tế nhà nước (trực tiếp là doanh nghiệp nhà nước) còn nhiều cách nhận định và đánh giá khác nhau
Trong thời kỳ quá độ, những cơ sở kinh tế - xã hội cũ vẫn tồn tại đan xen cùng những nhân tố kinh tế - xã hội mới. Sự cùng tồn tại của chúng cũng khẳng định sự cùng tồn tại của nhiều hình thức sở hữu khác nhau như một tất yếu khách quan. Mặc dù, mục đích của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhưng trong thời kỳ quá độ, chỉ có thể từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu và dần dần xây dựng chế độ công hữu. Đó là một quá trình diễn ra lâu dài với nhiều bước đi, nhiều
giai đoạn khác nhau. Để thực hiện được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Muốn thế, chỉ có thực hiện chế độ sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân) mới bảo đảm cho sự phát triển chủ đạo của kinh tế nhà nước, sự lớn mạnh của kinh tế tập thể. Đây là một vấn đề vừa có tính chiến lược, vừa mang tính nguyên tắc của thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay.
Nhu cầu là như vậy nhưng nhận thức về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với ba yếu tố hợp thành: Quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối ở nước ta còn nhiều cách hiểu khác nhau. Nội hàm kinh tế nhà nước là gì và hiệu quả kinh tế của một số doanh nghiệp nhà nước thấp, thậm chí bị chiếm dụng, lãng phí lớn (Vinashin; Vinalines...) cũng là những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.