6. Kết cấu của luận văn
2.5. Hình ảnh người phụ nữ tham gia phong trào
Nhắc đến cụm từ “chí anh hùng” chúng ta nghĩ ngay đến cánh mày râu sức dài vai
rộng. Suốt một thời gian dài, cụm từ này chỉ dùng cho “phái mạnh”, có tráng chí bốn
phương. Còn người phụ nữ được gọi là “phái yếu”. Khi là thiếu nữ thì suốt ngày ở chốn
buồng khuê học thêu thùa, may vá; khi xuất giá rồi thì chuyên tâm nâng khăn sửa túi cho
chồng. Cái “chí” của nữ nhi có chăng cũng chỉ là quẩn quanh trong vòng “công – dung –
ngôn – hạnh” mà thôi. Thế nhưng trước biến cố lớn chưa từng có của lịch sử, trước kẻ thù
xa lạ với sức mạnh khổng lồ thì người phụ nữ không thể chỉ nghĩ đến chuyện chồng con,
không thể ngồi yên mà đợi trong khi chồng, cha, con mình đang xả thân vì nước. Thế là họ
đập tan cái vỏ “nữ nhi thường tình” đã đeo bám người phụ nữ suốt bao nhiêu thế kỉ, chẳng
khác nào cái gông trên cổ. Họ xông ra chiến trường, chiêu dụ anh hùng hào kiệt, huấn luyện
binh sĩ, lập ban hội… chỉ vì một mục đích duy nhất: ứng nghĩa cứu nước. Đó là những con người mang thân phận nữ nhi trong xã hội phong kiến nhưng đã góp sức vào một phong trào được coi là cố gắng cuối cùng của tầng lớp vua quan trước sự xâm lăng của thực dân Pháp –
phong trào Cần Vương. Cái chí khí của những người phụ nữ tham gia phong trào này được
thể hiện rõ nét qua những áng thơ, văn mà họ để lại. Đọc những tác phẩm ấy, ta không khỏi
ngạc nhiên và thán phục trước những con người mang thân “bồ liễu” để trả nợ nước, thù
nhà.
Trong lịch sử Việt Nam, đã có trường hợp giả trai đi học của Nguyễn Thị Duệ - nữ
Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam (sống vào khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, theo
consonkiepbac.org.vn). Đó quả là việc làm táo bạo của nữ nhi phong kiến. Nhưng đến với
cải nam trang, tham gia đánh giặc nơi chiến trường như Trịnh Tuyết Anh và Nguyễn Thị
Hàn Liên. Họ chẳng quản ngại định kiến xã hội, chỉ dốc lòng nghĩ cho Tổ quốc đang lâm
nguy.
Khoác áo nam nhi, vượt sóng trào
(Đẹp má đào – Trịnh Tuyết Anh)
Cái khẩu khí này nào có thua kém Bà Triệu ngày trước: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh,
đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”. Trịnh Tuyết Anh vốn là hôn
thê của Nguyễn Thân – một thành viên của nghĩa hội Bình Tây. Sau khi Nguyễn Thân phản
bội tổ chức, cam tâm là tay sai cho giặc Pháp thì bà đã rời gia đình, cải trang thành nam
giới, đổi tên thành Nguyễn Khánh Lâm, tụ nghĩa, chiến đấu liên tục hơn ba năm trước khi
hy sinh. Trong câu thơ trên, ta thấy bộ dạng nam nhi có thể là giả nhưng chí khí nam nhi là thật.
Giả trai ra trận đã là việc làm khiến ta kinh ngạc, nhưng đáng kinh ngạc hơn là những
người phụ nữ dám đứng lên chống ngoại xâm với thân phận của một người nhi nữ dưới chế độ phong kiến. Với họ, những định kiến từ xưa đối với phận má hồng không thể ngăn bước
chân ra trận:
Nữ nhi khoác áo binh nhung Sánh cùng nam tử vẫy vùng đó đây
Đào thơ sánh với mày râu
Quyết tâm diệt sạch giặc Tây chẳng lùi.
(Nữ nhi khoác áo binh nhung – Võ Vân Bình)
Nữ nhi sánh với râu mày Diệt thù cứu nước chen vai đỡ đần.
(Nữ nhi sánh với anh hùng – Trịnh Tuyết Anh)
Dù là phụ nữ, song họ tự tin có thể cùng sánh vai với nam tử ra trận, dù vóc dáng có bé nhỏ
kém. Có lẽ, nhìn những người phụ nữ “phi thường” này, ta bỗng thấy tiếc thay cho những kẻ sinh ra là đấng nam nhi mà “bán nước cho giặc, no say thân mình” (Nguyễn Thị Khoa).
Là nhi nữ nhưng khí phách anh hùng thì chẳng kém trang nam tử đánh Đông dẹp
Bắc. Cái khí phách ấy không chỉ thể hiện qua hành động mà ở ngay giọng điệu thơ. Trong
bài “Nữ nhi sánh với anh hùng”, Trịnh Tuyết Anh đã bày tỏ quan điểm của một con người
đầy nghĩa khí và trách nhiệm với đất nước:
Ta đâu chịu kiếp tôi đòi Thà bị chết sững đứng trên đầu thù
…
Nữ nhi sánh với râu mày Diệt thù, cứu nước chen vai đỡ đần
Chung tay dẹp cảnh bất bằng
Nước nhà hưng vượng rạng danh anh hùng.
Nỗi đau mất nước hóa thành lòng căm hờn và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm:
Ta đã sinh ra giữa cõi đời Giặc tràn đất nước máu đầu rơi Nước mất nhà tan bầm tím ruột Thù nhà nhục nước hận trào sôi Chàng quyết xả thân vì quốc nạn Thiếp nguyền hóa kiếp lũ giặc trời Trận cuối ra oai lòng mới hả Tuyền đài tái hội dạ tam hồi
Và trăn trở với nỗi niềm báo quốc, đây quả thực là tấc lòng trung nghĩa quý giá mà Nguyễn
Thị Hàn Liên đã gửi gắm trong bài thơ “Nỗi niềm riêng”
Hai vai gánh nặng bước đường xa Vó ngựa dừng chân lúc xế tà Mẹ đã gửi hồn theo vận nước Cha còn lận đận nỗi tan nhà Uất hận chưa nguôi đầu điểm bạc Cơ hàn khôn cản mặt nhăn da Thương cha, nhớ mẹ lòng thêm sắt Cứu nước yên dân chí chẳng tà…
Khẩu khí mạnh mẽ còn được thể hiện ở ước muốn của người phụ nữ trong thời điểm ngàn
cân treo sợi tóc:
- Diệt thù cứu nước, thỏa lòng ta (Nguyễn Thị Hàn Liên) - Tuốt gươm trừ diệt phường gian tặc
Thỏa chí bình sinh đẹp má đào (Trịnh Tuyết Anh) - Quét sạch thù chung thỏa dạ này (Nguyễn Thị Hàn Mai)
Cái “chí bình sinh” của người phụ nữ lại không phải là cảnh gia thất trong ấm ngoài êm mà
là được góp sức mình cho cuộc chiến của dân tộc. Cái “thỏa lòng”, “thỏa chí bình sinh” ấy
phải chăng có phần giống với ý tứ trong câu thơ “Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” của
Nguyễn Công Trứ?
Tuy là phụ nữ nhưng giọng điệu lẫn hình ảnh thơ đều không hề bé nhỏ, tầm thường.
Nếu giọng thơ chẳng khác nào khẩu khí của bậc nam tử hán thì hình ảnh thơ cũng lớn lao
không kém.
- Trời biển bao la rực ánh hồng (Nguyễn Thị Hàn Liên) - Hồn ôm đất nước rực trời sao (Trịnh Tuyết Anh) - Vó ngựa tung trời cất cánh bay (Trịnh Tuyết Anh) - Đầy trời rực lửa căm hờn (Võ Vân Bình)
- Trời nam rạng ánh mây hồng (Võ Vân Bình)
- Núi rừng trùng điệp ta đi diệt thù (Nguyễn Thị Hàn Mai) - Vó câu giẫm nát loài lang sói (Nguyễn Thị Vân Đương)
Đặc biệt hình ảnh của thanh gươm (kiếm) xuất hiện rất nhiều lần, song song với hình ảnh người phụ nữ chứ không phải là kim chỉ với khung thêu:
- Thân gái dặm trường gươm một lưỡi (Trịnh Tuyết Anh) - Thanh gươm yên ngựa vẫy vùng đó đây (Trịnh Tuyết Anh) - Nghe tiếng gươm khua lòng rạo rực (Nguyễn Thị Hàn Mai)
- Thanh gươm yên ngựa tung hoành như xưa (Nguyễn Thị Hàn Mai) - Kiếm cung mau thủ lấy (Huỳnh Thị Loan)
Và tư thế vung gươm mạnh mẽ, quyết đoán, thể hiện sự quyết tâm đánh giặc cao độ cũng thường được nhắc đến:
- Vung gươm quét sạch thù non nước (Nguyễn Thị Hạnh) - Vung gươm chém sạch loài bạch quỷ (Nguyễn Thị Hàn Liên) - Vung gươm rong ruổi khắp miền núi xa (Nguyễn Thị Hàn Mai)
Với khí thế ấy, họ hẹn gặp nhau nơi sa trường: “Chiến trường tái ngộ người tri kỉ” hoặc
“Ước hẹn tương phùng nơi chiến địa” (Nguyễn Thị Hàn Liên). Hai chữ “tri kỉ” ở đây có thể
hiểu như từ “đồng chí”, tính chất tri kỉ không cần thời gian lâu dài mà cần điểm chung về
chí hướng.
Đâu chỉ có khẩu khí của bậc anh hùng, những người phụ nữ này còn thể hiện được sự thông minh, mưu trí tuyệt vời lẫn sự dũng cảm, không ngại hiểm nguy khi đối đầu trực tiếp
với kẻ thù. Trong bài “Quân Tây hồn trở về Tây”, Lê Thị Kim Thanh đã tả lại trận đánh tàu
giặc vô cùng tài tình. Bài thơ thuật lại thời điểm trên đường vượt biển vào Nam, bỗng gặp
phải tuần tiễu của Pháp, các cô gái trẻ bình tĩnh mang vật phẩm lên tàu giặc, bày tiệc chuốc
cho chúng say mèm rồi giết sạch, quăng xác xuống biển, thu toàn bộ khí giới.
Tàu Tây ập tới thình lình Ôi thay! Chúng bắt lũ mình như chơi
Qua đây khai hóa lên nơi thiên đàng May thay gặp gái An Nam Bắt về vây cuộc truy hoan đã đời”
Bày trò ăn nhậu lả lơi
Bỗng đâu nữ tướng tức thời ra oai…
Và tác giả không hề giấu diếm sự tự hào trước thắng lợi của “đội quân tóc dài”:
Phen này đã hẳn thấp cao Chạm nhau mới biết ai nào thua ai
Trời Nam lắm bậc anh tài
Diệt loại bạch quỷ phơi thây chiến trường.
Mấy lời này góp phần khẳng định cho luận điểm mà Nguyễn Trãi đã từng nêu trong “Cáo
bình Ngô”: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có”
Thậm chí, họ còn nhắn nhủ với bọn cướp nước là:
Chớ đem khí giới khoa trương Thiên la địa võng đã giương ra rồi
Ta đã ứng trực nơi nơi Thù chung tóm gọn cho đời tự do.
(Quân Tây hồn trở về Tây, Lê Thị Kim Thanh)
Hành động anh dũng của họ không phải là sự bột phát một sớm một chiều, mà đó là kết quả
của lòng yêu nước được nuôi dưỡng qua bao nhiêu thế hệ. Bản thân những người phụ nữ
này được đào tạo cả văn lẫn võ, sớm tham gia phong trào yêu nước, lại có người thân tham
gia chiến đấu. Vì thế, giống như một điều tất yếu, suy nghĩ và hành động của họ luôn hướng
Dũng cảm là thế, can trường là thế nhưng họ không hề sắt đá, đứng trước tình thân,
và nỗi đau “nước mất, nhà tan, ta lại còn” (Nguyễn Thị Hàn Mai), lòng họ cũng có những
yếu mềm bình thường của một người phụ nữ. Nhưng cái yếu mềm ấy không hề làm thui
chột ý chí đấu tranh, mà ngược lại đó còn là động lực đốt cháy lòng căm thù giặc, thôi thúc
họ lên đường. Trịnh Tuyết Anh trong một đêm tối trời lẻn về thăm cha mẹ đã làm bài thơ
“Tạ từ”. Trong bài thơ, bà bộc bạch nỗi lòng của người con chưa thể đáp đền chữ hiếu cho
song thân, bởi lẽ:
Phần con đã quyết mưu đại nghĩa Cứu nước, an dân chí chẳng tày.
Nên dẫu biết rằng công ơn dưỡng dục của cha mẹ còn cao hơn trời biển nhưng chỉ có thể cúi
đầu tạ từ để lên đường làm đại nghĩa:
Mấy lạy đáp đền ơn cúc dục Song thân sâu nặng nghĩa cao dày Lấy máu kiên trung đền nợ nước Đem hồn trinh nữ gửi cánh mai.
Mẹ của Trịnh Tuyết Anh là Nguyễn Thị Hàn Mai cùng tham gia nghĩa hội Bình Tây với
cha, chồng, các em và con gái. Đứng trước cảnh đất nước bị xâm lăng, bà đã tự nhận thức
được tầm quan trọng của việc cứu quốc hơn là giữ lấy cái chữ “tam tòng”:
Gác chữ tam tòng đi cứu nước Cùng con nguyền vẹn với nước non.
(Gác chữ tam tòng đi cứu nước)
Cái hay ở trong hai câu thơ này nằm ở một chữ “gác”. “Gác” nghĩa là tạm thời để sang một
bên chứ không phải là vứt bỏ hẳn. Như vậy “gác chữ tam tòng” là tạm thời bỏ qua một bên
chuẩn mực của xã hội phong kiến dành cho người phụ nữ để ưu tiên trả món nợ cho đất
nước, khi nào đất nước sạch bóng quân thù thì sẽ trở lại làm một người phụ nữ đúng nghĩa, chuyên tâm chăm sóc chồng con. Người phụ nữ trong cơn bão của thời đại đã biết nhận định
con, mặc dù cũng “sụt sùi mưa gió lệ sầu vương”, nhưng bà đã biến nỗi đau thành sức
mạnh:
Mẹ quyết theo con trừ bạo ngược Thỏa tình mẫu tử với đau thương.
(Viếng mộ con, Nguyễn Thị Hàn Mai)
Và trái tim của người phụ nữ chưa bao giờ thờ ơ với tình yêu. Trái tim ấy một khi
tình yêu gõ cửa cũng thổn thức không yên. Thế nhưng, điều đặc biệt là tình yêu nam nữ
được gắn liền với tình yêu đất nước, bị chi phối bởi tình non nước. Bạch Ngọc Đường khi nghe bài thơ tỏ tình của Nguyễn Bá Sự thì không ngại ngần mà đáp lại rằng:
Hồn thơ hòa với chí hùng Hẹn hò non nước cùng chung diệt thù.
Những lời đối đáp của đôi lứa cảm mến nhau khiến ta liên tưởng đến mối tình Nguyệt và
Lãm trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu. Tình yêu được xây dựng trên
cơ sở của tình yêu nước, hòa lẫn với tình cảm lớn lao nên tình yêu trong cung tên, lửa đạn cũng được nâng lên một tầm cao hơn, chứ không đơn thuần chỉ là tình cảm cá nhân, bé nhỏ.
Có thể thấy rằng, qua những bài thơ còn lưu lại, các tác giả đã thể hiện được hoài
bão, chí khí ra trận đánh giặc. Trước cảnh nước mất nhà tan, họ bộc lộ rõ ràng thái độ căm
giận bọn cướp nước và bán nước; họ nêu cao sĩ khí không phải là của đấng mày râu mà là
của bậc nhi nữ; họ biết ưu tiên nợ nước trước thù nhà; họ sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn
không khác gì đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.
Trước Trịnh Tuyết Anh, Nguyễn Thị Vân Đương, Nguyễn Thị Hàn Mai… đâu phải
không có những nữ anh hùng như thế. Chúng ta quên sao được người khởi xướng cho tinh
thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam – Hai Bà Trưng. Cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng đã để lại một tượng đài bất hủ của người nữ nhi anh hùng trong lịch
sử dân tộc. Tuy chiến thắng ấy không thể đem lại một nền độc lập lâu dài, nhưng nó đã làm
nức lòng những trái tim yêu nước ngày ấy và cả bây giờ. Tiếp bước Hai Bà Trưng là nữ
tướng Triệu Thị Trinh mà chúng ta quen gọi là Bà Triệu. Con người nghĩa khí ngất trời ấy đến lúc chết vẫn hiên ngang trước quân thù khiến cho bao người nể phục. Thế nhưng, sau
khi triều đại phong kiến được thiết lập thì người phụ nữ bị đóng khung trong nhiều luật lệ hà
khắc. Tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ gần như không có vị trí trong
xã hội, họ chỉ lặng lẽ đứng bên cạnh người đàn ông như một cái bóng. Có vài người khẳng
định được tài năng của mình chủ yếu ở lĩnh vực trị quốc như: Thái hậu Dương Vân Nga,
Nguyên phi Ỷ Lan; về lĩnh vực học vấn thì có: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương,
Đoàn Thị Điểm…, chứ có ai nổi tiếng ở nghiệp binh đao. Trong mười thế kỉ phong kiến, đã
bao lần đất nước mắc phải nạn ngoại xâm, rồi nội chiến. Ngay cả trong hoàn cảnh đó, người
phụ nữ cũng chỉ biết ai oán kêu trời, vò võ chờ chồng đi lính trở về. Dẫu muốn góp sức vào
cuộc chiến nhưng nào có dám mà cũng chẳng có ai cho. Sức nặng của bức tường phong kiến
khiến họ chùn tay và trở nên thụ động vô cùng. Họ không hề thờ ơ trước cảnh nguy biến của
non sông nhưng không dám vượt qua rào cản phong kiến. Ngay đến Hồ Xuân Hương cá tính
là thế nhưng cũng chỉ dám: “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống). Trong suốt quãng thời gian đó, ta thấy nữ tướng Bùi Thị Xuân
nổi lên như một hiện tượng của nhà Tây Sơn nhưng vẫn chưa đủ sức để tạo nên một phong
trào. Chỉ đến khi gốc rễ phong kiến lung lay, mục ruỗng, khi nước nhà rơi vào cơn đại nạn,
khi không thể trông chờ vào những kẻ tự xưng là cha mẹ dân được nữa thì người phụ nữ
mới đủ sức đứng lên, gạt sang một bên thân phận nhi nữ, ra tay cứu nước. Những người phụ
nữ tham gia phong trào Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ hầu hết là chiến sĩ, có người
còn là tướng lĩnh (Nguyễn Thị Vân Đương, người đã lập “Tụ hiền trang” để chiêu tập anh
hùng, nữ kiệt trong thiên hạ cùng mưu đại nghĩa). Đa số những nữ anh hùng này đều sinh