3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
2.5.2. Bố trí thí nghiệm
2.5.2.1. Thí nghiệm 1
Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê tại địa điểm nghiên cứu qua phương pháp mổ khám gan, túi mật, ống tụy và cơ thịt.
Thu thập sán, tìm Cysticercus bovis.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ và cường độ nhiễm theo giống, loài.
2.5.2.2. Thí nghiệm 2
Thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê tại địa điểm nghiên cứu qua phương pháp mổ khám.
- Mổ khám gan, tuyến tụy, cơ của trâu, bò, dê tại các điểm điều tra. Thu luợm sán trưởng thành, Cysticercus bovis ở cơ.
- Chỉ tiêu theo dõi: xác định loài Fasciola spp, Eurytrema spp, và ấu trùng Cysticercus bovis qua định loại.
2.5.2.3. Thí nghiệm 3
bò, dê tại địa điểm nghiên cứu qua phương pháp kiểm tra phân. Xét nghiệm phân của trâu, bò, dê.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ và cường độ nhiễm theo giống.
2.5.2.4. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở
người.
Thu thập số liệu từ bệnh viện đa khoa tỉnh tại địa bàn nghiên cứu. Chỉ tiêu theo dõi: tình hình người nhiễm qua các năm.
2.5.2.5. Thí nghiệm 4
Điều tra tình hình sử dụng rau thuỷ sinh và rau cạn làm thức ăn sống của người
- Điều tra ở 6 nhà hàng ăn: vịt nướng, thịt chó, lòng lợn tiết canh và 40 gia đình nông dân ở mỗi vùng nghiên cứu.
- Chỉ tiêu theo dõi: có dùng, không dùng, thường xuyên, ít.
2.5.2.6. Thí nghiệm 5
Tình hình nhiễm Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp ở rau cạn và rau thuỷ sinh.
- Kiểm tra rau tại các điểm nghiên cứu tìm Adolescaria.
- Chỉ tiêu theo dõi: xác định số lượng Adolescaria trung bình/ 1kg rau.
2.5.2.7. Thí nghiệm 6
Sức sống của trứng Fasciola spp trong bể biogas.
- Ngâm trứng Fasciola spp vào ngăn sinh khí của bể biogas theo các mức thời gian 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày.
- Lấy trứng ra làm sạch và nuôi trong nước máy ở điều kiện phòng thí nghiệm trong 30 ngày.
- Quan sát hình thái và sự phát trỉên của tế bào phôi trứng.
- Chỉ tiêu theo dõi: trứng còn phát triển, trứng chết, so sánh với đối chứng.