Sự ảnh hưởng của hàm phân bố định phương phân tử lên hình ảnh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hàm phân bố định phương phân tử lên kết quả chụp ảnh cắt lớp phân tử nitơ (Trang 39)

hình ảnh HOMO của phân tử

Hình 13. Hình ảnh HOMO của phân tử nitơ. (a), (b), (c) là các kết quả chụp ảnh ứng với hiệu quả định phương: β = 1.0001, β = 1.001 và β = 1.01. (d) là kết quả thực nghiệm [3], (e) là kết quả từ mô phỏng Gaussian, (f) là kết quả chụp ảnh với sự định phương tuyệt đối (β =1)[5], [12].

(a) (b) (c)

Hình 13 cho ta hình ảnh HOMO của phân tử nitơ nhìn theo phương chiếu laser (Oz). Kết quả thực nghiệm và hình ảnh từ mô phỏng Gaussian cho thấy HOMO của phân tử nitơ gồm ba vùng phân bố điện tử xung quanh các vị trí ( 0 ; 0 ), ( ±1.5 ; 0 ). Tuy nhiên, đối với kết quả trong hình 13f ứng

với trường hợp định phương tuyệt đối, HOMO chỉ gồm hai vùng là ( ±1.5 ; 0 ). Chính sự sai lệch này đã dẫn đến cuộc tranh cãi của các tác giả

trong công trình [3] và [5] về kết quả chụp ảnh phân tử trong thực nghiệm và trong lý thuyết.

Tiếp theo, các kết quả lý thuyết có bổ sung sự định phương phân tử trong hình 13a, 13b và 13c cho thấy xuất hiện vùng phân bố điện tử tại vị trí ( 0 ; 0 ) khá phù hợp với kết quả trong 13d và 13e. Đồng thời khi giảm hiệu quả định phương, tức tăng giá trị của tham số β từ 1.0001 đến β = 1.01 thì vùng ( 0 ; 0 ) của HOMO rõ dần.

Như vậy, có thể kết luận rằng sự sai lệch về hình ảnh HOMO so với kết quả thực nghiệm của các tác giả trong công trình [5] và [12] là do các tác giả đã bỏ qua sự phân bố định phương của các phân tử trong không gian. Rõ ràng hiệu quả định phương đã làm xuất hiện vùng phân bố ( 0 ; 0 ) của HOMO. Thêm nữa, khi giảm hiệu quả định phương từ β = 1.0001 đến β = 1.01 thì vùng ( 0 ; 0 ) của HOMO xuất hiện rõ dần.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hàm phân bố định phương phân tử lên kết quả chụp ảnh cắt lớp phân tử nitơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)