Đặc điểm sinh học của Cysticercus bovis

Một phần của tài liệu tình trạng nhiễm một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu truyền lây giữa trâu, bò, dê và người ở tỉnh hải dương và biện pháp phòng trừ (Trang 38)

3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

1.5.2.Đặc điểm sinh học của Cysticercus bovis

* Đc đim hình thái, cu to

Cysticercosis (bệnh gạo bò) do ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở cơ tim, cơ lưỡi, cơ đùi… có hình bọc nhỏ, hơi tròn, màu trắng trong, dài 5 –9 mm, rộng 3 – 6 mm, trong bọc chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Đầu sán này có 4 giác bám, không có đỉnh và móc đỉnh [9].

Cơ quan sinh dục hình thành từ đốt 200 trở đi, lỗ sinh dịch đổ sang một bên của đốt sán. Đốt già chứa đầy tử cung, có phân thành 15 – 35 nhánh ở trong mỗi đốt. Trong tử cung ở mỗi đốt chứa tới 100.000 – 150.000 trứng [13].

Gạo bò hình bọc, có màu trắng, kích thước dài 5 – 9mm, rộng 3 - 6mm, bên trong chứa dịch thể trong suốt và 1 đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Đầu sán này hoàn toàn giống như đầu sán trưởng thành ký sinh trong ruột người (Phan Lục, 2006) [9].

* Nơi ký sinh, ký ch

Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non của người, dùng 4 giác bám chặt vào niêm mạc ruột. Ấu trùng Cysticercus bovis hình thành trong cơ thịt của trâu, bò.

* Vòng phát trin

Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người thải đốt, mỗi lần chỉ thải 1 đốt. Những đốt sán chứa đầy trứng ở cuối thân sán tách ra và theo phân hoặc tự động ra bên ngoài qua lỗ hậu môn. Khi đốt sán phân huỷ, trứng sán khuếch tán ra môi trường bên ngoài, trong trứng chứa ấu trùng phôi 6 móc. Nếu vật chủ trung gian là trâu, bò, dê.. ăn phải, trứng vào đường tiêu hoá đến ruột. Tại

đây, phôi 6 móc được giải phóng, xuyên qua thành ruột, theo hệ thống tuần hoàn đến các mô cơ: cơ lưỡi, cơ mông, cơ đùi.. và thích hợp ở chỗ có nhiều máu, ở đó hình thành ấu trùng Cysticercus bovis sau 3 – 6 tháng (thành gạo bò). Khi người ăn phải gạo bò (C. bovis), ấu trùng vào đến ruột, đầu nhô ra bám vào niêm mạc ruột. Sau khoảng 3 tháng thành sán trưởng thành, mỗi ngày sán có thể dài thêm 8 – 9 đốt (Trịnh Văn Thịnh, 1963) [37].

Sơ đ 2.3. Vòng phát trin ca Cysticercus bovis

* Hình thức nhiễm bệnh

` Người mắc sán dây bò do ăn thịt chưa chín, còn bò mắc gạo do ăn phải đốt sán ở người thải ra.

1.5.3. Tình hình nghiên cứu ấu trùng sán dây do Cysticercus bovis ở trong và ngoài nước

* Nghiên cu trên trâu, bò, dê

Bệnh lưu hành ở nhiều vùng trên thế giới, châu Á và châu Phi là nơi bệnh có nhiều cơ hội để phát triển. Có điều tra cho biết, tỷ lệ mắc “gạo bò” ở trâu bò tại Ethiopia là 20%, Xyri là 17%, Indonesia là 30%, Malaysia 19%...

Đất Trứng Vật chủ trung gian Cysticercus bovis Ký chủ cuối cựng Sỏn trưởng thành

Ở Việt Nam, tình hình nhiễm tuỳ theo khu vực, nơi nuôi nhiều bò hay vùng có người dân có tập quán ăn thịt bò tái. Người sống ở nông thôn dễ mắc hơn người thành thị, một số vùng miền núi ít nuôi bò thì ít thấy bệnh [9]. Theo Bergeon (1924) [37] thì bò ở Hải Phòng nhiễm 0,79%. Cũng theo tác giả vào năm 1929, kiểm tra bò mổ tại Hải Phòng có 31 trường hợp bệnh gạo toàn thân, kiểm tra trâu thì có 1 trường hợp. Tại Hà Nội, ấu trùng

Cysticercus bovis đã gặp ở bò trong tổ chức liên kết dưới da, ở trâu thì ít gặp hơn (Bergeon, Joyeus, Gaulele, 1928).

Ở lò mổ Hà Nội đã mổ khám 910 con bò và 836 con trâu thấy tỷ lệ

nhiễm lần lượt là 0,76% và 0,23%. Qua thống kê 25 bò có gạo thấy sự phân bố ấu trùng trong cơ thịt bò là cơ hàm 52%, cơ lưỡi 36%, cơ bụng 4%, cơ lưng 2%, cơ tim 52%, cơ cổ 16%, cơ liên sườn 16%....(Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [9].

Theo Phan Trịnh Chức (1970) khi mổ khám 162 bò và 385 trâu ở lò mổ của các tỉnh Lạng Sơn, Hoà Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc không tìm thấy gạo.

* Nghiên cu trên người

Tỷ lệ nhiễm ở người khoảng 1 – 4 % và chiếm 78% tổng số người mắc gạo.

R.Pirot (1928) cho biết khi kiểm tra phân của người từ nhiều vùng của Việt Nam thấy tỷ lệ nhiễm là 3%. Gần đây, những nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ người nhiễm Cysticercus bovis đã giảm đi rõ rệt. Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại gần đây đã không phát hiện thấy nhiễm Cysticercus bovis trên người.

Người ăn thịt trâu, bò, dê… có chứa “gạo” chưa được nấu chín, khi vào đường tiêu hóa ấu trùng ra khỏi nang di hành khắp cơ thể và cuối cùng ký sinh ở ruột non của người phát triển thành sán trưởng thành, và người là ký chủ cuối cùng; lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ nhỏ. Sán phát triển lên bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, sán dài dần dần ra từ đầu ruột non đến cuối ruột già.

Những đốt sán già chứa đầy trứng được thải ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi trở thành trứng gây nhiễm, khi gia súc ăn phải thì lại trở thành “gạo heo, gạo bò”. Như vậy, thông thường thì “gạo” chỉ có thịt bò, nhưng do một lý do đặc biệt nào đó hoặc người ăn uống phải trứng sán qua nước, qua rau…(cách này số lượng trứng sán không nhiều) hoặc do tự nhiễm: nghĩa là những đốt sán già thay vì được thải ra ngoài theo phân thì lại tình cờ bị đưa ngược trở lại dạ dày bởi những nhu độngngược chiều nào đó. Tại đây dịch vị sẽ phá vỡ vỏ đốt sán, số lượng lớn trứng được giải phóng, đi khắp vào các tổ chức cơ gây nên gạo sán ở những nơi đó và mỗi gạo sán như vậy có chứa một cái đầu sán [8].

Người là ổ chứa cuối cùng truyền bệnh cho trâu, bò. Trâu bò chứa “gạo bò” có ấu sán lại là ổ chứa truyền bệnh sán dây cho người [8].

T. saginatus không truyền trực tiếp từ người sang người. Trứng được bài xuất ra ngoài theo phân người từ lúc sán trưởng thành đẻ trứng cho đến khi sán vẫn còn sống trong ruột người, có khi kéo dài tới trên 30 năm. Trứng có thểsống trong đất ẩm nhiều tháng [8].

* Chn đoán và phương pháp phòng chng

tổ chức cơ, sẽ lộ ra những hạt “gạo” màu trắng nằm trong các tổ chức cơ [8]. Chẩn đoán nhiễm sán dây trưởng thành trên người dựa vào xác định đặc điểm các đốt sán; tìm trứng sán hoặc kháng nguyên của sán trong phân bằng kỹ thuật ELISA hoặc ngay tại trực tràng. Trứng của T.saginata rất dễ nhầm với trứng của T. solium gây ra do “gạo lợn”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp phòng chống:

- Cần loại bỏ các kiểu ăn không hợp vệ sinh: ăn sống, gỏi, tái, nem chua….

- Kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu bò và loại bỏ những con vật mang ấu trùng sán.

- Quản lý phân tốt, luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để gia súc thả rông tiếp xúc với phân người.

- Phòng tránh bệnh sán từ đất, nước; không sử dụng nguồn nước chảy qua đồng cỏ làm nước uống

- Khi phát hiện có hiện tượng lạ như nổi u bướu, mẩn ngứa hoặc một số triệu chứng khác thường, cần phải đi khám bác sĩ ngay để sớm phát hiện bệnh.

- Khi phát hiện mắc bệnh, cần điều trị sớm và điều trị kịp thời ngay để tránh những biến chứng.

CHƯƠNG II

ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tình trạng nhiễm một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu truyền lây giữa trâu, bò, dê và người ở tỉnh hải dương và biện pháp phòng trừ (Trang 38)