22.1. Triệu chứng bệnh
Bệnh hại chủ yếu ở lá bánh tẻ, lá già, vết bệnh thường từ chóp lá hoặc rìa mép lá lan rộng vào trong phiến lá. Lúc ñầu, vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu xanh vàng, sau ñó vết bệnh lan rộng dần biến thành màu nâu, tạo các vân màu nâu ñậm nhạt xen kẽ, cũng có khi không thấy dạng vân màu nâu trên vết bệnh mà toàn bộ mô bệnh chỉ có màu nâu nhạt. Về cuối giai ñoạn phát triển của bệnh thường thấy trên bề mặt vết bệnh cũng xuất hiện nhiều hạt ñen nhỏ li ti nổi lên nhưng sắp xếp lộn xộn không theo một trật tự nhất ñịnh như ở bệnh chấm xám hại lá chè.
22.2. Nguyên nhân gây bệnh - ðặc ñiểm phát sinh phát triển bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum camelliae Masse, bộ Melanconiales, lớp Nấm Bất toàn.
Nấm gây bệnh chấm nâu lá chè hình thành các ñĩa cành hình tròn, màu ñen, nằm dưới biểu bì của mô bệnh, về sau phá vỡ lộ ra trên bề mặt mô bệnh. Trên ñĩa cành hình thành nhiều cành bào tử phân sinh ngắn, ñơn bào không màu. Ở phía trên ñỉnh cành gắn các bào tử phân sinh, bào tử phân sinh có hình bầu dục thẳng hoặc hơi cong, bên trong có cấu tạo dạng hạt và có thể có giọt dầu. Trong ñiều kiện ñộ ẩm cao, có giọt nước và nhiệt ñộ thích hợp từ 23 – 290C, bào tử ñơn bào hình bầu dục nảy mầm chỉ sau 2 - 3 giờ. Còn giai ñoạn sinh sản hữu tính của nấm tạo ra quả thể bầu, bào tử túi thường không màu. ðối với nước ta, thì giai ñoạn này ít gặp và không có ý nghĩa.
Nguồn bệnh của nấm gây bệnh chấm nâu hại lá chè tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và ổ ñĩa cành trên những lá bị bệnh ở trên cây hoặc ñã rơi rụng trong ñất.
Khi gặp ñiều kiện ngoại cảnh thuận lợi, nấm hình thành nhiều bào tử, lan truyền nhờ gió, nước mưa ñể tiến hành xâm nhiễm gây bệnh. Vì thế, bệnh phát sinh phát triển thuận
lợi trong ñiều kiện nhiệt ñộ tương ñối cao, ñộ ẩm cao, mưa nhiều. Bởi vậy, cũng như bệnh chấm xám thì bệnh chấm nâu phát sinh phá hại mạnh từ tháng 6 ñến tháng 10 trong năm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện rải rác ở các tháng quanh năm trên các lô chè,...
Bệnh thường phát sinh phát triển sớm, nặng ở những lô chè chăm sóc kém, nhiều cỏ dại, thoát nước kém. Ở những lô chè già, cằn cỗi thì bệnh thường phát triển nặng.
Hầu hết các giống chè ñang trồng phổ biến ngoài sản xuất ñều có thể nhiễm bệnh, các giống chè lá to thường bị bệnh nặng hơn các giống chè lá nhỏ.
22.3. Biện pháp phòng trừ
- Cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh các lô chè bằng cách thu dọn sạch tàn dư các bộ phận bị bệnh sau các thời ñiểm ñốn phớt.
- Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh như tăng cường bón phân ñầy ñủ, cân ñối NPK phù hợp với ñặc ñiểm sinh trưởng và ñịa thế ñất ñai của các vùng trồng chè.
- Ở các vườn giâm chè, cần phải chăm sóc, bón phân, tưới nước, giàn che ñúng kỹ thuật, thông thoáng. Trong trường hợp bệnh chớm xuất hiện thì cần phải tổ chức phun thuốc phòng trừ kịp thời nhằm giảm sự xâm nhiễm, truyền lan và tác hại của bệnh. Có thể sử dụng một số thuốc trừ bệnh phổ biến ñể phun phòng trừ bệnh như Tilt super 300ND 1% (0,5 - 0,75 lít/ha) hay Topsin M-70WP (0,4 - 0,6kg/ha),v.v.