3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
1.4.2. Đặc điểm sinh học của Eurytrema spp
*Đặc điểm, hình thái và cấu tạo
Về hình thái, sán có màu đỏ sáng, hình lá, cuối thân nhô ra giống hình lưỡi, sán dài 13,5 - 18,5 mm, rộng 5,5 - 8,5 mm, có 2 giác bám hình tròn, giác miệng lớn hơn giác bụng. Hầu nhỏ, dài 0,3 – 0,4 mm. Thực quản ngắn. Hai manh tràng hình ống xếp dọc hai bên thân. Tinh hoàn hình bầu dục, nằm giữa nơi phân nhánh của ruột với giác bụng. Buồng trứng nhỏ hơn tinh hoàn nhiều lần, đôi khi phân thuỳ ở sau giác bụng. Tử cung uốn cong xếp gần kín phần sau thân sán. Tuyến noãn hoàng hình chùm ở hai bên thân và xếp phía sau tinh hoàn [9].
Trứng có màu nâu nhạt, không đối xứng, ở trứng già bên trong đã hình thành Miracidium. Trứng dài 0,045 – 0,052 mm, rộng 0,029 – 0,033 mm [9]. * Nơi ký sinh, ký chủ
Sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn tuyến tuỵ, đôi khi thấy sán ở gan, dạ múi khế của động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, lạc đà…và có thể ký sinh ở người [46].
Ký chủ trung gian là loài ốc cạn: Bradybaena similiaris, B. phacozona, Cathaierravida siboldiana, Eulola lauzi..
* Vòng phát triển
Sán trưởng thành ký sinh ở tuyến tuỵ và thường xuyên đẻ trứng, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, trong trứng đã hình thành Miracidium. Những trứng này được các loài ốc cạn là ký chủ trung gian ăn vào. Trong đường tiêu hoá của ốc Miracidium thoát khỏi trứng và di chuyển đến gan, tụy. Sau 4 tuần, Miracidium biến thành Sporocyst I (bào ấu I), sau 69 ngày
Sporocyst I phát triển thành Sporocyst II (bào ấu II). Sau 165 ngày, Sporocyst
những bọc hình cầu phủ chất nhày bám trên cây cỏ. Nếu vật chủ bổ xung là các loại côn trùng như châu chấu hoặc dế mèn nuốt vào, Cercaria vào ống tiêu hoá phát triển thành Metacercaria. Ký chủ cuối cùng là trâu, bò, dê, cừu .. ăn phải vật chủ dự trữ có Metacercaria, ấu trùng được giải phóng về ống tụy phát triển thành sán trưởng thành [9].
Hai thế hệ bào ấu I và II phát triển ở ốc đất. Vĩ ấu được sinh ra vào khoảng 5 tháng sau khi ốc nhiễm trứng sán. Vĩ ấu được ốc thải ra trên cây cỏ và được châu chấu hoặc dế mèn nuốt vào. ở đây châu chấu và dế mèn có vai trò như ký chủ trung gian thứ hai của sán lá tuyến tuỵ. Sau 3 tuần ở trong ký chủ trung gian thứ hai, ấu trùng trở nên ấu trùng có sức gây bệnh. Trâu, bò, dê, cừu ăn cỏ cây lẫn ký chủ trung gian thứ hai mang ấu trùng gây bệnh sẽ bị mắc bệnh.
Thời gian sán non di hành đến ống tuỵ của dê, cừu là 80 – 100 ngày. Thời gian sống của sán trong ký chủ trung gian không quá 10 tháng.
Sơ đồ 2.3. Vòng phát triển của Eurytrema spp Trứng Miracidium Vật chủ trung gian SporocytII Sporocyt Cercaria Vật chủ trung gian Ký chủ cuối cựng Sỏn trưởng Metacercaria
* Cơ chế sinh bệnh
Bệnh sinh ra do các ấu trùng gây bệnh được nuốt đến tá tràng, đi vào những ống dẫn tuyến tuỵ. Do sán Eurytrema pancreaticum kích thích, ống tuyến tuỵ bị viêm làm cho niêm mạc dày lên, tổ chức liên kết và cơ của tuyến tuỵ phát triển, thẩm xuất bạch cầu ái toan và những loại tế bào khác, bạch cầu toan tính tăng. Khi ấu trùng chui sâu vào những ống dẫn nhỏ rồi phát triển thành sán, gây tắc và viêm các ống dẫn nhất là khi cảm nhiễm nặng [9].
Biến đổi bệnh lý không chỉ có ở các ống dẫn tuyến tuỵ mà còn ở tổ chức tuỵ và các đảo Langerhan. Dịch tuỵ chảy ra khó hoặc tắc ống dẫn làm cho dịch tuỵ rỉ qua thành làm rách vỡ tuyến. Tuyến tuỵ có những biến đổi hoại tử do quá trình thoái hoá, đảo Langerhan cũng vậy [9].
Những biến đổi bệnh lý trong tuyến tuỵ gây nên những rối loạn trong quá trình đồng hoá đạm, đường và mỡ. Công năng tuyến tụy bị phá huỷ làm cho con vật dinh dưỡng kém, thiếu máu, gầy yếu.
Con vật bị sán lá tuyến tụy thường suy yếu, thiếu máu, gầy còm dù vẫn ăn, khát nước nhiều, thuỳ thũng ở cổ và ngực, ỉa chảy có nhiều chất nhầy, thân nhiệt hạ thấp, mạch yếu và có thể chết do suy nhược [9].
1.4.3. Tình hình nghiên cứu Eurytrema spp ở nước ngoài và trong nước
* Nghiên cứu trên trâu, bò và dê
Drozkz và Malcrewski (1971) đã tìm thấy Eurytrema pancreaticum ở tất cả các vùng núi, trung du, đồng bằng của Bắc bộ và khu Bốn cũ với tỷ lệ nhiễm chung là 75% ở bê và 50% ở bò trưởng thành, còn ở trâu chỉ gặp một trường hợp ở trâu trưởng thành [4].
Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái và cs, (1978) cho biết ở gia súc nhai lại nhiễm Eurytrema pancreaticum tăng theo lứa tuổi, dưới 1 năm nhiễm 26,5%; từ 1-2 năm nhiễm 53% và trên 2 năm là 64% [37].
Tác giả Bùi Lập (1989) nghiên cứu về Eurytrema pancreaticum ở đàn bò tỉnh Nghĩa Bình (cũ) cho biết bò bị nhiễm sán tăng dần theo lứa tuổi từ 0.5 – 25%.
Về hình thái, theo Houdemer (1938) thì ở ống tuỵ dê, cừu kích thước của sán lá thường nhỏ hơn ở trâu, bò.
Về bệnh lý, tác giả P.F. Bash (1966) đã mô tả những tổn thương bệnh lý do sán lá Eurytrema pancreaticum gây ra: Với số lượng sán ít có thể gây ra những thay đổi nhỏ nhưng thường thì có viêm rỉ cùng sự phá huỷ cấu trúc của
ống dẫn tuỵ. Trứng sán có thể lọt vào trong thành ống gây viêm và tạo nên
những hạt nhỏ ở trong đó. Các hạt này được giới hạn ở thành ống và không ảnh hưởng đến các nhu mô tuyến tụy. Đôi khi thấy hiện tượng xơ hoá nghiêm trọng gây teo tuyến tụy.
Theo Phan Lục (1995) cho biết thuốc tẩy Benzimidazol ở liều 9 mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy sán 100% [23].
Phòng bệnh cơ bản là dùng các biện pháp cơ giới, hoá học và sinh vật học để tiêu diệt các ký chủ trung gian và ký chủ bổ sung ở bãi chăn thả là những ốc cạn (Bradybaena) và côn trùng cánh thẳng (Orthoptera) [9].
* Nghiên cứu trên người
Những nghiên cứu trên người có rất ít tài liệu công bố. Các kết quả đã nghiên cứu cho thấy nguyên nhân người mắc bệnh là do ăn phải bọc Cercaria
trong những cây rau như rau muống, rau răm …ở trên cạn.
1.5. ẤU TRÙNG SÁN DÂY DO CYSTICERCUS BOVISỞ BÒ
1.5.1. Sơ lược lịch sử phát hiện
Sán dây trưởng thành Taeniarhynchus saginatus được Goeze tìm ra năm 1872. Ấu trùng Cysticercus bovis được Cobbold tìm ra vào năm 1806.
Tatraphyllid ea, Pseudophyllidea, Cyclophyllidea. Trong đó có 2 bộ liên quan đến thú y là Pseudophyllidea và Cyclophyllidea [9].
1.5.2. Đặc điểm sinh học của Cysticercus bovis
* Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Cysticercosis (bệnh gạo bò) do ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở cơ tim, cơ lưỡi, cơ đùi… có hình bọc nhỏ, hơi tròn, màu trắng trong, dài 5 –9 mm, rộng 3 – 6 mm, trong bọc chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Đầu sán này có 4 giác bám, không có đỉnh và móc đỉnh [9].
Cơ quan sinh dục hình thành từ đốt 200 trở đi, lỗ sinh dịch đổ sang một bên của đốt sán. Đốt già chứa đầy tử cung, có phân thành 15 – 35 nhánh ở trong mỗi đốt. Trong tử cung ở mỗi đốt chứa tới 100.000 – 150.000 trứng [13].
Gạo bò hình bọc, có màu trắng, kích thước dài 5 – 9mm, rộng 3 - 6mm, bên trong chứa dịch thể trong suốt và 1 đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Đầu sán này hoàn toàn giống như đầu sán trưởng thành ký sinh trong ruột người (Phan Lục, 2006) [9].
* Nơi ký sinh, ký chủ
Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non của người, dùng 4 giác bám chặt vào niêm mạc ruột. Ấu trùng Cysticercus bovis hình thành trong cơ thịt của trâu, bò.
* Vòng phát triển
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người thải đốt, mỗi lần chỉ thải 1 đốt. Những đốt sán chứa đầy trứng ở cuối thân sán tách ra và theo phân hoặc tự động ra bên ngoài qua lỗ hậu môn. Khi đốt sán phân huỷ, trứng sán khuếch tán ra môi trường bên ngoài, trong trứng chứa ấu trùng phôi 6 móc. Nếu vật chủ trung gian là trâu, bò, dê.. ăn phải, trứng vào đường tiêu hoá đến ruột. Tại
đây, phôi 6 móc được giải phóng, xuyên qua thành ruột, theo hệ thống tuần hoàn đến các mô cơ: cơ lưỡi, cơ mông, cơ đùi.. và thích hợp ở chỗ có nhiều máu, ở đó hình thành ấu trùng Cysticercus bovis sau 3 – 6 tháng (thành gạo bò). Khi người ăn phải gạo bò (C. bovis), ấu trùng vào đến ruột, đầu nhô ra bám vào niêm mạc ruột. Sau khoảng 3 tháng thành sán trưởng thành, mỗi ngày sán có thể dài thêm 8 – 9 đốt (Trịnh Văn Thịnh, 1963) [37].
Sơ đồ 2.3. Vòng phát triển của Cysticercus bovis
* Hình thức nhiễm bệnh
` Người mắc sán dây bò do ăn thịt chưa chín, còn bò mắc gạo do ăn phải đốt sán ở người thải ra.
1.5.3. Tình hình nghiên cứu ấu trùng sán dây do Cysticercus bovis ở trong và ngoài nước
* Nghiên cứu trên trâu, bò, dê
Bệnh lưu hành ở nhiều vùng trên thế giới, châu Á và châu Phi là nơi bệnh có nhiều cơ hội để phát triển. Có điều tra cho biết, tỷ lệ mắc “gạo bò” ở trâu bò tại Ethiopia là 20%, Xyri là 17%, Indonesia là 30%, Malaysia 19%...
Đất Trứng Vật chủ trung gian Cysticercus bovis Ký chủ cuối cựng Sỏn trưởng thành
Ở Việt Nam, tình hình nhiễm tuỳ theo khu vực, nơi nuôi nhiều bò hay vùng có người dân có tập quán ăn thịt bò tái. Người sống ở nông thôn dễ mắc hơn người thành thị, một số vùng miền núi ít nuôi bò thì ít thấy bệnh [9]. Theo Bergeon (1924) [37] thì bò ở Hải Phòng nhiễm 0,79%. Cũng theo tác giả vào năm 1929, kiểm tra bò mổ tại Hải Phòng có 31 trường hợp bệnh gạo toàn thân, kiểm tra trâu thì có 1 trường hợp. Tại Hà Nội, ấu trùng
Cysticercus bovis đã gặp ở bò trong tổ chức liên kết dưới da, ở trâu thì ít gặp hơn (Bergeon, Joyeus, Gaulele, 1928).
Ở lò mổ Hà Nội đã mổ khám 910 con bò và 836 con trâu thấy tỷ lệ
nhiễm lần lượt là 0,76% và 0,23%. Qua thống kê 25 bò có gạo thấy sự phân bố ấu trùng trong cơ thịt bò là cơ hàm 52%, cơ lưỡi 36%, cơ bụng 4%, cơ lưng 2%, cơ tim 52%, cơ cổ 16%, cơ liên sườn 16%....(Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [9].
Theo Phan Trịnh Chức (1970) khi mổ khám 162 bò và 385 trâu ở lò mổ của các tỉnh Lạng Sơn, Hoà Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc không tìm thấy gạo.
* Nghiên cứu trên người
Tỷ lệ nhiễm ở người khoảng 1 – 4 % và chiếm 78% tổng số người mắc gạo.
R.Pirot (1928) cho biết khi kiểm tra phân của người từ nhiều vùng của Việt Nam thấy tỷ lệ nhiễm là 3%. Gần đây, những nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ người nhiễm Cysticercus bovis đã giảm đi rõ rệt. Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại gần đây đã không phát hiện thấy nhiễm Cysticercus bovis trên người.
Người ăn thịt trâu, bò, dê… có chứa “gạo” chưa được nấu chín, khi vào đường tiêu hóa ấu trùng ra khỏi nang di hành khắp cơ thể và cuối cùng ký sinh ở ruột non của người phát triển thành sán trưởng thành, và người là ký chủ cuối cùng; lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ nhỏ. Sán phát triển lên bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, sán dài dần dần ra từ đầu ruột non đến cuối ruột già.
Những đốt sán già chứa đầy trứng được thải ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi trở thành trứng gây nhiễm, khi gia súc ăn phải thì lại trở thành “gạo heo, gạo bò”. Như vậy, thông thường thì “gạo” chỉ có thịt bò, nhưng do một lý do đặc biệt nào đó hoặc người ăn uống phải trứng sán qua nước, qua rau…(cách này số lượng trứng sán không nhiều) hoặc do tự nhiễm: nghĩa là những đốt sán già thay vì được thải ra ngoài theo phân thì lại tình cờ bị đưa ngược trở lại dạ dày bởi những nhu độngngược chiều nào đó. Tại đây dịch vị sẽ phá vỡ vỏ đốt sán, số lượng lớn trứng được giải phóng, đi khắp vào các tổ chức cơ gây nên gạo sán ở những nơi đó và mỗi gạo sán như vậy có chứa một cái đầu sán [8].
Người là ổ chứa cuối cùng truyền bệnh cho trâu, bò. Trâu bò chứa “gạo bò” có ấu sán lại là ổ chứa truyền bệnh sán dây cho người [8].
T. saginatus không truyền trực tiếp từ người sang người. Trứng được bài xuất ra ngoài theo phân người từ lúc sán trưởng thành đẻ trứng cho đến khi sán vẫn còn sống trong ruột người, có khi kéo dài tới trên 30 năm. Trứng có thểsống trong đất ẩm nhiều tháng [8].
* Chẩn đoán và phương pháp phòng chống
tổ chức cơ, sẽ lộ ra những hạt “gạo” màu trắng nằm trong các tổ chức cơ [8]. Chẩn đoán nhiễm sán dây trưởng thành trên người dựa vào xác định đặc điểm các đốt sán; tìm trứng sán hoặc kháng nguyên của sán trong phân bằng kỹ thuật ELISA hoặc ngay tại trực tràng. Trứng của T.saginata rất dễ nhầm với trứng của T. solium gây ra do “gạo lợn”.
Phương pháp phòng chống:
- Cần loại bỏ các kiểu ăn không hợp vệ sinh: ăn sống, gỏi, tái, nem chua….
- Kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu bò và loại bỏ những con vật mang ấu trùng sán.
- Quản lý phân tốt, luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để gia súc thả rông tiếp xúc với phân người.
- Phòng tránh bệnh sán từ đất, nước; không sử dụng nguồn nước chảy qua đồng cỏ làm nước uống
- Khi phát hiện có hiện tượng lạ như nổi u bướu, mẩn ngứa hoặc một số triệu chứng khác thường, cần phải đi khám bác sĩ ngay để sớm phát hiện bệnh.
- Khi phát hiện mắc bệnh, cần điều trị sớm và điều trị kịp thời ngay để tránh những biến chứng.
CHƯƠNG II
ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng thuộc Bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm nghiệm thú sản – Vệ sinh thú y, Khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Các xã Lam Sơn, Lê Hồng, Thị trấn Thanh Miện của huyện Thanh Miện và Văn An, Cộng Hoà, Chí Minh, Lê Lợi của huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Trâu, bò, dê, người
Trâu, bò được chia làm 3 độ tuổi: 1- 3 tuổi, 4 – 8 tuổi, và >8 tuổi Dê được chia làm 2 độ tuổi: ≤ 1tuổi và > 1 tuổi.
Người
2.2.2. Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis
2.2.3. Rau thủy sinh và rau trên cạn thường được dùng làm rau sống của người. người.
2.2.4. Ốc nước ngọt, ốc trên cạn đóng vai trò là trung gian truyền bệnh.
2.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mẫu dùng xét nghiệm
- Phân trâu, bò, dê các lứa tuổi.
- Gan, túi mật, ống tuyến tụy, thịt trâu bò. - Trứng Fasciola spp.
- Kính hiển vi quang học, máy ly tâm, tủ lạnh, máy Inolav, nhiệt kế bách phân.
- Đĩa lồng, lam kính, lọ tiêu bản, dao mổ, panh kẹp, kéo, đũa thuỷ tinh, cốc nhựa, cốc ly tâm, luới lọc, găng tay, túi nilon, xô, chậu, khay men.
- Bể Biogas.
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm, thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua phương pháp mổ khám.
2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm, thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua phương pháp xét nghiệm phân.
2.4.3. Biến động nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis theo tuổi của trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân. tuổi của trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân.
2.4.4. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở người. người.
2.4.5. Khảo sát tình hình và mức độ sử dụng rau thủy sinh và rau cạn làm thức ăn sống ở một số nhà hàng ăn và các hộ gia đình.