Giọng điệu

Một phần của tài liệu văn học cần vương khu vực nam trung bộ (Trang 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Giọng điệu

Trong văn học nghệ thuật, khái niệm giọng điệu được các tác giả Từ điển các thuật

ngữ văn học định nghĩa là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [16, 134]. Theo định nghĩa này, có thể hiểu giọng điệu thuộc về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. Với loại hình trữ tình (tập trung vào thơ) thì đó là giọng của nhà thơ, của chủ thể trữ tình, bộc lộ trong thế giới nghệ thuật. Sự hình thành giọng điệu của nhà văn tất yếu phải chịu sự tác động, chi phối của không gian văn hóa (gia đình, quê hương, nhà trường, tập

quán vùng miền...), và sự chi phối của thời đại (trong thơ có âm hưởng thời đại, dấu ấn một thời kì lịch sử). Vai trò của giọng điệu trong sáng tạo văn chương đã được nhà nghiên cứu

Lê Ngọc Trà cắt nghĩa rõ ràng, thuyết phục: “Giọng vừa liên kết các yếu tố hình thức khác

nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy chất thơ hơn, thậm chí có khi mới mẻ hơn” [64, 152]. Giọng điệu quan tâm đến khía

cạnh tâm lí, tình cảm, thái độ của chủ thể chứ không quá chú ý đến cường độ, trường độ, âm

lượng như giọng. Giọng điệu là âm hưởng toát lên từ toàn bộ tác phẩm, nó là yếu tố được

tạo ra theo chủ ý của chủ thể trữ tình, được biểu hiện cụ thể qua thể thơ, ngôn ngữ, nhịp

điệu, hình ảnh…, có khi giọng điệu là cái mà người đọc cảm nhận được bằng trực giác, tâm

giác chứ không thể chỉ ra một cách chính xác nó được biểu hiện ở yếu tố nào.

Giọng điệu trong thơ cổ và thơ hiện đại không giống nhau. Thơ hiện đại chú trọng cái

tôi, thể thơ tự do và phóng khoáng hơn nên giọng điệu thơ cũng đa dạng hơn, thể hiện được

phong cách của mỗi tác giả. Thơ cổ lại không hoàn toàn giống vậy. Văn chương trung đại

chưa có khái niệm về giọng điệu giống như văn học hiện đại, nhưng sự tồn tại của giọng điệu thì đã có. Các tác giả trung đại chưa có ý thức dùng giọng điệu như một phương tiện để

thể hiện phong cách nghệ thuật. Văn học ngày ấy có chức năng “tải đạo” và “ngôn chí” nên

giọng điệu có thể được hiểu như hơi văn, khí văn. Mà cái hơi và khí ấy lại xuất phát từ cái

“chí” của người sáng tác. Nói như Phùng Khắc Khoan: “Nếu chí mà ở đạo đức thì tất phát

ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp tất nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng núi gò hoang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió trăng mây tuyết thì thích vẻ thơ thanh cao, chí ở niềm thương cảm thì làm ra điệu thơ ai oán”. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan

Huy Chú có viết: “xem thơ có thể thấy tướng mạo, phong thái của người”. Nguyễn Đức Đạt

đã diễn giải một cách cụ thể hơn trong Nam Sơn tùng thoại: “Văn thâm hậu thì con người

của nó trầm mà tinh, Văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa. Văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản. Văn hùng hồn thì con người của nó thuần túy mà đứng đắn”. Người như thế nào thì hơi văn ắt hẳn tỏa ra như thế đấy.

Văn học Cần Vương khu vực nam Trung Bộ thuộc dòng văn học yêu nước, là muôn

dòng huyết lệ sục sôi trên ngòi bút nên giọng điệu thơ tất yếu phải hướng đến những vấn đề

lớn lao như vận mệnh của đất nước và nhân dân. Trong sự đan xen của nhiều giọng điệu, ta

Một phần của tài liệu văn học cần vương khu vực nam trung bộ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)