Quan niệm về chữ “trung”

Một phần của tài liệu văn học cần vương khu vực nam trung bộ (Trang 54)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Quan niệm về chữ “trung”

Nho giáo có được tầm ảnh hưởng to lớn đối với nước ta có lẽ bắt đầu từ nhà Lê, đặc

biệt là Lê Thánh Tông. Việc chú trọng vào giáo dục đã tạo ra khuôn mẫu cho kẻ sĩ ngày ấy, con đường công danh là mục tiêu tất yếu của tất cả những người đi học và “trung quân” là phẩm chất đầu tiên cần có của người theo nghiệp khoa cử. Điều này kéo dài cho đến khi đất nước rơi vào cảnh các tập đoàn phong kiến xâu xé lẫn nhau, kẻ sĩ cũng dần chia ra làm năm bảy loại. Chưa bao giờ đất nước và lòng người bị chia rẽ, phân tâm như thời ấy. Dân chúng lầm than đói khổ, nông dân khởi nghĩa và giặc giã nổi như rươi, kỷ cương rối loạn, văn hóa suy đồi. Từ Nguyễn Bỉnh Khiêm và sau đó khá lâu là Nguyễn Thiếp, giới sĩ phu đã vấp phải trước mắt mình những ngã ba đường khắc nghiệt của lịch sử. Vốn được nuôi dưỡng bằng bầu sữa Nho giáo hàng trăm năm với tinh thần trung quân miễn bàn, họ bỗng choáng ngợp trước quá nhiều ông vua để thờ, nhiều triều vua để chọn. Kẻ sĩ được đặt trước những nan vấn đụng chạm đến cả đức tin đạo Nho khi cung Vua phủ Chúa tràn ngập rác rưởi, dâm loạn và thối nát. Kẻ sĩ được coi là lương tri của thời đại không thể không tự dằn vặt là mình đang buộc phải “trung” với loại vua nào, chúa nào. Nhưng chữ nghĩa và đạo đức thánh hiền cùng tính cách học trò thừa bạc nhược không cho phép họ hành động, không cho họ làm những gì họ nghĩ, họ muốn làm.

Một số lớn kẻ sĩ bị quan niệm bảo hoàng và cả nợ áo cơm trói buộc, bị giằng xé đau đớn suốt cuộc đời trong nỗi cô đơn. Nguyễn Siêu không đủ gan làm giặc nhưng mang tâm trạng u uất, bất lực, đành để tâm trau giồi văn thơ cứu lấy tinh hoa văn hóa, chỉ còn biết “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) đối thoại với trời xanh những điều không thể viết thành chữ thành lời. Hay Nguyễn Công Trứ, nhà thơ lớn của dân tộc, có cái ngông, cái phản kháng trong bản chất, một nhân cách độc đáo của kẻ sĩ, tuy bảy nổi ba chìm trong hoạn lộ nhưng vẫn không dứt được tấm áo xanh quan văn và cả cân đai quan võ, không thể thoát ra khỏi sức hút của bộ máy quyền lực mà trong thâm tâm ông khinh ghét. Và mãi tới sau này, khi

triều Nguyễn đã ổn định trong cái ô “bảo hộ” của thực dân Pháp, khi nước đã mất không tìm thấy ngày mai, những kẻ sĩ như Nguyễn Khuyến, Tú Xương vẫn có cái tài ấy, cái ngông, cái phản kháng, cái thâm nho ấy, nhưng chỉ còn biết giữ được nhân cách kẻ sĩ bằng cách trút tâm sự vào những vần thơ trào lộng để đời mà thôi.

Từ Nguyễn Hữu Cầu, Cao Bá Quát đến Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ cho tới Nguyễn Khuyến, Tú Xương và sau nữa là Tản Đà, mỗi người một vẻ, kẻ sĩ khác nhau rất nhiều về cách xuất xử, về hành vi cũng như tính cách cá nhân, thậm chí đối lập như nước với lửa. Nhưng dù là thời đại nào, dù chọn vua nào thì tư tưởng trung quân bắt nguồn từ Nho giáo dẫu là thời kì suy thoái vẫn còn ảnh hưởng đến quan niệm và hành động của kẻ sĩ. Cho đến nửa cuối thế kỉ XIX, dường như sự có mặt đồng thời của nhiều yếu tố: triều đình mất quyền uy vào tay thực dân, Hán học đi vào con đường suy vong, giai cấp thống trị phản bội lại nhân dân khiến cho hình ảnh của vua dần mờ nhạt trong tâm trí người dân. Vẫn là “trung quân” nhưng có sự phân biệt rạch ròi giữa minh quân và hôn quân. Thậm chí trong nhiều áng văn thơ, quân không phải là đối tượng cho hành động xả thân vì nghĩa, mà thay vào đó là quốc, là dân. Các nhà nho trong văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ đã thể hiện được sự tiến bộ trong tư tưởng, phù hợp với thời đại.

Trước hết, họ khẳng định lòng trung là yếu tố không thay đổi dù hoàn cảnh lịch sử lúc

bấy giờ hết sức nguy nan. Truyền thống “chết vinh hơn sống nhục” có điều kiện thuận lợi để

phát huy. Trong cơn bĩ cực mới thấy được tấm lòng trung trinh của con người.

Đản cầu hành nghĩa vô quai xứ Ma luyện như hà thính hóa nhi.

(Lâm hình thời tác, Trần Văn Dư)

Dịch thơ: Tấc lòng trung nghĩa không sai vạy

Mài giũa thế nào kệ hóa nhi. Hay:

Ninh vi trung nghĩa quỷ Bất vi tàm phụ nhân.

(Hịch kêu gọi chống Pháp, Nguyễn Duy Cung)

Thà làm ma có hồn trung vía nghĩa

Không làm người đeo mặt ngựa đầu trâu

(Nguyễn Bích Ngô dịch)

Vấn đề “trung quân” luôn là trọng điểm trong tư tưởng của kẻ sĩ. Trong thời buổi loạn ly, kẻ sĩ phân hóa thành nhiều loại; không tính những kẻ tham vinh hoa phú quý mà bán rẻ tổ tiên và những người bất lực quay lưng với thời đại, ẩn dật cho riêng mình, thì những kẻ sĩ có tinh thần chống ngoại xâm không còn quan niệm chữ trung theo kiểu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Họ không còn quá đề cao vua, vì vua đương thời chỉ còn là cái hư danh, cái vỏ rỗng, tiếng là cha mẹ dân lại để con dân lầm than dưới gót giày thực dân mà không chút hổ thẹn.

Quốc dân nhị tự khắc tâm trung Đột tuyết xung sương chí khí hùng.

(Ngôn chí, Nguyễn Duy Cung)

Dịch thơ: Quốc dân hai chữ khắc ghi

Chí cao, khí lực sá gì tuyết sương.

(Đào Văn dịch)

Tác giả sử dụng quốc – dân thành một cặp chứ không phải là quốc – quân. Nếu như trước

kia, nhà nho quan niệm nước là của vua thì nay nước không còn gắn liền với vua nữa. Nước

bây giờ gắn với dân. Quan niệm này rất gần với tư tưởng hiện đại xuất hiện ở thế kỉ XX mà

nhà chí sĩ Phan Bội Châu có lần nhắc đến: “Dân là dân nước, nước là nước dân”.

Ví nhân tối thượng thị quân thân Quân quốc thân gia bất khả phân Quốc phá tắc gia an đắc tại? Cổ kim hiếu tử tác trung thần.

(Ất Dậu thu cứ nghĩa nhân tác thi ký Đào Mộng Mai, Nguyễn Duy Cung)

Dịch thơ: Con người trọng chữ hiếu trung

Thương nhà yêu nước khó lòng chia đôi Nước tan nhà cũng tan thôi

Xưa nay con thảo ấy người tôi ngay.

(Thục Chương dịch)

Không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của giáo lí Khổng – Mạnh về đạo vua – tôi, song

do điều kiện bức bách, họ buộc mình phải lựa chọn. Trước đây “trung quân” đồng nghĩa với

“ái quốc” nhưng đó là thời đại vua sáng tôi hiền. Nay vua quan đã đầu hàng, cắt đất dâng

giặc, thậm chí triều đình còn buộc các sĩ phu chống Pháp phải hạ vũ khí thủ hòa với giặc,

vậy “trung quân” có còn là “ái quốc”? Theo lệnh vua hay nguyện vọng của nhân dân? Và họ

đã nhận thức một cách sâu sắc rằng, đất nước và dân tộc chỉ có một, là vĩnh hằng, là cái cần được bảo vệ chứ không phải là cái ngai vàng của giai cấp thống trị. Họ giương cao lá cờ “trung nghĩa” thay cho “trung quân”, đó là chỗ dựa tinh thần vững chắc để họ chiến đấu và

hy sinh. Với họ, chống xâm lược, cứu nước, cứu dân là vì nghĩa lớn, đúng theo tinh thần

Khổng Tử: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (thấy việc nghĩa không làm thì không phải

người). Trung nghĩa thời bấy giờ chính là khí tiết của một sĩ phu chân chính.

Cổ kim báo quốc tắc vong thân Thượng vị quân vương hạ vị dân Hoàng thượng dĩ can đà ngoại khấu Vị dân ngự địch thị trung thần.

(Khuyến nghĩa binh, Lê Thượng Nghĩa)

Dịch thơ: Xưa nay vì nước quên mình

Nợ vua dân đó đinh ninh dạ này

Vua đà hàng lũ giặc ngoài

(Đào Văn dịch)

Hai chữ “vị dân” trong câu thơ cuối đã khẳng định mục đích, động cơ chiến đấu của người

sĩ phu yêu nước. Quan niệm đất nước của nhân dân đã được ươm mầm trong hoàn cảnh như

thế và sẽ được phát triển, hoàn thiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau

này.

Một phần của tài liệu văn học cần vương khu vực nam trung bộ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)