Về những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 35)

1.2.2.1. Mục tiêu chính trị

Khảo sát qua thực tiễn, từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhận xét xác đáng rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hằng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” [47, tr. 274]. Người đi đến khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi (thành công triệt để), nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như chủ nghĩa đế quốc Pháp khoe khoang bên An Nam” [47, tr. 280].

Như vậy, ngay từ khi tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và chấp nhận tính hiện đại của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, bởi Người nhận thức rằng, chỉ có chủ nghĩa này mới có thể giúp các dân tộc thuộc địa tiến hành đấu tranh giành độc lập hoàn toàn và từ đó đưa nhân dân của mình tiến tới tới tự do, hạnh phúc thực sự. Và cũng vì vậy, ngay từ khi đó, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác lập một cách bền vững luận điểm: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội như là một mục tiêu chính trị xuyên suốt của cách mạng nước ta. Hồi đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự

thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản. Trong thời kỳ cách mạng tư sản dân quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để thực hiện các khẩu hiệu của mình và chuyển cuộc cách mạng tư sản dân quyền thành cách mạng vô sản không thể giành được thắng lợi hoàn toàn nếu không có khối liên minh cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân, nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng nông dân bị áp bức vào việc thực hiện những khẩu hiệu của cách mạng” [47, tr. 413].

Quan điểm này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung và cụ thể hóa trong nhiều bài nói, bài viết, nhằm vận động quần chúng nhân dân (ở Việt Nam lúc bấy giờ, đại bộ phận là nông dân) ủng hộ và tham gia cách mạng. Họ không những được bảo đảm mọi quyền lợi mà còn được Đảng lãnh đạo với mục đích: “Kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, thực hiện dân chủ mới, tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản” [52, tr. 243].

Mục tiêu chính trị của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là vấn đề dân chủ, là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Từ rất sớm, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [47, tr. 270].

Sau khi cách mạng thành công, Người nhấn mạnh: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [50, tr. 698]. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ vừa là đặc trưng tiêu biểu, vừa là mục tiêu phản ánh trung thực nhất bản chất ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Người nêu lên một thông điệp nổi tiếng: “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không quý gì bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực

lượng đoàn kết của nhân dân. Trong xã hội không có gì vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân” [53, tr. 276].

1.2.2.2. Mục tiêu kinh tế

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra nhận thức rằng: “Chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức. Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Chúng ta phải dần dần tập thể hoá nông nghiệp. Chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” [53, tr. 493-494].

Quan điểm trên cho thấy, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra các bước đi, những việc cần phải làm trong thời kỳ quá độ để dần tiến đến mục tiêu cao nhất dưới chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh”. Đối với Người, “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Và, dường như đã đoán trước được rằng, để nhanh chóng đạt mục tiêu đó, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng nóng vội, sẽ làm rập khuôn các bước đi theo cách của các nước khác, cho nên Người đã cảnh báo và nhắc nhở: “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần” [53, tr. 226]. Ý thức rất rõ rằng nước ta là một nước nông nghiệp, Người khẳng định: “Nếu muốn công nghiệp hoá gấp thì là chủ quan. Cho nên trong kế hoạch phải thăng tiến nông nghiệp. Làm trái với Liên Xô, đó cũng là mácxít”. Đặc biệt, đề phòng tình trạng sách vở, kinh viện, giáo điều, tháng 7/1956, Người một lần nữa

nhắc nhở rằng, “tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều” và nhấn mạnh: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác”, vì vậy, “ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội” [53, tr. 227].

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “người cày có ruộng” là một chính sách dân chủ, nhưng dưới chế độ dân chủ mới, về kinh tế, Đảng còn có nhiệm vụ lãnh đạo “phát triển nông nghiệp, công nghệ, thủ công, thương nghiệp, giao thông vận tải, để cải tiến kinh tế và tài chính của nhà nước, cải thiện đời sống của nhân dân” trên cơ sở năm loại hình kinh tế khác nhau: Kinh tế quốc doanh; hợp tác xã; kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ; tư bản tư nhân; và, tư bản nhà nước. Người phân tích, loại đầu thuộc về chủ nghĩa xã hội và là “lãnh đạo”, loại thứ hai và ba là nửa chủ nghĩa xã hội, hai loại cuối đương nhiên là chủ nghĩa tư bản. Người còn nhấn mạnh, việc xây dựng kinh tế phải gắn mật thiết với xây dựng quân đội, xây dựng chính quyền, xây dựng văn hóa và phát động quần chúng triệt để để thi hành chính sách ruộng đất. Có thể hiểu “dân chủ mới” là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà Việt Nam cũng như các nước Đông Âu, Trung Quốc phải kinh qua, do hoàn cảnh lịch sử ở các nước này đa số từ nền nông nghiệp lạc hậu đi lên quy định. Đây là một nhận thức rất mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật phát triển các phương thức sản xuất, các chế độ kinh tế - xã hội trong lịch sử xã hội loài người. Đây cũng là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Năm 1960, trong bài viết “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm, tư tưởng và quyết tâm của Đảng là nhất định đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, và Người chỉ rõ: “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Hai

nhiệm vụ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam đều nhằm mục tiêu chung là củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên nền tảng độc lập và dân chủ.

Như vậy là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của mỗi giai đoạn, của từng thời kỳ cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kiên trì giữ vững quan điểm: Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay là tất yếu, vì theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản) mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn về quyền tư hữu tư liệu sản xuất, cái mà từ đó sinh ra mâu thuẫn giai cấp và tình trạng khủng hoảng về mọi mặt trong lòng chủ nghĩa tư bản. Và điều quan trọng hơn, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được mục tiêu: “Ai cũng no ấm, sung sướng, tự do, ai cũng có thông thái đạo đức” [57, tr. 251].

Nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, hơn ai hết Bác thấu hiểu rằng, trong xu thế của thời đại, cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi hoàn toàn thì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Vấn đề còn lại là chọn lựa các bước đi thích hợp, các biện pháp, phương pháp thích hợp để thực hiện mục tiêu cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Phải am hiểu sâu sắc, tinh tường, nắm vững cái nền tảng, gốc gác, cái cơ bản, chính yếu của học thuyết Mác-Lênin - một học thuyết đồ sộ có tác dụng cải tạo thế giới một cách triệt để - thì Chủ tịch Hồ Chí Minh mới nói và viết những vấn đề to lớn, phức tạp một cách đơn giản, mạch lạc, sáng sủa, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người như vậy.

1.2.2.3. Mục tiêu văn hoá, xã hội, giáo dục

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, đó là: “Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [49, tr. 161]. Lời nói đó không chỉ là “sự ham muốn tột bậc” của Người; nó còn là mục tiêu cuối cùng của cách mạng, của chế độ xã hội mới mà Người lựa chọn và dẫn dắt toàn dân thực hiện.

Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh”, “là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc” [54, tr. 447]. Mục tiêu để mọi người có quyền học hành, có quyền hưởng tự do, dân chủ, được sống bình đẳng và hạnh phúc... là mục tiêu nhất quán được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đặc biệt là từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và khi miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế và bắt đầu công cuộc xây dựng trong hoà bình.

Tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục (6/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Chủ nghĩa xã hội là gì?” và tự trả lời:“Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do” [53, tr. 396]. Trước đó, trong Bài nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và hội nghị sư phạm (7/1956), Người đã nêu rõ hơn và chi tiết hơn những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội như sau: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”; “chủ nghĩa xã hội là những tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân”; “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con” [53, tr. 226]. Với câu hỏi: “Thế ta đã đến đấy chưa?”, Người thẳng thắn trả lời: “Chưa đến”.

Khi bàn về chủ nghĩa xã hội, về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, từ phương diện các giá trị văn hoá - xã hội, Bác thường xuyên nói đến những gì có liên quan đến cuộc sống, đến sự sung túc, đến quyền được hưởng tự do, hạnh phúc của nhân dân; nói tóm lại, đến những gì rất dễ cảm nhận và rất gần gũi với mọi người dân, nhất là ở người dân tại một nước mà trình độ nhận thức chưa phải là cao. Chẳng hạn, Người thường nói: “Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng” [55, tr. 317]; “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của

nhân dân” [55, tr. 159]; “Chủ nghĩa xã hội là nhằm mục đích cải thiện không ngừng đời sống của nhân dân” [55, tr. 167], hoặc: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ (ví dụ: lấy vợ, lấy chồng sớm quá, cúng bái, liên hoan lu bù, lười biếng...). Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” [55, tr. 591].

“Xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng đời sống no ấm và hạnh phúc cho nhân dân” [55, tr. 484]. Vậy ai có trách nhiệm xây dựng xã hội đó? Bác khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy” [55, tr. 556]. Xây dựng một xã hội như vậy sẽ gặp không ít khó khăn. Bởi vì, “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều” [55, tr. 4], vì “biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ” [55, tr. 545]. Không phải là dễ, không phải là ít khó khăn nhưng nếu “để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân” mà có liên minh công nông, có công nghiệp và nông nghiệp “giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích” [55, tr. 545]. Mục đích đó không gì khác hơn là “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như mong ước suốt đời và cũng là di nguyện cuối cùng trước lúc Người đi xa để lại cho toàn dân, toàn Đảng.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong các bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đi nhắc lại quan điểm rất nhất quán, luôn coi mục đích của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, một cách rất dễ hiểu xoay quanh vấn đề con người, cuộc sống tự do và hạnh phúc của nhân dân, là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng. Điều đó phản ánh ước vọng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ khi ra đi tìm đường cứu nước cho đến tận những ngày cuối đời, khi Người luôn nhắc lại rằng, “cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân” [49, tr. 240]; và rằng, “tôi chỉ có một sự ham muốn,

Một phần của tài liệu Hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)