6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Từ mang tính chất bình dân, thông dụng
Bên cạnh lớp từ mang tính trang trọng, ước lệ thì từ ngữ trong bộ phận văn học này
cũng có những từ mang tính bình dân. Bởi lẽ, bộ phận văn học này phục vụ cho phong trào
nên cần thiết phải chú ý đến đối tượng tiếp nhận. Dù lực lượng lãnh đạo là văn thân, trí
thức, quan lại nhưng lực lượng chiến đấu phần lớn là dân quân địa phương nên không thể
lúc nào cũng dùng từ ngữ có tính chất trang trọng. Ngôn ngữ bình dân đặc biệt xuất hiện
chuốt, có tính nghệ thuật cao mà là những câu thơ có tính chất “khẩu văn”, tự nhiên, sinh động, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người. Với cách dùng từ như vậy chứng tỏ bộ phận văn học này đã bắt đầu chú ý đến độc giả, không phải là loại thơ viết ra chỉ để tỏ lòng, để tự mình thưởng thức như trước kia nữa.
Hỡi Vân Nương nữ kiệt Chị em đã cố kết
Trong hội nữ hiệp Vân Nương Cùng với đội hào anh
Cùng chung xây nghĩa hội Mà lập thành căn cứ Quy tụ cả Thổ Kinh…
(Hè quyết tâm, Nguyễn Thị Loan)
…Đôi câu bá cáo Phải cút cho mau Nếu còn ở lâu Ắt bị diệt sạch…
(Bố cáo cùng giặc Lang Sa, Nguyễn Sum)
Bộ mặt xấu xa đầy bơ sữa
Cung đình thúi hoắc bự phấn son Chỉ thêm lem luốc trời đất Việt Lại càng hổ nhục với lân bang.
(Mong chờ bạn La Thiên, Nguyễn Diên)
Có khi sử dụng lối dẫn vào của ca dao:
Chiều chiều đứng ở Phụng Sơn
Trông xuống Thị Nại, Quy Nhơn chạnh lòng
(Nữ nhi khoác áo binh nhung, Võ Vân Bình)
Hoặc đưa ca dao, thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ:
“Mưa đồng cọ, gió Tu Hoa
Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”…
…Còn đồng bào ta như cò nước mất cha Có nhà mà mất nóc
Có xác mà mất hồn…
(Quyết đánh lấy lại Nam kỳ, Nguyễn Khắc Xương)
“Con sâu làm rầu nồi canh” Thơm tho ngon ngọt mà tanh bọ giòi…
(Khuyến cáo Bùi Giảng, Nguyễn Văn Hải)
Có bài lại là sự trộn lẫn của cả hai tính chất trang trọng lẫn bình dân:
Non nước đang gặp cơn nguy biến Bị man di Pháp tặc xâm lăng Bốn phương khói lửa tưng bừng
Dưới sông cá khóc, trên rừng chim than Cửu trùng xa giá ngộ gian nan
Tứ hải nhân dân trung thủy hỏa.
(Hịch chiêu quân, Lê Thành Phương)
Nhìn chung, ngôn ngữ trong bộ phận văn học này vẫn sử dụng theo lối trang trọng,
ước lệ là chính, nhưng cũng không thể phủ nhận cố gắng của các tác giả khi đưa thơ ca đến
gần với nhân dân hơn qua việc bình dân hóa ngôn ngữ. Tuy vẫn chưa thể đưa ngôn ngữ
thoát khỏi sự cầu kì của văn chương trung đại nhưng đã là đáng quý khi tìm cách tinh giản
ngôn ngữ. Hơn nữa, dù sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ước lệ nhưng lại dùng để thể hiện nội
dung mang tính hiện thực là chính, chứ không phải chú trọng đến đề tài phong, hoa, tuyết,
nguyệt như thơ cổ nên tính ước lệ phần nào được giảm đi. Nhiệm vụ hiện đại hóa tiếng Việt
sẽ được đặt lên vai của các tác giả thế kỉ XX.