3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng thuộc Bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm nghiệm thú sản – Vệ sinh thú y, Khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Các xã Lam Sơn, Lê Hồng, Thị trấn Thanh Miện của huyện Thanh Miện và Văn An, Cộng Hoà, Chí Minh, Lê Lợi của huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Trâu, bò, dê, người
Trâu, bò được chia làm 3 độ tuổi: 1- 3 tuổi, 4 – 8 tuổi, và >8 tuổi Dê được chia làm 2 độ tuổi: ≤ 1tuổi và > 1 tuổi.
Người
2.2.2. Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis
2.2.3. Rau thủy sinh và rau trên cạn thường được dùng làm rau sống của người. người.
2.2.4. Ốc nước ngọt, ốc trên cạn đóng vai trò là trung gian truyền bệnh.
2.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mẫu dùng xét nghiệm
- Phân trâu, bò, dê các lứa tuổi.
- Gan, túi mật, ống tuyến tụy, thịt trâu bò. - Trứng Fasciola spp.
- Kính hiển vi quang học, máy ly tâm, tủ lạnh, máy Inolav, nhiệt kế bách phân.
- Đĩa lồng, lam kính, lọ tiêu bản, dao mổ, panh kẹp, kéo, đũa thuỷ tinh, cốc nhựa, cốc ly tâm, luới lọc, găng tay, túi nilon, xô, chậu, khay men.
- Bể Biogas.
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm, thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua phương pháp mổ khám.
2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm, thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua phương pháp xét nghiệm phân.
2.4.3. Biến động nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis theo tuổi của trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân. tuổi của trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân.
2.4.4. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở người. người.
2.4.5. Khảo sát tình hình và mức độ sử dụng rau thủy sinh và rau cạn làm thức ăn sống ở một số nhà hàng ăn và các hộ gia đình. ăn sống ở một số nhà hàng ăn và các hộ gia đình.
2.4.6. Tình hình nhiễm Adolescaria ở rau muống nước, rau ngổ và rau muống trên cạn. trên cạn.
2.4.7. Sức đề kháng của trứng Fasciola spp trong bể Biogas. 2.4.8. Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh. 2.4.8. Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh.
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu quan sát thực địa [33].
mẫu chùm và lấy mẫu phân tầng [27], [33].
Điều tra tỷ lệ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang [33].
Thu thập mẫu phân theo phương pháp lấy mẫu nghiên cứu đơn giản.
2.5.1.1. Phương pháp lấy mẫu phân trâu, bò, dê
Phân trâu, bò, dê lấy dùng xét nghiệm phải đảm bảo chính xác đúng con vật để chẩn đoán không bị nhầm lẫn, phân còn tươi, mới, có lý lịch rõ ràng. Ở các địa điểm điều tra, chúng tôi đến tận gia đình nuôi trâu, bò, dê vào sáng sớm để trực tiếp lấy tránh nhầm lẫn với các con khác. Gia đình nuôi nhiều trâu, bò, dê phải đảm bảo chính xác đến từng con.
Riêng với dê, phân ở dạng viên, tất cả lại được nhốt chung một hay nhiều ô chuồng nên lấy phân trên nền chuồng sẽ không đảm bảo được chính xác, vì vậy cần lấy phân trực tiếp bằng cách kích thích vào hậu môn làm cho dê thải phân. Mỗi trâu, bò, dê lấy khoảng 10 – 15 g, cho vào túi nilon sạch.
Bên ngoài mỗi túi nilon đựng mẫu phân ghi chép đầy đủ thông tin về chủ gia súc, địa chỉ, tính biệt, lứa tuổi và khối lượng. Tất cả những thông tin trên lại được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi. Các mẫu phân sau khi lấy được mang xét nghiệm ngay. Nếu mẫu chưa xét nghiệm được ngay thì cần bảo quản bằng cách cho một vài giọt Formalin 1% để ở nhiệt độ dưới 100C.
2.5.1.2. Thu thập Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis theo phương pháp mổ khám không toàn diện của K.I. Skirjabin [32].
2.5.1.3. Định loại Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis theo khoá định loại của Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) [46]. 2.5.1.4. Xét nghiệm trứng Fasciola spp, Eurytrema spp bằng phương pháp gạn rửa sa lắng phân.
giun sán để phân ly trứng ra khỏi phân.
+ Cách tiến hành: Lấy 5 – 10 g phân (với phân dê khoảng 4 – 8 viên phân) cho vào cốc nhựa có V= 200ml, sau đó đổ nước máy sạch vào cho đến đầy gần cốc, dùng đũa thuỷ tinh khuấy tan phân trong dung dịch nước. Sau đó, dung dịch phân được lọc qua lưới sắt (mắt lưới 0,5 – 1mm), bỏ bã trên lưới, dung dịch qua lọc được để yên khoảng 3 – 5 phút cho lắng cặn. Sau đó đổ từ từ phần nước trong ở phía trên đi, lấy cặn lại rồi thêm nước sạch vào cho tới gần đầy cốc, tiếp tục lắng cặn, lặp đi lặp lại 3 – 5 lần, tới khi nước ở phía trên trong, cặn ở đáy còn ít và sạch. Cuối cùng lấy cặn đổ ra hộp lồng và soi dưới kính hiển vi.
2.5.1.5. Định loại trứng Fasciola spp, Eurytrema spp dựa vào nguồn tài liệu của Trịnh Văn Thịnh (1963) [35], [36].
2.5.1.6. Đánh giá cường độ nhiễm trứng/ 1 g phân bằng phương pháp Mc trong phân bằng phương pháp Mc. master [27].
+ Tiến hành phương pháp: cân 2 g phân cần xét nghiệm, cho vào bình thuỷ tinh có chia vạch sẵn. Cho vào bình 58 ml dung dịch nước muối NaCl bão hoà, lúc này lượng dung dịch trong bình đã dâng tới vạch 60ml. Đưa vào bình 10 – 20 viên bi thuỷ tinh, lắc mạnh, dừng đột ngột, dùng pipet hút và bơm vào hai buồng đếm, sao cho lượng dung dịch tràn đều ra diện tích của hai buồng đếm. Đếm trứng ở cả hai buồng đếm (0,15 ml/1 buồng) dưới kính hiển vi quang học.
+ Số lượng trứng trong 1 g phân được tính theo công thức: a
A= x 200 2
Trong đó: A là số lượng trứng có trong 1 g phân
+ Nhiễm nhẹ: có ≈ 200 - 400 trứng / g phân.
Nhiễm ở mức độ trung bình : có ≈ 500 - 600 trứng / g phân. Nhiễm nặng: có ≈ 800 - 1000 trứng / g phân.
- Đánh giá cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp qua mổ khám theo trị số Min (nhỏ nhất) và Max (lớn nhất).
+ Min: là số sán ít nhất trên một gia súc mổ khám + Max: là số sán nhiều nhất trên một gia súc mổ khám
2.5.1.7. Tìm ấu trùng Cysticercus bovis bằng phương pháp mổ khám cơ thịt trâu, bò, dê.
2.5.1.8. Thu thập trứng Fasciola spp từ túi mật của gia súc nhiễm sán.
Cách mổ túi mật thu trứng: Cho túi mật vào trong một cốc nhựa, dùng dao hoặc kéo rạch túi mật lấy dịch mật. Thêm nước vào gần đầy cốc rồi gạn rửa sa lắng 2 - 3 lần lấy cặn. Trứng Fasciola spp sẽ có ở trong cặn.
2.5.1.9. Đếm trứng Fasciola spp trong dịch mật bằng phương pháp tự tạo. Phương pháp đếm: Dùng công tơ hút dịch mật đã được gạn rửa sa lắng, nhỏ 1 giọt lên bề mặt một lam kính sạch. Đưa lam kính lên kính hiển vi và đếm số trứng trên mỗi giọt. Sau mỗi giọt đếm, ta lại dùng một công tơ hút sạch khác hút nước máy rội sạch bề mặt lam kính vào một đĩa lồng và tiếp tục nhỏ 1 giọt khác lên soi đếm đến khi đủ số lượng trứng cần thí nghiệm thì dừng.
2.5.1.10. Tìm Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp trong một số rau cạn và rau thuỷ sinh thường dùng làm thức ăn sống cho người bằng phương pháp nạo vét bề mặt thân rau, ly tâm cặn và soi dưới kính hiển vi quang học.
người, mẫu cây thuỷ sinh và rau cạn được thu thập tại các địa điểm ở huyện Thanh Miện và Chí Linh sau:
Chọn một xã có sinh cảnh đại diện cho vùng đồng bằng, một xã có sinh cảnh đại diện cho vùng miền núi với các đặc điểm nuôi nhiều trâu, bò, dê theo phương thức chăn thả tự do và bán chăn thả. Có nhiều ao, hồ, đồng ruộng ngập nước, người dân trồng nhiều rau thuỷ sinh và rau cạn.
Mỗi loại rau thủy sinh và rau cạn sau khi xác định thường được người dùng làm dùng làm thức ăn sống ở mỗi địa bàn với khối lượng kiểm tra là 6 kg rau muống nước, 6 kg rau ngổ, 6 kg rau muống trên cạn ở cùng một địa điểm, cùng một thời gian. Địa điểm lấy rau là nơi có nhiều trâu, bò, dê qua lại, bến tắm của gia súc, những ruộng rau được bón bằng phân trâu, bò, dê. Lấy rau cách bờ ao, bờ ruộng từ 0,5 – 1 m. Các loại rau được kiểm tra tìm
Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp.
2.5.1.11. Thử sức sống của trứng Fasciola spp trong bể biogas bằng cách ngâm trứng vào ngăn sinh khí của bể và nuôi lại trứng trong nước máy sau khi ngâm. Nuôi trứng trong môi trường nước máy có độ pH = 7,2.
Nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng [40].
Phương pháp đưa trứng Fasciola spp vào ngăn sinh khí của bể biogas
Dùng 3 túi vải dầy, đưa vào mỗi túi 100 trứng Fasciola spp. Đầu các túi buộc chặt và cả 3 túi được buộc vào một thanh tre có chiều dài 1,5m. Đưa 3 túi trứng vào ngăn sinh khí của bể biogas qua cửa điều áp. Giữ trứng trong bể theo các mức thời gian 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày.
+ Đo nhiệt độ bể biogas và nhiệt độ phòng thí nghiệm bằng nhiệt kế bách phân.
+ Đo pH của nước bể biogas bằng máy đo Inolav.
đánh giá sức sống của trứng qua hình thái, màu sắc và biến đổi tế bào phôi trong trứng.
+ Trứng còn sống: tế bào phôi vẫn phân chia và phát triển tới
Miracidium, so sánh đối chứng.
+ Trứng chết: tế bào phôi hoàn toàn không phân chia sau 30 ngày nuôi, trứng không phát triển được tới Miracidium, so sánh đối chứng.
Trong thời gian nuôi trứng, mỗi ngày đảo trứng một lần và cứ 2 ngày lại thay nước một lần để chống nấm và vi sinh vật. Đo nhiệt độ phòng thí nghiệm 2 lần/ngày, sáng lúc 9 giờ, chiều lúc 3 giờ.
2.5.2. Bố trí thí nghiệm
2.5.2.1. Thí nghiệm 1
Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê tại địa điểm nghiên cứu qua phương pháp mổ khám gan, túi mật, ống tụy và cơ thịt.
Thu thập sán, tìm Cysticercus bovis.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ và cường độ nhiễm theo giống, loài.
2.5.2.2. Thí nghiệm 2
Thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê tại địa điểm nghiên cứu qua phương pháp mổ khám.
- Mổ khám gan, tuyến tụy, cơ của trâu, bò, dê tại các điểm điều tra. Thu luợm sán trưởng thành, Cysticercus bovis ở cơ.
- Chỉ tiêu theo dõi: xác định loài Fasciola spp, Eurytrema spp, và ấu trùng Cysticercus bovis qua định loại.
2.5.2.3. Thí nghiệm 3
bò, dê tại địa điểm nghiên cứu qua phương pháp kiểm tra phân. Xét nghiệm phân của trâu, bò, dê.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ và cường độ nhiễm theo giống.
2.5.2.4. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở
người.
Thu thập số liệu từ bệnh viện đa khoa tỉnh tại địa bàn nghiên cứu. Chỉ tiêu theo dõi: tình hình người nhiễm qua các năm.
2.5.2.5. Thí nghiệm 4
Điều tra tình hình sử dụng rau thuỷ sinh và rau cạn làm thức ăn sống của người
- Điều tra ở 6 nhà hàng ăn: vịt nướng, thịt chó, lòng lợn tiết canh và 40 gia đình nông dân ở mỗi vùng nghiên cứu.
- Chỉ tiêu theo dõi: có dùng, không dùng, thường xuyên, ít.
2.5.2.6. Thí nghiệm 5
Tình hình nhiễm Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp ở rau cạn và rau thuỷ sinh.
- Kiểm tra rau tại các điểm nghiên cứu tìm Adolescaria.
- Chỉ tiêu theo dõi: xác định số lượng Adolescaria trung bình/ 1kg rau.
2.5.2.7. Thí nghiệm 6
Sức sống của trứng Fasciola spp trong bể biogas.
- Ngâm trứng Fasciola spp vào ngăn sinh khí của bể biogas theo các mức thời gian 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày.
- Lấy trứng ra làm sạch và nuôi trong nước máy ở điều kiện phòng thí nghiệm trong 30 ngày.
- Quan sát hình thái và sự phát trỉên của tế bào phôi trứng.
- Chỉ tiêu theo dõi: trứng còn phát triển, trứng chết, so sánh với đối chứng.
2.5.3. Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh do Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis
- Dựa vào kết quả thực nghiệm về tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài
Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở động vật và người trong vùng nghiên cứu.
- Dựa vào nguyên nhân mắc bệnh đã xác định qua thực nghiệm. - Dựa vào kết quả thực nghiệm và sức sống của trứng trong bể biogas. - Dựa vào tình hình vệ sinh chăn nuôi, thú y, tập quán ăn rau sống, ăn thịt trâu, bò, dê tái của con người và các điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu.
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu được trong thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel trên máy tính với tham số:
Số trung bình: X
Độ lệch chuẩn: Sx
Sai số của số trung bình: X ± mx
Tỷ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng được tính bằng tỷ lệ %. Cường độ nhiễm sán qua mổ khám theo trị số Min và Max.
Cường độ nhiễm trứng qua xét nghiệm phân tính theo số lượng trứng trung bình / 1 gam phân
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM, THÀNH PHẦN LOÀI FASCIOLA SPP,
EURYTREMA SPP, CYSTICERCUS BOVIS Ở TRÂU, BÒ, DÊ QUA MỔ KHÁM TẠI CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu qua mổ khám bovis ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu qua mổ khám
Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp,
Cysticercus bovis, chúng tôi đã tiến hành mổ khám không toàn diện 23 trâu, 42 bò, 38 dê thuộc 5 xã của huyện Thanh Miện và Chí Linh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 (trang 47).
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy:
Ở huyện Thanh Miện:
- Trâu nhiễm Fasciola spp có tỷ lệ là 57,14%, bò nhiễm 55,56%, dê không nhiễm . Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu là 3 – 27 sán/ 1 cá thể, ở bò là 7 – 43 sán/ 1 cá thể.
- Trâu không nhiễm Eurytrema spp, bò nhiễm 11,11 %, dê không nhiễm. Cường độ nhiễm Eurytrema spp ở bò là 15 – 57 sán/ 1 cá thể.
- Không tìm thấy Cysticercus bovis ở cả trâu, bò , dê tại vùng nghiên cứu.
Ở huyện Chí Linh
- Trâu nhiễm Fasciola spp có tỷ lệ là 44,44%, bò nhiễm 40 %, dê nhiễm 6,25%. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu là 2 – 19 sán/ trâu, ở bò là 3 – 25 sán/ bò, dê là 1- 8 sán / dê
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua mổ khám Trâu Bò Dê Vùng Huyện Loài vật Ký sinh trùng Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ (Min – Max) Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ (Min – Max) Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ (Min – Max) Fasciola spp 14 8 57,14 3 - 27 27 15 55,56 7 - 43 6 0 0 0 Eurytrema spp 14 0 0 0 27 3 11,11 15 - 57 6 0 0 0 Đồng bằng Thanh Miện Cysticercus bovis 14 0 0 0 27 0 0 - 6 0 0 0 Fasciola spp 9 4 44,44 2 - 19 15 6 40,00 3 - 25 32 2 6,25 1 - 8 Eurytrema spp 9 0 0 - 15 2 13,33 12 - 31 32 0 0 -