Trên quả non và cọng non vết bệnh ít thể hiện nốt phồng rõ rệt mà có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục dài, hơi lõm, lúc ñầu có màu trắng hồng sau có màu nâu ñen.

20.2. Nguyên nhân gây bnh

Nấm gây bệnh Exobasidium vexans Massee thuộc lớp Nấm ðảm. Bệnh ñược Escal phát hiện năm 1868 ở Ấn ðộ, nhưng ñến năm 1895 mới ñược Massee xác ñịnh nguyên nhân. Lớp nấm màu trắng hồng ở trên vết bệnh mặt dưới lá là tầng sinh ñảm và bảo từ ñảm, dưới ñó là sợi nấm nằm sâu trong tế bào. ðảm hình ống kèn thon dài, phía trên phình to, ñơn bào, ở trên ñỉnh có 2 - 4 cuống ngắn gắn bào tử ñảm.

Bào tử ñảm ñơn bào, không màu, hình bầu dục không ñều. Khi nảy mầm bào tử ñảm có thể hình thành màng ngăn ngang, từ mỗi tế bào ñâm ra một ống mầm. Bào tử ñảm lan truyền nhờ gió, hoặc nước mưa rơi trên mặt lá non, cọng non, quả non. Gặp ñiều kiện ẩm và nhiệt ñộ thuận lợi bào tử nảy mầm xâm nhập vào các bộ phận trên sau 5 - 6 giờ. Nhiệt ñộ thích hợp ñể bào tử nảy mầm là 15 - 220C, tối thiểu 100C, tối ña 29 - 300C.

Sau khi xâm nhập vào tế bào cây, sợi nấm lan rộng trong mô kích thích tế bào sưng lên làm thành vết phồng trên lá.

Tuỳ thuộc vào ñiều kiện nhiệt ñộ, ẩm ñộ và ánh sáng mà thời kỳ tiềm dục của bệnh dài hay ngắn. Nếu nhiệt ñộ khoảng 18 - 200C, ẩm ñộ 85% thì thời kỳ tiềm dục của bệnh từ 4 - 7 ngày. Thường sau khi xuất hiện vết giọt dầu 4 - 7 ngày ñã hình thành lớp nấm trắng hồng sinh ra bào tử trên vết bệnh.

Trong ñiều kiện ánh sáng yếu (trời râm, sương mù) thời kỳ tiềm dục của bệnh cũng rút ngắn, chỉ 2 - 6 ngày. Sự hình thành bào tử ñảm cũng phụ thuộc vào ñiều kiện nhiệt ñộ, ñộ ẩm và ánh sáng. Bào tử ñảm hình thành nhiều khi có nhiệt ñộ trong khoảng 16 - 220C, ñộ ẩm trên 90%, nhiều mây mù, ñộ chiếu nắng không quá 3 giờ/ngày. Bào tử ñảm có sức sống yếu, sau 2 - 4 ngày ñã mất sức nảy mầm, sau 3 - 5 giờ dưới ánh nắng gay gắt ñã teo chết. Vì vậy, nguồn bệnh tồn tại chủ yếu là dạng sợi nấm nằm trong mô bệnh trên tàn dư cây chè bị bệnh.

20.3. ðặc ñim phát sinh phát trin bnh

Ở miền Bắc nước ta, bệnh phồng lá chè thường phát sinh phá hại nặng trong những năm mưa rét kéo dài. Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan chặt chẽ với ñiều kiện thời tiết nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ánh sáng, ñặc ñiểm của các giống chè, ñịa thế trồng và ñiều kiện chăm sóc. Những lô chè trồng ở thung lũng sâu, gần núi cao rừng rậm, có nhiều cỏ dại thường bị hại nặng. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ bình quân từ 15 - 230C, có mưa nhỏ kéo dài hoặc sương mù, trời âm u, thiếu ánh sáng là ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh cũng như sự phát triển mầm búp cây chè. Vì vậy, sau vụ ñốn chè bệnh phát sinh phá hại mạnh từ ñầu xuân (tháng 2 - 4) và cuối thu (tháng 9 - 12) ñặc biệt trong tháng 10 - 11 ở nước ta. Tuy nhiên, tuỳ theo các vùng trồng chè khác nhau mà có cao ñiểm bệnh khác nhau. Ở miền trung du, cao ñiểm bệnh là mùa xuân (tháng 3 - 4), ngược lại vùng Mộc Châu, Tây Bắc cao ñiểm bệnh là các tháng 10 - 11 trong năm. Trong mùa hè từ tháng 5 ñến tháng 8 do nhiệt ñộ quá cao bệnh thường khó phát sinh ở miền ñồng bằng hoặc gây hại nhẹ ở miền núi.

Các giống chè khác nhau có mức ñộ bị bệnh khác nhau. Giống chè trung du bị bệnh rất nặng, giống chè Shan Hà Giang thường bị bệnh nhẹ. Giống chè Zitinga, Manipua bị bệnh trung bình.

20.4. Bin pháp phòng tr

ðể phòng trừ cần chú trọng các biện pháp kỹ thuật canh tác và biện pháp hoá học: - Trồng các giống chè chống chịu bệnh.

- ðối với những vùng hoặc nương chè thường bị bệnh nặng hàng năm nên tổ chức ñốn (ñốn ñau hoặc ñốn phớt) có thể muộn so với bình thường 20 - 30 ngày. Sau khi ñốn phải thu dọn sạch tàn dư cành lá bệnh ñem ñốt hoặc chôn sâu ñể tiêu diệt nguồn bệnh.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc chè, bón phân cân ñối N, P, K, bón sớm vào vụ chè xuân. Chú ý tăng cường phân kali (50 kg K2O/ha) ñể tăng sức chống bệnh cho cây chè.

- Khi bệnh phát sinh cần rút ngắn thời gian mỗi lứa hái, hái chaỵ, hái nặng tay (một tôm hai ba lá).

- Phun thuốc hoá học vào ñầu vụ xuân. Khi bệnh xuất hiện cần phun thuốc 3 - 4 lần ñể bảo vệ búp chè. Có thể thay thuốc chứa ñồng bằng Clorua niken, Nitrat niken hoặc Axetat niken nồng ñộ 0,1 - 0,2% hoặc các thuốc nhóm Cacbamat hoặc các thuốc: Tilt super 300ND 0,1% (0,5 - 0,7 l/ha); Anvil 5SC (25 - 50 g a.i/ha); Bonanza 100ND; Cyproconazole (0,2- 0,6 l/ha) chỉ dùng khi không thu hoạch búp chè vào trường hợp ñặc biệt ñể diệt nấm bệnh, cần phun ñảm bảo thời gian cách ly 20 - 25 ngày.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh cây chuyên khoa - Chương 4 doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)